Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TƯ LIỆU CƠ BẢN CỘNG HÒA CHI-LÊ


I. KHÁI QUÁT:

- Tên nước: Cộng hoà Chi-lê (República de Chile).

- Thủ đô: Xan-ti-a-gô đê Chi-lê (Santiago de Chile, từ năm 1541).

- Vị trí địa lý: ở Nam Mỹ, bắc giáp Pê-ru, đông giáp Bô-li-vi-a và Ác-hen-ti-na, tây giáp Thái Bình Dương, đông nam giáp Đại Tây Dương.

- Diện tích: 756.096 km2, ngoài ra còn có 1.250.000 km2 ở Nam cực.

- Chiều dài bờ biển: 6.435 km. Chiều dài lãnh thổ 4.200 km2, chiều rộng 177 km.

- Khí hậu: Đa dạng, phụ thuộc vào địa hình.

- Dân số: 18,05 triệu (2017), trong đó hơn 88,9% là người gốc Âu, còn lại là dân bản địa Mapuche.

- GDP/đầu người (tính theo PPP): 15,346 USD/người (2017).

- Tôn giáo: 85% dân số theo Thiên chúa giáo.

- Ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha.

- Tiền tệ: Đồng Pê-xô Chi-lê. Tỷ giá: 639 Pê-xô = 1 USD.

- Quốc khánh: 18/9/1810.

- Tổng thống: Xê-bát-xti-an Pi-nhê-ra (Sebastian Piñera) nhậm chức ngày 11/03/2018, nhiệm kỳ 2018 – 2022.

II. LỊCH SỬ:

- 1535: Tây Ban Nha xâm chiếm và biến Chi-lê thành thuộc địa.

- 1810: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dưới sự lãnh đạo của Bê-na-rơ-đô Ô-hi-ghin (Bernardo O’Higgins).

- 1818: Chiến tranh giành độc lập thắng lợi.

- 1823: Chi-lê xoá bỏ chế độ nô lệ. 

- 1879-1883: Chiến tranh giữa Chi-lê với Bô-li-vi-a và Pê-ru.

- 1920-1930: Quá trình cải cách xã hội.

- 1938-1941: Mặt trận Nhân dân (gồm các Đảng Cộng sản, Xã hội và Cấp tiến) lên cầm quyền ở Chi-lê.

- 1970: Liên minh Đoàn kết Nhân dân thắng cử, Tiến sĩ Xan-va-đo A-giên-đê (Salvador Allende) lên làm Tổng thống.

- 1973: A-gu-xtô Pi-nô-chê (Augusto Pinochet) làm đảo chính quân sự, sát hại Tổng thống A-giên-đê, thiết lập chế độ độc tài quân sự trong 17 năm.

- 1989: Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (trong Liên minh Thống nhất) thắng cử, khôi phục chế độ dân sự, nhậm chức tháng 3/1989.

- 12/1999: Ông Ri-các-đô La-gốt (Ricardo Lagos) thuộc Đảng vì Dân chủ trong Liên minh Thống nhất cầm quyền trúng cử Tổng thống, nhậm chức tháng 3/2000.

- 15/1/2006: Bà Mi-chen Ba-chê-lê (M. Bachelet) ứng cử viên Đảng Xã hội thuộc Liên minh cầm quyền đắc cử Tổng thống Chi-lê, nhậm chức ngày 11/3/2006, trở thành nữ Nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong lịch sử Chi-lê.

- 17/1/2010: Ông Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê (Sebastián Piñera Echenique) ứng cử viên Liên minh vì thay đổi theo khuynh hướng trung hữu đối lập thắng cử, nhậm chức ngày 11/3/2010, nhiệm kỳ 2010-2014.

- Ngày 15/12/2013:  Bà M. Ba-chê-lê (Tổng thống nhiệm kỳ 2006-2010) ứng cử viên của Liên minh cánh tả Đa số mới đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2014-2018 và nhậm chức ngày 11/3/2014.

- Ngày 17/12/2017: Ông Xê-ba-xti-an Pi-nhê-ra Ê-chê-ni-kê (Sebastián Piñera Echenique), ứng cử viên thuộc Liên minh trung hữu Chi-lê Tiến lên, đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ 2018-2022.

III. THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ:

Theo thể chế Cộng hoà; Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm và không được tái cử nhiệm kỳ tiếp theo. Tại các khu vực và địa phương, chính quyền do Thống đốc/Tỉnh trưởng đứng đầu được Tổng thống chỉ định; tại cấp Quận, Quận trưởng do người dân trực tiếp bầu với nhiệm kỳ 4 năm.

Quốc hội lưỡng viện: Thượng viện có 38 Thượng nghị sĩ, nhiệm kỳ 8 năm; Hạ viện có 120 Hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm, bầu trực tiếp.

Các đảng chính trị chính: Liên minh Tân Đại cầm quyền (gồm Đảng Xã hội, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, Đảng vì Dân chủ, Đảng Cấp tiến Xã hội Dân chủ, Đảng Cộng sản và Phong trào Xã hội Mở rộng); Liên minh vì Thay đổi, đối lập (gồm Đảng đổi mới quốc gia, Chi-lê trước hết) và Liên minh Dân chủ độc lập...

IV. KINH TẾ:

Chi-lê giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đồng (đứng đầu thế giới và chiếm 40% trữ lượng, chiếm tới 1/3 sản lượng toàn cầu và khoảng 1/2 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Chi-lê), diêm tiêu, sắt, than, gỗ và tài nguyên biển; đứng đầu thế giới về sản xuất bột cá; có nền kinh tế phát triển và thể chế tài chính mạnh. Xuất khẩu đóng góp gần 1/3 tổng GDP. Chi-lê là thành viên của OECD từ năm 2010 (chính thức năm 2013) và là một đối tác vay vốn thương mại của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, BID. Trong các dự án phát triển đất nước, Chi-lê chủ yếu tận dụng nguồn vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu nợ chủ quyền trong nước và thị trường quốc tế.

Chi-lê chủ trương đẩy mạnh tự do hoá thương mại, trở thành một trong những nước ký FTA nhiều nhất trên thế giới (ký FTA với 23 nước). Chi-lê duy trì đà tăng trưởng khá ổn định, là nước Nam Mỹ đầu tiên gia nhập OECD (5/2009). Chi-lê xuất khẩu các mặt hàng chính là đồng, hóa chất, rượu, hoa quả, thủy sản... chủ yếu sang các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Bra-xin; nhập khẩu các mặt hàng chính như dầu khí, hóa chất, thiết bị điện và viễn thông, máy móc công nghiệp... chủ yếu từ Mỹ, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na và Bra-xin.

V. ĐỐI NGOẠI:

Chi-lê thực thực hiện chính sách đối ngoại mở, cân bằng với các khu vực Châu Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu; thúc đẩy thương mại tự do và hoạt động tích cực trong các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế; là thành viên Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC), Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Liên minh Thái Bình Dương (AP) và là thành viên liên kết Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)

VI. QUAN H VI VIT NAM:

Việt Nam và Chi-lê thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/03/1971 và mở Đại sứ quán tại thủ đô của mỗi nước vào năm 1972, tuy nhiên quan hệ bị gián đoạn sau cuộc đảo chính quân sự do Tướng Pi-nô-chê cầm đầu, lật đổ chế độ Tổng thống hợp hiến Xan-va-đo A-giên-đê (9/1973).

Sau khi nền dân chủ được tái lập (1989), Chính phủ Chi-lê chủ động thúc đẩy khôi phục quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ với ta tháng 9/1990. Ta mở lại Đại sứ quán và cử Đại sứ thường trú tại thủ đô Xan-ti-a-gô đê Chi-lê tháng 10/2003; Chi-lê mở lại Đại sứ quán và cử Đại sứ thường trú tại Hà Nội tháng 11/2004. Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện từ 5/2007.

Trong những năm gần đây, hai bên cũng đã trao đổi nhiều chuyến thăm các cấp:

- Phía Việt Nam có Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2007), các Chủ tịch nước Trần Đức Lương (11/2004) và Nguyễn Minh Triết (9/2009), Thủ tướng Phan Văn Khải (10/2002), Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu (6/2012), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (7/2014), Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (7/2016), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ (7/2018) và nhiều đoàn cấp Bộ, ngành.

Đặc biệt trong chuyến thăm của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa qua, hai bên đã đã tổ chức Phiên họp lần III Hội đồng Thương mại Tự do Việt Nam – Chile và đạt kết quả tốt, cụ thể: (i) trao dự thảo Thỏa thuận hợp tác giữa VCCI và Cơ quan xúc tiến thương mại Chile (ProChile); (ii) về vấn đề thuế, hai bên thống nhất trao đổi bản cập nhật của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chực Hải quan thế giới phiên bản 2017 (HS2017) vào tháng 10/2018; (iii) về vấn đề xuất xứ, hai bên xem xét khả năng triển khai áp dựng chứn nhận xuất xứ điện tử để đơn giản hóa quy trình, thủ tục; (iv) về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác kỹ thuật và phát triển năng lực trong các lĩnh vực liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

- Phía Chi-lê có Tổng thống Ri-các-đô La-gốt (10/2003), Tổng thống Mi-chen Ba-chê-lê (11/2006 và 11/2017), Tổng thống Xe-ba-xti-an Pi-nhê-ra (3/2012), Chủ tịch Thượng viện Ghi-đô Hi-rát-đi La-vin (3/2012), cựu Tổng thống Ê-đu-át-đô Phơ-rây (7/2016), Bộ trưởng Ngoại giao Chile bên lề diễn đàn WEF ASEAN. Lãnh đạo Cấp cao hai nước thường xuyên gặp song phương bên lề các hội nghị quốc tế, đặc biệt tại Liên hợp quốc và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.

Hai bên đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Ha-oai, Mỹ (11/2011); ngày 1/1/2014, FTA Việt Nam - Chi-lê đã chính thức có hiệu lực. Hai bên cũng đã tổ chức các phiên họp lần I và lần II Hội đồng thương mại tự do Việt Nam – Chi-lê. Quan hệ thương mại hai chiều tăng từ 170 triệu USD năm 2005 lên 947 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2018. Các mặt hàng xuất khẩu của ta yếu là hàng công nghiệp nhẹ như giầy dép, sản phẩm dệt may, hàng thủy sản, sản phẩm từ sắt thép, sản phẩm và linh kiện điện tử, xi măng, cà phê, gạo... và nhập từ Chi-lê, chủ yếu là các nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như đồng, gỗ thông, bột giấy, bột cá làm thức ăn gia súc, rượu vang... Một số nhà đầu tư hàng đầu Chi-lê đang thăm dò khả năng đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam và Chi-lê cũng đã ký nhiều văn kiện hợp tác gồm: Hiệp định hợp tác về kinh tế - thương mại, Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác về khoa học - công nghệ, Hiệp định miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

Hai bên duy trì thường xuyên và hiệu quả các cơ chế hợp tác: Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao (gần nhất là phiên V tại Hà Nội, 10/2016) và Hội đồng Thương mại Tự do giữa hai nước (gần nhất là phiên III tại Chi-lê, 7/2018).

Hai bên duy trì phối hợp và hợp tác tốt tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, trong đó có Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Diễn đàn Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)… Chi-lê đã ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009, ứng cử vào Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) (1997-1999 và 2016-2018), hợp tác và hỗ trợ Việt Nam đăng cai tổ chức năm APEC 2006, công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (2007). Ta ủng hộ Chi-lê vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2010. Hai bên đã cam kết đánh đổi phiếu ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2021, Chi-lê nhiệm kỳ 2014-2015)./.

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer