THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ BÔ-LI-VI-A VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT:
- Tên nước: Cộng hoà Bô-li-vi-a (República de Bolivia)
- Thủ đô: La Pát (
- Vị trí địa lý: nằm ở miền Trung Nam Mỹ; Bắc và Đông giáp Bra-xin, Đông Nam giáp Pa-ra-goay, Nam giáp Ac-hen-ti-na, Tây giáp Pê-ru và Tây Nam giáp Chi-lê. Bô-li-vi-a cùng với Pa-ra-goay, là hai quốc gia duy nhất ở Mỹ La tinh không có biên giới biển.
- Diện tích: 1.098.580 km2.
- Khí hậu: thay đổi rõ rệt theo độ cao: từ vùng đất cao nguyên khô lạnh ôn đới tới vùng đất thấp nhiệt đới nóng ẩm.
- Dân số: 9,247 triệu dân (7/2008)
- Tôn giáo: 95% theo Thiên chúa giáo; số còn lại theo Tin lành.
- Ngôn ngữ: tiếng Tây Ban Nha và các thổ ngữ kê-choa, Ai-ma-ra, Goa-ra-ni.
- Tiền tệ: đồng Bô-li-vi-a-nô (7,25 Bô-li-vi-a-nô = 1 USD) (2008)
- Quốc khánh: 6/8 (Ngày Độc lập: 6/8/1825).
- Tổng thống: Ông Ê-vô Mô-ran-lết Ay-ma (Evo Morales Ayma, từ
- Ngoại trưởng: Ông Đa-vít Chô-kê-oan-ca (David Choquehuanca, từ
II. LỊCH SỬ:
Trước khi bị người Tây Ban Nha xâm chiếm, Bô-li-vi-a là một trong những trung tâm văn hoá bản địa.
- Từ năm 1450, là lãnh thổ thuộc đế chế In-ca. Năm 1531, Tây Ban Nha xâm chiếm Bô-li-vi-a và đặt vùng đất này dưới sự cai quản của Phó Vương Pê-ru. Trong quá trình đô hộ của thực dân Tây Ban Nha, ở Bô-li-vi-a đã nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của thổ dân da đỏ.
- Ngày 6/8/1825, Bô-li-vi-a tuyên bố độc lập và đặt tên nước là Cộng hoà Bô-li-vi-a để tưởng nhớ đến Tướng Xi-môn Bô-li-va, lãnh tụ của cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Mỹ Latinh nói chung và của Bô-li-vi-a nói riêng.
- Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, giới quân sự thay nhau cầm quyền ở Bô-li-vi-a thông qua các cuộc đảo chính. Từ đầu những năm 80,cũng như tại nhiều nước Mỹ Latinh khác, chế độ dân chủ nghị trường được phục hồi ở Bô-li-vi-a.
- Tháng 6/2002, ông Gôn-xa-lô Xan-chêt đê Lô-xa-đa, ứng cử viên của đảng Phong trào Cách mạng Dân tộc (MNR) giành thắng lợi và nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ (2002-2007), nhưng đã không thực hiện được cam kết tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm, chống tham nhũng và giải quyết các vấn đề xã hội.
- 18/12/2006, ông Ê-vô Mô-ran-lết, lãnh tụ thổ dân da đỏ và là người đứng đầu Phong trào tiến lên chủ nghĩa xã hội (MAS) theo khuynh hướng dân tộc, thiên tả đã giành thắng lợi tuyển cử, trở thành Tổng thống cánh tả, gốc thổ dân đầu tiên tại Bô-li-vi-a, nhiệm kỳ 2007-2012. Sau khi nhậm chức ngày 22/1/2007, Tổng thống Ê. Mô-ran-lết chủ trương thay đổi Hiến pháp và tiến hành một số cải cách lớn, trong đó có việc quốc hữu hoá tài nguyên thiên nhiên và phân bổ đất đai, và gây ra sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập, nhất là tại 4 bang đang đòi quyền tự trị, gây bất ổn cho an ninh xã hội và tê liệt hoạt động của chính phủ. Ngày
III. CHÍNH TRỊ:
Bô-li-vi-a theo thể chế Cộng hoà; Tổng thống và Phó Tổng thống do bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm; Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia và đứng đầu Chính phủ, chỉ định các thành viên Nội các.
Hệ thống lập pháp: Quốc hội bao gồm 2 viện: Thượng viện có 27 thành viên và Hạ viện có 130 thành viên với nhiệm kỳ 5 năm.
Hệ thống tư pháp: Toà án Tối cao (các Thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 10 năm).
Các đảng phái chủ yếu hiện nay gồm: Phong trào tiến lên Chủ nghĩa xã hội (MAS); Đảng Phong trào Cách mạng Dân tộc (MNR); Đảng Phong trào Cánh tả Cách mạng (MIR); Đảng Lực lượng Dân chủ Mới (NFR).
IV. KINH TẾ:
Bô-li-vi-a giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (dầu khí, kẽm, thiếc, tung-xten, sắt, vàng).
Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, Chính phủ Bô-li-vi-a thực hiện những biện pháp tự do kinh tế mới của IMF, BID nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách cơ cấu theo hướng tư nhân hóa, giảm thiểu tối đa vai trò của nhà nước. Tuy đạt được những kết quả nhất định phát triển kinh tế thị trường nhưng khủng hoảng kinh tế-xã hội tiếp tục diễn ra sâu sắc, tài nguyên thiên nhiên quốc gia và hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất kinh tế then chốt từng bước bị các thế lực kinh tế, tài chính quốc tế thâu tóm. Kể từ khi lên cầm quyền (1/2007), Tổng thống Ê-vô Mô-ran-lết tiến hành quốc hữu hóa một số các công ty dầu -khí nước ngoài, tăng thuế tài nguyên, giá khí đốt xuất khẩu; ký kết hàng loạt các hiệp định liên kết sản xuất, kinh tế, thương mại với Bra-xin, Vê-nê-xu-ê-la, Ac-hen-ti-na ..., triển khai các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn.
Một số số liệu cơ bản năm 2008 (theo CIA Factbook và một số nguồn khác)
- GDP: 18,94 tỷ USD
- Tăng trưởng GDP: 4,8%
- Nợ nước ngoài: 4,6 tỷ USD
- Tỷ lệ lạm phát: 11,5%
- Thất nghiệp: 7,5%
- Xuất khẩu: 6,4 tỷ USD , chủ yếu là khí đốt tự nhiên, thiếc, kẽm, vàng, bạc, cà phê, đậu tương và sản phẩm từ gỗ;
- Nhập khẩu: 4,8 tỷ USD gồm máy móc và phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, nguyên liệu và bán thành phẩm, hoá chất, dầu thô, thực phẩm. Các thị trường chính: Bra-xin, Mỹ, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a, Pê-ru, Trung Quốc...
V. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
Chính quyền Ê-vô Mô-ran-lết chủ trương tăng cường liên kết, đoàn kết Mỹ La tinh, ưu tiên thúc đẩy quan hệ với các nước khu vực, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước Vê-nê-xu-ê-la, Ê-qua-đo, Cu-ba, Ni-ca-ra-goay. Hiện nay, Bô-li-vi-a đã gia nhập Sáng kiến cho toàn châu Mỹ (ALBA) cùng Cu-ba, Vê-nê-xuê-la, Ni-ca-ra-goa là thành viên;đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); duy trì quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng có lợi với Mỹ và các nước phương Tây khác.
Thành viên của Liên hợp quốc (UN), Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Nông Lương (FAO), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IADB), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Cộng đồng An-đết (CA), thành viên liên kết Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), tham gia ký Hiệp định thương mại tự do với Mê-hi-cô.
Bô-li-vi-a hiện đang đấu tranh đòi Chi-lê trao trả lại đường ra biển (hành lang A-ta-ca-ma, phía Bắc Chi-lê, mà Bô-li-vi-a đã phải nhượng cho Chi-lê trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương năm 1884.
VI. QUAN HỆ VỚI VIỆT
Việt
Tháng 11/2009
![]() ![]() ![]() ![]() |
Các tin liên quan: |
|