Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Tọa đàm hợp tác địa phương giữa Việt Nam - Mỹ Latinh

VNA-5/7/2012

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp Bộ trưởng Việt Nam-Mỹ Latinh về thương mại và đầu tư, chiều 5/7, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao có sáng kiến tổ chức Tọa đàm về tiềm năng hợp tác địa phương Việt Nam-Mỹ Latinh nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, trao đổi, tìm hiểu thông tin sâu hơn về khả năng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam với các đối tác Mỹ Latinh.

Tọa đàm với sự tham dự của Đại sứ các nước Mỹ Latinh tại Hà Nội, đại biểu của chính phủ các nước Mỹ Latinh và Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ Latinh cũng như đại diện các Bộ, ngành Việt Nam.

Phát biểu đề dẫn tại tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga khẳng định Bộ Ngoại giao sẽ là cầu nối vững chắc, hỗ trợ các địa phương Việt Nam phát triển quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác Mỹ Latinh; tin tưởng các Cơquan đại diện Việt Nam ở Mỹ Latinh và các Cơ quan đại diện các nước Mỹ Latinh tại Việt Nam là những địa chỉ tin cậy, cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ cần thiết trong quá trình xây dựng và triển khai các thỏa thuận hợp tác giữa các đối tác hai bên.

Trình bày báo cáo tổng hợp về nhu cầu hợp tác của các địa phương Việt Nam, Vụtrưởng, Giám đốc Quỹ Ngoại giao kinh tế, Bộ Ngoại giao Trần Ngọc An nhấn mạnh Việt Nam-Mỹ Latinh có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường và phát triển hợp tác trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là thương mại và đầu tư.

Với các thế mạnh và tiềm năng của mình, các tỉnh và thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bình Dương, Hưng Yên, Ninh Thuận, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Hải Dương và Thanh Hóa ), mong muốn tăng cường hơn nữa cơ hội hợp tác kinh tế giữa địa phương với thị trường Mỹ Latinh rộng lớn.

Vụ trưởng Trần Ngọc An cho biết một số địa phương có nhu cầu hợp tác với các nước Mỹ Latinh trong nhiều lĩnh vực như thành phố Đà Nẵng khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ Latinh đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao cụ thể là công nghệ sinh học, năng lượng sinh học.

Thành phố Cần Thơ chú trọng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, công nghệ chế biến xuất khẩu, thực phẩm chếbiến, hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo.

Tỉnh Hải Dương hoan nghênh các nhà đầu tưvào các ngành và lĩnh vực; xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên thu hútđầu tư vào các khu cụm công nghiệp, các khu đô thị dịch vụ và văn hóa đã được quy hoạch.

Tỉnh Quảng Nam có như cầu tìm kiếm thị trường các nước Mỹ Latinh đểxuất khẩu các hàng hóa như áo quần may sẵn, giày da, đồ gỗ, linh kiện điện tử,hàng thủ công mỹ nghệ.

Đặc biệt tỉnh Quang Nam có nhu cầu hợp tác với Cuba vềlĩnh vực y tế và có nhu cầu thu hút đầu tư từ các nước Mỹ Latinh vào lĩnh vực du lịch, năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

Nhằm kết nối giữa các địa phương Việt Nam với các nước châu Mỹ Latinh về hợp tác kinh tế, thương mại, các đại biểu tham dự tọa đàm ở các địa phương đã đề xuất một số những giải pháp như tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá hai chiều về Việt Nam và các nước Mỹ Latinh.

Hai bên cần xây dựng trang thông tin điện tử,giới thiệu thông tin cập nhật về thị trường, đầu tư, cơ chế chính sách, tập quán kinh doanh, thị hiếu người tiêu dùng của các đối tác tiềm năng Việt Nam - MỹLatinh.

Bên cạnh đó, hai bên cần tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch, giao lưu nhân dân, quan hệ hữu nghị nhằm hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động thương mại vàđầu tư.

Cũng trong buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi tìm ra các cơ hội hợp tác trên cơ sở thế mạnh, lợi thế so sánh, nguồn lực cũng như khả năng của các vùng, miền, địa phương của cả hai bên; hình thành những ý tưởng và biện pháp tăng cường tiếp xúc, trao đổi đoàn, thiết lập quan hệ và xây dựng kế hoạch hợp tác cụ thể./.

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer