Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ hai, ngày 23 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Thông tin về thị trường Chi Lê


1. Thông tin khái quát về Chile

Tên nước: Nước Cộng hòa Chile. Ngày Quốc khánh: 16 tháng 9; Diện tích: 756,950 km2 (lục địa), lớn thứ 38 trong các nước trên thế giới; Thủ đô: Santiago de Chile;

Dân số: 17,6 triệu (2010); Tỷ lệ tăng dân số trung bình 1% (2010); Mật độ dân cư trung bình: 8,7 người/km2; Tuổi thọ trung bình: 77,53 (2010); Tôn giáo: Catolic 90 % ; Protestant: 10%

Chile là một nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về trữ lượng khai thác và chế biến đồng, litio và xếp thứ II thế giới về sản xuất i-ốt và molipden. Ngoài ra, Chile còn có các khoáng sản quý hiếm khác như vàng, bạc và nhiều loại đá quý. Ngành công nghiệp khai khoáng rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Chile.

Kinh tế Chile đã đạt mức tăng trưởng cao, ổn định và liên tục trong nhiều năm qua và được đánh giá là nước có nền kinh tế phát triển ổn định nhất trong số các nước Mỹ Latinh.

GDP năm 2010 đạt 250 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2009 và năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng là 6%. 2 tháng đầu năm 2012 Chile vẫn tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng ở mức 5,5%. Chile là nước có nền kinh tế xếp thứ 6 trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe sau Braxin, Mexico, Argentina, Colombia và Venezuela, nhưng thu nhập bình quân đầu người xếp thứ 2 chỉ sau Argentina (14.200 USD).

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Chính phủ Chile đã xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, góp phần ổn định xã hội. Từ đó tới nay, các Chính phủ kế tiếp vẫn duy trì và phát triển chiến lược này. Hiện nay, Chile là nước có nền kinh tế rất mở, thuế nhập khẩu thấp, chỉ 6% cho tất cả các mặt hàng. Chính phủ Chile đang có kế hoạch hạ mức thuế này xuống 4% trong các năm tới. Mức thuế nhập khẩu thực tế hiện nay của Chile thấp hơn nhiều vì khoảng 93% xuất nhập khẩu của Chile là với các nước đã ký FTA, theo đó, thuế nhập khẩu trung bình chỉ khoảng từ 1-2% và có nhiều sản phẩm được hưởng thuế suất 0 %. Mặt khác, mức độ tự do hóa thương mại của Chile rất cao, họ thiên về chính sách bảo hộ người tiêu dùng hơn là bảo hộ các ngành sản xuất công nghiệp trong nước nếu như các ngành sản xuất đó cạnh tranh kém, giá thành sản xuất cao và tiêu tốn năng lượng.

Các Hiệp định Thương mại tự do Chile đã ký với các nước: cho tới thời điểm này, Chile đã ký Hiệp định Thương mại tự do với:
   - Hoa Kỳ, Mehico, Canada, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước thuộc khối EFTA, Việt Nam, Malaixia, các nước Trung Mỹ (Panama, Costa Rica, El Salvador), Australia
Hiệp định liên kết kinh tế, thương mại:
- Liên minh châu Âu
- Các nước P4 (New Zealand, Singapor, Brunei)
Các Hiệp định Thương mại tự do đang đàm phán:
- Thái Lan
- TPP

2. Tình hình xuất nhập khẩu của Chile những năm gần đây:

Xuất khẩu năm 2010 của Chile đạt 71,03 tỷ USD; năm 2011 đạt 80,6 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2010.

Các nhóm hàng xuất khẩu chính năm 2010, 2011

 

2010

(tỷ USD)

2011

(tỷ USD)

Tăng trưởng

(%)

Xuất khẩu khoáng sản, trong đó:

- Xuất khẩu đồng

- Xuất khẩu các khoáng sản khác

44,27

40,26

4,01

48,15

42,63

5,52

8,7%

5,9%

37,3%

Bột giấy

2,42

2,90

19,5%

Xuất khẩu các sản phẩm khác ngoài khoáng sản và bột giấy, trong đó:

- Hoa quả tươi

- Lương thực, thực phẩm chế biến không kể cá hồi và cá truchas

- Cá hồi và cá truchas

- Rượu vang

- Các sản phẩm lâm sản và đồ gỗ nội thất

24,37

 

 

3,71

4,16

 

2,01

1,55

1,86

29,54

 

 

4,14

5,05

 

2,86

1,70

2,20

21,4%

 

 

11,7%

21,4%

 

42,2%

9,6%

18,2%

Các nhóm hàng nhập khẩu chính

Nước

2010

2011

Kim ngạch NK (tỷ USD)

Thị phần (%)

Vị trí

Kim ngạch XK (tỷ USD)

Thị phần (%)

Vị trí

Hoa Kỳ

9,85

16,7

3

14,80

19,9

1

Trung Quốc

9,89

16,8

2

12,63

17

2

Mercosur

10,13

17,2

1

11,78

15,9

3

EU

7,70

13

4

9,80

13,2

4

CAN (cộng đồng các nước Andes)

3,82

6,5

5

5,73

7,7

5

Nhật Bản

3,38

5,7

7

2,90

3,9

6

Hàn Quốc

3,48

5,9

6

2,72

3,7

7

Mexico

2,12

3,6

8

2,53

3,4

8

Canada

0,73

1,2

9

0,93

1,2

9

Úc

0,33

0,6

11

0,52

0,7

10

Ấn Độ

0,42

0,7

10

0,51

0,7

11

EFTA

0,31

0,5

12

0,41

0,5

12

Các nước Trung Mỹ

0,15

0,2

14

0,27

0,4

13

Venezuela

0,16

0,3

13

0,19

0,3

14

Thổ Nhĩ Kì

0,1

0,2

16

0,16

0,2

15

Việt Nam

0,09

0,2

17

0,15

0,2

16

P4

0,11

0,2

15

0,13

0,2

17

3. Tình hình về đầu tư :

Theo thông báo của Ủy ban Đầu tư nước ngoài Chile (CIE) thì đầu tư nước ngoài vào Chile năm 2011 đã đạt con số lịch sử, tức là đạt 17,536 tỷ đôla Mỹ, tăng thêm 16,1% so với năm 2010 và tăng 39,2% so với bình quân của 5 năm gần đây. Lần đầu tiên, hai nước Châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc nằm trong số 5 nền kinh tế chủ chốt có số vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất vào Chile. Ủy ban Đầu tư quốc tế thuộc Liên Hợp quốc, lần đầu tiên xếp Chile nằm trong số 20 nền kinh tế thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tăng 7 bậc so với năm trước. Các nhà đầu tư nước ngoài ca ngợi Chile có những điều kiện tốt cho việc thương lượng, là đất nước có sự tin cậy cao, luật lệ rõ ràng và những điều kiện tuyệt vời để nhận được sự đầu tư từ bên ngoài và những điều kiện đó đạt đến đẳng cấp quốc tế.

Trong năm 2011, CIE đã nhận được 88 dự án đề nghị đầu tư, trong số đó có 42 dự án mới (tương đương với 64,2 % tổng số dự án đầu tư đã được cho phép) và 46 dự án có vốn đầu tư tăng lên. Những  nước nhận được giấy phép đầu tư lớn của năm 2011 bao gồm Canada (với 20 dự án, đạt 178 triệu USD), Nhật Bản (6 dự án, đạt 1,599 tỷ USD), Tây Ban Nha (10 dự án, đạt 986 triệu USD) và Hoa Kỳ (22 dự án, đạt 766 triệu USD).

Lợi nhuận thu được từ các dự án với Châu Á cũng tăng lên. Năm 2011, lần đầu tiên có 3 nước Châu Á nằm trong số 10 nước chính có tỷ lệ đầu tư cao vào Chile, đó là Nhật Bản (11,6%), Hàn Quốc (1,6%) và Trung Quốc (1,5%). Đây quả là con số có ý nghĩa lịch sử vì trước đây tổng đầu tư của Châu Á vào Chile chỉ đạt con số là 4,1% tổng số đầu tư nước ngoài vào Chile.

Những lĩnh vực và khu vực là mục tiêu đầu tư:

Phần lớn dự án được phê duyệt năm 2011 thuộc lĩnh vực Mỏ (29 dự án, đạt 9,668 tỷ USD), Dịch vụ (27 dự án, đạt 2,299 tỷ USD), Điện, Gas và Nước (5 dự án, đạt 810 triệu USD) và Giao thông và Thông tin (5 dự án, đạt 457 triệu USD). Tất nhiên Chile là đất nước có nhiều mỏ nên lĩnh vực đầu tư truyền thống là mỏ. Song cũng phải ghi nhận sự tăng đáng kể của lĩnh vực Dịch vụ và Công nghiệp do có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài (Dịch vụ có 27 dự án và Công nghiệp có 14 dự án). Những khu vực đầu tư: 56,4% dành cho Vùng Atacama với 13 dự án, 17,5% dự án đa vùng (26 dự án), 12,3%  dành cho Vùng Antofagasta (8 dự án) và 8,5% dành cho Vùng Metropolitana (22 dự án).

Những dự án đã được duyệt:

Trong những dự án chính đã được duyệt trong lĩnh vực Mỏ phải kể đến đó là dự án của Công ty Canada về khai khoáng mỏ Casale y Barrick, Công ty Châu Á Sumitomo (Nhật) với dự án ở Sierra Gorda, Công ty Hebei Wenfeng Industrial Group (Trung Quốc) với dự án mỏ ở San Fierro, Công ty LG International (Hàn Quốc) với dự án ở Geopark; Công ty Korea Resources Corporation (Hàn Quốc); Công ty Samsung C&T Corporation (Hàn Quốc) và Công ty Sino Union Mining Investment Holding (Trung Quốc). Trong lĩnh vực Dịch vụ phải kể đến Công ty Tây Ban Nha Abertis Logística y Fundación BBVA, Công ty Canada Dorel Chilean Enterprises Công ty Peerru Graña y Montero. Trong lĩnh vực Điện, Ga và Nước là các dự án của các Công ty của Úc Pacific Hydro y Origin Energy, Công ty Canada Ontario Teachers’ Pension Plan y Quadra FNX Water Holdings và Công ty của Hoa Kỳ GGE. Trong lĩnh vực Công nghiệp là các dự án của Công ty Thụy Điển Electrolux, của Pháp Danone, của Achentina Quilmes và Hoa Kỳ Advanced Recyclin Technology, ESCO Corporation y Mosaic Fertilizantes. Trong lĩnh vực Thông tin là các dự án của Công ty Hoa Kỳ Nextel y VTR.; lĩnh vực giao thông là các dự án của Công ty Canada Brookfield Americas Infrastructure y Nova Gas Sur.

4. Tình hình du lịch: Mùa hè năm nay, khách du lịch đến Chile tăng 18% so với cùng thời kỳ năm ngoái, đạt 888.692 khách. Phần lớn khách du lịch đến từ Argentina (441.219), Châu Âu (111.301) và Brasil (66.654). Khách tăng đột biến của năm nay đến từ Brasil (tăng 36,3%), tiếp theo là  Argentina (tăng 34,7%). Mặc dù bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn định kinh tế ở Châu Âu, con số khách đến từ lục địa cũ vẫn là con số tích cực, tăng 2,1%, trong khi khách đến từ Bắc Mỹ lại giảm đi 6%”. Chile có sự tăng trưởng mạnh mẽ về du lịch. Nếu so với năm 2008, khách du lịch đến Chile tăng 27%, năm 2009 16% và năm 2010 là 17%.

5. Quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Chi-lê:

Trao đổi thương mại Việt Nam – Chile trong các năm gần đây đã có bước tăng trưởng khá, năm 2010 đạt 385,2 triệu USD, năm 2011 tăng lên 500 triệu USD, trong đó xuất khẩu của ta sang Chile năm 2010 đạt gần 94 triệu và năm 2011 là 140,2 triệu USD. Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam – Chile đã tăng trung bình trên 30%/năm trong ba năm qua.

Ta vẫn tiếp tục nhập siêu từ Chile. Các sản phẩm xuất khẩu hiện nay của ta sang Chile chủ yếu vẫn là hàng tiêu dùng như: hàng dệt may, giày dép, linh kiện máy tính, máy in, hàng thủy hải sản chế biến, các sản phẩm cao su, nhựa, vali, túi du lịch, đồ gỗ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ. Riêng nhóm hàng dệt may, giày dép đã chiếm hơn 63% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta trong năm 2011.

Ta nhập khẩu từ Chile chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như đồng để làm dây và cáp điện, gỗ rừng trồng để sản xuất đồ gỗ, bột cá để chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và nuôi tôm cá, bột giấy. Nhập khẩu các loại nguyên liệu này năm 2011 chiếm 82% tổng nhập khẩu của ta từ Chile. Ngoài ra, ta cũng nhập khẩu một số sản phẩm khác như rượu vang, hoa quả tươi, thịt gia cầm.

Bảng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Chile
(Đơn vị: triệu USD)

Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Xuất khẩu

10,6

30,8

46,0

46,7

68,8

118,1

94,0

140,2

Nhập khẩu

3,6

77,5

104,7

110,0

104,3

146,0

291,2

358,8

Tổng KN

14,2

108,3

150,7

156,7

173,1

264,1

385,2

499,0

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

6. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu vào Chile:

* Thuận lợi:

- Ta và Chile đã ký Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 11 tháng 11 năm 2011. Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên ta ký với một nước ở khu vực châu Mỹ. Đến nay, Quốc hội Chile và Chính phủ Việt Nam đang tiến hành các thủ tục để phê chuẩn Hiệp định. Dự kiến Hiệp định sẽ có hiệu lực trong quý IV này. Khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có khoảng 82% kim ngạch xuất khẩu của ta sang Chile sẽ được hưởng thuế nhập khẩu là 0%.

- Chile là một thị trường mở, họ thiên về xu hướng bảo hộ người tiêu dùng hơn là bảo hộ các ngành sản xuất công nghiệp trong nước nếu như các ngành sản xuất đó cạnh tranh kém, giá thành sản xuất cao và tiêu tốn năng lượng.

- Các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng của Chile kém phát triển và không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Hàng năm, Chile phải nhập khẩu trên 16 tỷ USD hàng tiêu dùng. Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước chủ yếu mang tính bổ sung, không cạnh tranh lẫn nhau.

- Chile ít áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, nhất là đối với các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.

- Cho đến thời điểm này, Chile chưa áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu và điều tra chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Về thanh toán, cho đến nay chưa thấy có các vướng mắc phát sinh trong khâu này giữa các doanh nghiệp hai nước.

- Chile chưa đòi hỏi cao về chất lượng hàng hóa như các nước EU, Mỹ, Nhật Bản. Họ là nước có mức bảo hộ thương mại thấp nhất trong các nước Nam Mỹ. Chile có các tập đoàn kinh doanh siêu thị ở hầu hết các nước Nam Mỹ nên sẽ có nhiều cơ hội để làm cầu nối cho xuất khẩu của ta vào các nước này.

* Khó khăn:

- Chile là thị trường mở nên hàng hóa phân phối trên thị trường của họ rất cạnh tranh; đối với hàng giá rẻ, chất lượng trung bình trở xuống thì hàng hóa của ta không thể cạnh tranh được.

- Do vị trí địa lý xa xôi, hàng xuất khẩu của ta sang Chile chưa nhiều nên cước phí vận tải từ các cảng của ta sang Chile hiện cao hơn các nước trong khu vực.

- Cũng như các nước Mỹ Latinh khác, Chile là một thị trường khá mới đối với các doanh nghiệp ta, sự khác biệt về ngôn ngữ, múi giờ, cũng như sự quan tâm hiểu biết của các bộ các ngành và cộng đồng doanh nghiệp hai bên về tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh doanh, khả năng kết nối và xác định các đối tác giao dịch trực tiếp còn hạn chế.

 Kinh tế Chile trong năm nay và các năm tới sẽ vẫn tiếp tục phát triển ổn định. Các doanh nghiệp ta nên tận dụng các cơ hội to lớn mà Hiệp định Thương mại tự do vừa ký kết giữa hai nước và sắp có hiệu lực mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer