Phát biểu của Đại sứ Venezuela tại hội thảo FEALAC

Phát biểu của Đại sứ nước Cộng hòa Bolivariana Vê-nê-du-ê-la tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ngài Jorge Rondon Uzcátegui tại hội thảo "Kinh nghiệm các nước FOCALAE trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững" Hà Nội, 06-08 tháng 6 năm 2013

Xin gửi tới các bạn những lời thăm hỏi sức khỏe từ Tổng thống Hiến pháp nước Cộng hòa Bolivariana Vê-nê-du-ê-la, Ngài Ni-cô-lát Ma-đu-rô, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính quyền Nhân dân, Ngài Ê-li-át Hau-la, và nhân dân Vê-nê-du-ê-la. Vượt qua khoảng cách về địa lý và văn hóa, dân tộc Vê-nê-du-ê-la sát cánh với dân tộc Việt Nam dũng cảm trong nhiệm vụ xây dựng đất nước tự và góp phần vào việc bảo tồn hành tinh này là một không gian hòa bình và là mô hình phát triển hài hòa.

Những ngôn từ này chứa đựng lòng biết ơn đối với những người con của Chủ tịch Hồ Chí Minh, và với sự tiếp đón thân thiện của các bạn chúng tôi có cảm giá như đang ở quê hương mình.Chính phủ đương thời Vê-nê-du-ê-la ngày càng quan tâm hơn trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với Chính phủ Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ Vê-nê-du-ê-la, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các vị đại diện của Ban thư ký Diễn đàn về châu Mỹ La tinh- Đông Nam Á và đặc biệt, ban tổ chức của hội thảo này,ra đời với mục tiêu nỗ lực thúc đẩy trong cả hai khu vực vì lợi ích của hành tinh chúng ta và bảo vệ lợi ích của các thế hệ tương lai.

14 năm trước đây, nhân dân Vê-nê-du-ê-la đã quyết định chuyển hướng về kinh tế, chính trị, xã hội và chuyển đổi mô hình xã hội áp đặt có từ thời thuộc địa sang một mô hình giải phóng hơn. Vê-nê-du-ê-la đang thay đổi hệ thống kinh tế, vượt qua sự kế thừa mô hình tư bản dầu khí để hướng tới mô hình sản xuất xã hội chủ nghĩa, mở đường cho một xã hội bình đẳng và công bằng hơn, chủ nghĩa xã hội được hỗ trợ bởi vai trò của nhà nước và xã hội dân chủ, của pháp luật và công lý, với đích đến là đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản cho cuộc sống người dân: thực phẩm, nước, điện, nhà ở và môi trường sống, giao thông công cộng, y tế, giáo dục, an toàn công cộng, tiếp cận với văn hóa, giao tiếp cởi mở, khoa học và công nghệ, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh và việc làm bền vững, tự do và giải phóng.

Với Chính phủ Cộng hòa Boliviariana Vê-nê-du-ê-la, phát triển bền vững được hình thành với mục đích bảo vệ môi trường cũng như tôn trọng với nhân loài và sự đa dạng văn hóa, được thể hiện rõ qua sự bảo vệ không gian sống của người thiểu số, cũng như quyền lợi của họ và thiết lập các kênh trao đổi giữa họ và người thiểu số khác trên thế giới.

Không phải ngẫu nhiên, việc bảo vệhành tinh và cứu rỗi nhân loạiđược coi là mục tiêu lịch sử của Kế hoạch xã hội lầnthứ hai 2013 - 2019, được giới thiệu bởi vị chỉ huy tối caoHu-gô Cha-vết Phờ-ri-át, và được thảo luận rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của nhân dânVenezuela.

Trong đó, di sản lý thuyết cuối cùng của ông, nhà lãnh đạo Bolivia đã chỉ ra- một trong những yếu tố khác-, sự cần thiết nhân rộng định hướng phát triển theo một nền đạo đức mới về sản xuất xã hội được "đảm bảo sử dụng hợp lý, tối ưu và bền vững tài nguyên thiên nhiên (...) , tiếp tục đẩy mạnh việc nhận thức về nguồn nước dụng nước như một quyền con người trong tất cả các diễn đàn và các khu vực (...), và để chống lại lợi ích nhómtrong các vấn đề môi trường toàn cầu, với mục đích các vấn đề này được giải quyết với sự tham gia của tất cả các nước và không chịu áp đặt bá quyền nước ngoài ".

Về vấn đề này, chính phủ Bolivarianađã tích cực làm việc trong việc phát triển nông nghiệp quốc gia, để đảm bảo quyền lương thực của nhân dân, thông qua thành lập các chính sách khác nhau, từ việc sử dụng các công nghệ đầu vào thấp, giảm khí thải độc hại vào môi trường, kiểm kê đất đai nông nghiệp, tăng diện tích canh tác, đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa quyền truy cập vào tài nguyên (đất, nước, hạt giống, vốn), quản lý của các doanh nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ sản xuất, tổ chức các khu vực nông thôn, sự tham gia của quần chúng nông dân trong kế hoạch đến việc củng cố hệ thống sản xuất nông nghiệp xã hội chủ nghĩa.

Về quan hệ tài nguyên thiên nhiên-phúc lợi xã hội và phát triển bền vững, Vê-nê-du-ê-la sử dụng nguồn thu từ dầu để đầu tư trực tiếp. Thông qua hàng loạt các chương trình phúc lợi xã hội, đã tăng cường hệ thống giáo dục mở rộng tuyển sinh cho toàn dân (Chương trình giáo dụcRobinson, Rivas, Sucre), củng cố hệ thống y tế công cộng quốc gia trên cơ sở của hệ thống "Barrio Adentro- Trong từng khu phố ", nhằm mục đích phủ rộng 100% bảo hiểm chăm sóc y tế toàn diện, xây dựng nhà ở tươm tất cho người thu nhập thấp, thông qua Cơ quan nhà ở Venezuela, phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt trong nước, phân phối thực phẩm giá cả hợp lý (Mission Mercal), bao gồmcả việcbảo vệ dân tộc thiểu số bản địa của đất nước (Mission Guaicaipuro)

Chính phủ Vê-nê-du-ê-la cho rằng cần thiết để đánh giá đặc điểm riêng của từng tiểu bang: chính sách quốc gia và cấp độ khác nhau về tiếp cận công nghệ trong việc phát triển mô hình sản xuất đồng thuận liên chính phủ,phù hợp với phúc lợi chung. Do đó, Vê-nê-du-ê-la đã chọn nền kinh tế sinh thái thay vì nền kinh tế xanh bởi những bất cập trong quá trình sản xuất, sự bất bình đẳng công nghệ cũng như việc bỏ qua những quy trình truyền thống. Ngược lại, kinh tế sinh thái lại tận dụng những kinh nghiệm của người xưa có lợi cho môi trường.

Liên quan đến việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã thỏa thuận trong khuôn khổ của Liên Hợp Quốc, Venezuela, thông qua Bộ Môi trường của Chính quyền nhân dân, làm việc về quy hoạch phù hợp nhất của các hoạt động và các khu định cư của con người .Chính vì vậy, Chính phủ đã xây dựng một kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học, một chính sách lâm nghiệp quốc gia và kế hoạch hành động nhằm vào các ngành công nghiệp khác nhau, qua đó đảm bảo quản lý chất thải và tìm cách duy trì sự cân bằng môi trường.

Để bảo tồn sự đa dạng sinh học biển trong phạm vi biên giới biển của Vê-nê-du-ê-la, chính phủ Bolivariana đã thúc đẩy việc đánh bắt thủ công thay vì đánh bắt công nghiệp. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và đất, chỉ trong năm 2012sản lượng đã tăng 4%, từ 141 536 tấnlên đến 158.000.tấn hàng năm.

Liên quan đến hợp tác nhằm đảm bảo phát triển bền vững, chính phủ Vê-nê-du-ê-laưu tiên các dự án chung với các nước trong khu vực châu Á, có tác động tích cực về chất lượng cuộc sống với nhân dân và các điều kiện môi trường và đó là những khởi đầu hữu hiện. Những điều này đã được tiến hànhthông qua chuyển giao công nghệ và bổ sunghỗ trợ cho nhau.

Do giới hạn thời gian, tôi không liệt kê chi tiết từ về đóng góp chung có được trong hợp tác giữa Vê-nê-du-ê-la và các nước Đông Nam Á, trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Thưa quý vị đại biểu,cho phép tôi , tôn vinh Chính phủ nước chủ nhà như một minh chứng trong việc hợp tác về lĩnh vực này, qua thực tiễn hợp tác giữa Venezuela - Việt Nam:

- Với mục đích chung của hai chính phủ về giảm thiểu tối đa năng lượng tiêu thụ gây ô nhiễm, giai đoạn đầu tiên của dự án lớn được gọi là Kế hoạch chiếu sáng công cộng, dự án này đã thu được thành công thông qua việc lắp đặt 18.904 bóng đèn điện quang tiết kiệm tối đa trên các đường phố của Caracas. Dự kiến giai đoạn thứ hai sẽ được thực hiện ở 21 khu dân cư lân cận xung quanh thành phố thủ đô.

- Một dự án khác về tiết kiệm năng lượng cũng đang được triển khai là công ty liên doanh sản xuất bóng đèn tích kiệm, dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu về 74 triệu bóng đèn compact tại Venezuela, và tăng lên đến 148 triệu bóng để đáp ứng nhu cầu ước tính của khối “Liên minh Bolivar cho các dân tộc Châu Mỹ” (ALBA). Trong giai đoạn đầu tiên, chúng tôi đã bắt đầu sản xuất 50.000 bóng đèn mỗi ngày.

Trong kỳ họp Ủy ban liên chính phủ Venezuela - Việt Nam lần thứ hai, được tổ chức tại Caracas vào tháng tư năm 2012, hai bên đã ký Thư cam kết để hoàn thành dự án sẽ cho phép sản xuất máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời.

Những khó khăn kinh tế và tài chính hiện nay mà các nước công nghiệp đang đối mặt, đặt ra yêu cầu để các nền kinh tế mới nổi, như các nước thành viên của FOCALAE, tạo ra liên kết bền vững để phát triển hợp tác nhiều mặt, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài chính và công nghệ phục vụ cho việc phát triển toàn diện của các dân tộc. Trong bối cảnh này, các tổ chức hội nhập khu vực, được kêu gọi đóng một vai trò ngày càng tích cực hơn như việc hợp tác kinh doanh, trong đó yêu cầu thiết lập các cơ chế thích hợp nhất.

Sự hợp tác giữa hai khu vực cần tập trung vào các lĩnh vực sau: đầu tư, thương mại và công nghệ. Khái quát lại, chúng tôi đề xuất việc thực hiện các cuộc họp thường xuyên về các lĩnh vực của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp, để xác định hình thức thực tế cho các lĩnh vực hợp tác khả thi nhất, tiến hành hội chợ và triển lãm, trao đổi của các nhà khoa học và kỹ thuật để đảm bảo việc chuyển giao công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động, thành lập các cơ chế tài chính giữa các ngân hàng trong khu vực, để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, thiết lậphiao thông hàng hải thường xuyên để đảm bảo giao thông trực tiếp và hiệu quả và thành lập một ủy ban mậu dịch khu vực về năng lượng, khai thác các nguồn tài nguyên hợp lý, kinh nghiệm và khả năng.

Đối với Chính phủ Venezuela, vượt qua những thách thức,hướng tới một mô hình phát triển phù hợp, đáp ứng lợi ích của cả nước và từng khu vực, và thúc đẩy nền kinh tế nội địa mà không làm ảnh hưởng tới môi trường và tính toàn vẹn của nhân loại, tỷ lệ thuận với sự sẵn sàng của Chính phủ trong tăng cường nỗ lực và hợp tác với các nước Mỹ La-tinh và Đông Nam Á, thông qua chuyển giao công nghệ từ cả hai bán cầu và chia sẻ kiến thức của những thế hệ đi trước vì lợi ích của một hành tinh ngày càng trong lành và có lợi cho cuộc sống.

Xin cám ơn.

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn