KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên
nước: Cộng hoà Nhân dân
Băng-la-đét (People’s Republic of Bangladesh).
2. Thủ
đô: Đắc-ca (Dhaka).
3. Quốc kỳ:
4. Ngày
quốc
khánh: 26/3/1971.
5. Diện
tích: 147,570
km2.
6. Dân
số: 164.689.383 người
(2020).
7. Vị
trí địa
lý: nằm ở Đông Bắc tiểu lục địa Ấn Độ; phía Tây, phía Bắc và phía Đông giáp
Ấn Độ; phía Đông Nam giáp Myanmar và phía Nam giáp Vịnh Bengal.
8. Đơn
vị tiền
tệ: taka (৳), 1 USD = 85 BDT
9. Thu
nhập
bình quân đầu người: 1.909
USD (2019).
10. Dân
tộc: 98% là người Bengal.
Phần còn lại chủ yếu là người di
trú gốc Bihar và các nhóm sắc tộc bản địa. Có 13 nhóm sắc tộc phân bố
trong
vùng đồi Chittagong, chủ yếu là người Chakma. Ngoài ra, các nhóm bộ
tộc lớn
nhất ngoài vùng đồi núi là người Santal và Garos.
11. Tôn
giáo: Đạo
Hồi là Quốc
đạo, chiếm 89,1% dân số, đạo Hindu chiếm 10%, các tôn giáo khác 0,9%.
12. Ngôn
ngữ: 98,8% dân số nói
tiếng Bengal Bangla; tiếng Anh được
sử dụng rộng rãi.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
- Thể chế
chính
trị: Chế độ Dân chủ nghị viện. Người
đứng
đầu Nhà nước là Tổng thống do Quốc hội bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm, chủ
yếu mang
tính nghi thức. Chính phủ là cơ quan hành pháp cao nhất. Quốc hội
(Jatiya
Sangsad) là cơ quan lập pháp tối cao gồm 330 đại biểu (trong đó 30 ghế
dành
riêng cho phụ nữ) được bầu trực tiếp thông qua Tổng tuyển cử với nhiệm
kỳ 5
năm. Toà án tối cao là cơ quan tư pháp cao nhất.
- Đảng
phái chính trị: Cầm
quyền là Liên đoàn Nhân dân (Awami League - AL); đối
lập là Đảng Dân tộc Băng-la-đét (BNP), Đảng Dân tộc
(Jatiya Party)
- Các lãnh đạo chủ chốt hiện
nay:
+ Tổng
thống: Ông Áp-đun Ha-mít (Abdul Hamid) từ tháng 4/2013;
+ Thủ tướng:
Bà Sếch Ha-xi-na (Sheikh Hasina) từ tháng 1/2009;
+ Chủ tịch
Quốc hội: Bà Si-rin Sa-min
Chao-đu-ri (Shirin Sharmin
Chaudhury) tháng 01/2014;
+ Bộ trưởng
Ngoại giao: Ông A.K. Áp-đun
Mo-men (A.K. Abdul Momen)
từ tháng 01/2019.
2. Kinh tế - xã hội:
Kinh tế Băng-la-đét trong những năm gần
đây phát triển
khá, ổn định kinh tế vĩ mô được đảm bảo. Theo IMF, GDP Băng-la-đét đạt
7,87%
trong năm tài khóa 2019, tỷ lệ lạm phát ở mức 5,7%, là một trong những
nền kinh
tế phát triển nhanh nhất thế giới. Mục tiêu của năm tài chính sắp tới
là tăng
trưởng 8,2% nhưng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc đạt
được mục
tiêu đó khó có thể xảy ra. Ngân hàng Thế giới dự báo GDP sẽ tụt xuống
3% trong
năm tài khóa 2020. Tuy nhiên các quan chức tài chính Băng-la-đét dường
như rất
lạc quan, cho rằng tăng trưởng GDP sẽ không thấp hơn mức 6.0% trong
năm tài
khóa 2020 này.
QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM BĂNG-LA-ĐÉT
1. Ngày
thiết
lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam:
11/02/1973
2. Khuôn
khổ
quan hệ: Quan hệ ngoại
giao
3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển
quan hệ:
- Ngày
11/02/1973, Việt Nam và Băng-la-đét lập quan hệ ngoại giao.
- Tháng
3/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Băng-la-đét.
- Tháng
7/2004, Bộ trưởng Ngoại giao Mô-sét Khan thăm Việt Nam.
- Tháng
5/2005, Thủ tướng Kha-le-da Di-a thăm chính thức Việt Nam.
- Tháng 2/2006, họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác
kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Băng-la-đét lần 1 tại Hà Nội.
- Tháng
11/2012, Thủ tướng Sếch Ha-si-na thăm chính thức Việt Nam.
- Tháng 4/2013, họp Ủy ban hỗn hợp về hợp tác
kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt Nam – Băng-la-đét lần 2 tại Đắc-ca.
- Tháng
8/2015, Tổng thống Áp-đun Ha-mít thăm chính thức Việt Nam.
- Tháng
4/2017, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng
Thị Phóng
thăm Băng-la-đét dự Đại hội đồng IPU 136.
- Tháng
7/2017, Chủ tịch Quốc hội Shi-rin Sha-min Chau-đu-ri thăm Việt Nam.
- Tháng
3/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp nhà nước Băng-la-đét.
- Tháng 1/2019, Đặc phái viên Thủ tướng, Thứ
trưởng
Nguyễn Quốc Dũng thăm Băng-la-đét để thông báo về khoản hỗ trợ nhân
đạo của
Chính phủ Việt Nam.
Tháng 6 năm
2020