Thông Tin Cơ Bản Về Cộng Hòa Dân Chủ Liên Bang Nê-pan Và Quan Hệ Việt Nam - Nê-pan
1. Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nê-pan (Federal Democratic Republic of Nepal).
2. Thủ đô: Cát-man-đu (Kathmandu).
3. Quốc kỳ:
4. Ngày quốc khánh: Năm 2006, Quốc hội đã bỏ ngày Quốc khánh trước đây (09/11/1990), đến nay chưa chọn được ngày Quốc khánh mới; Ngày Cộng hòa: 28/5/2008.
5. Diện tích: 147.181 km2.
6. Dân số: 29.136.808 người (2020).
7. Vị trí địa lý: Nằm trên triền núi phía Nam dãy Hi-ma-lay-a, Bắc giáp Trung Quốc (1.236 km), phần còn lại giáp Ấn Độ (1.690 km). Nê-pan là nước không giáp biển.
8. Đơn vị tiền tệ: Ru-pi Nê-pan (रू), 1 USD = 122 NPR.
9. Thu nhập bình quân đầu người: 970 USD (2018).
10. Dân tộc: Bờ-ra-man (Brahman), Che-tờ-ri (Chetri), Ni-oa (Newar), Gu-răng (Gurung), Ma-ga (Magar), Ta-mang (Tamang), Rai (Rai), Lim-bu (Limbu), Sơ-ba (Sherpa), Tha-ru (Tharu), v.v...
11. Tôn giáo: Hin-đu (81%), Phật giáo (11%), Hồi giáo (4%), tôn giáo khác (4%).
12. Ngôn ngữ: Tiếng Nê-pan (tiếng Anh cũng được sử dụng phổ biến).
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
- Thể chế nhà nước: Chế độ Dân chủ Đại nghị.
- Nghị viện Liên bang gồm có hai viện: Hạ viện và Thượng viện. Hạ viện gồm 275 thành viên, trong đó 165 ghế được bầu cử trực tiếp theo thể thức đa số đơn thuần và 110 ghế còn lại được bầu theo tỷ lệ đại diện. Thượng viện có 59 thành viên, theo hệ thống bầu cử hỗn hợp, nhiệm kỳ 6 năm, và bầu lại 1/3 cứ sau 2 năm; trong đó 56 ghế được chia đều cho 7 tỉnh, mỗi tỉnh 8 ghế, phải có ít nhất 3 nữ, một người Dalit (dân nghèo), một khuyết tật (hoặc thiểu số); 3 ghế còn lại do Tổng thống bổ nhiệm, theo khuyến nghị của chính phủ, ít nhất là 1 nữ.
- Các chính đảng lớn: Đảng Cộng sản Nê-pan cầm quyền, hợp nhất từ Đảng Cộng sản Nê-pan Mác-xít Lê-nin-nít Thống nhất (CPN-UML) và Đảng Cộng sản Nê-pan Mao-ít Trung tâm (CPN-MC); Đảng Quốc Đại Nê-pan (NC); và một số đảng nhỏ như Đảng Vì Nhân dân Nê-pan (RJP-N); Đảng Diễn đàn Xã hội Liên bang Nê-pan (FSF-N)…Hiến pháp dân chủ đầu tiên ban hành ngày 20/9/2015.
- Các lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
+ Nguyên thủ quốc gia: Bà Tổng thống Bi-đi-a Đờ-vi Ban-đan (Bidya Devi Bhandari) từ tháng 10/2015;
+ Thủ tướng: Ông Kha-ga Pờ-ra-sát Sa-ma Ô-li (Khadga Prasad Sharma Oli) từ tháng 02/2018;
+ Chủ tịch Quốc hội: Ông Cờ-rít-sờ-na Ba-ha-đua Ma-ha-ra (Krishna Bahadur Mahara) từ tháng 02/2018;
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Ông Pờ-ra-đíp Ku-ma Gi-a-va-li (Pradeep Kumar Gyawali) từ tháng 02/2018.
2. Kinh tế - xã hội:
Nê-pan vẫn là một trong những nước nghèo và kém phát triển nhất trên thế giới với khoảng 1/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Theo IMF, tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 7,0%, lạm phát ở mức 4,6%. Tăng trưởng kinh tế của Nê-pan dự kiến giảm xuống ở mức 1,5 – 2,8% trong năm tài chính 2020 do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Công nghiệp, nông nghiệp đều không phát triển do thiếu điện, nước, hạ tầng yếu kém. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế (1/3 GDP) và là ngành nghề chính của trên 70% dân số Nê-pan; các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi chính là lúa gạo, ngô, mía đường, khoai, trâu bò…Công nghiệp chủ yếu là chế biến nông sản với các sản phẩm là chế biến mía đường sữa, sợi thuốc lá… Nê-pan có tiềm năng thủy điện rất lớn (42.000 MW), nhưng chưa được khai thác, hàng năm sản lượng chỉ đạt khoảng 643 MW, chưa đáp ứng một nửa nhu cầu cả nước và phải nhập hầu hết từ Ấn Độ.
QUAN HỆ VIỆT NAM - NÊ-PAN
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 15/5/1975
2. Khuôn khổ quan hệ: Quan
hệ ngoại giao
3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
- Việt Nam và Nê-pan thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 15/5/1975.
- Việt Nam viện trợ cho Nê-pan 50.000 USD để khắc phục hậu quả do động đất 2015.
- Hội Hữu nghị Việt Nam - Nê-pan được thành lập tháng 9/2014.
- Lãnh sự
danh sự Việt Nam tại Kathmandu được lập tháng 10/2016.
- Thủ tướng Nê-pan thăm chính thức Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Vesak tháng 5/2019.
Tháng 6 năm 2020
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |