Thông tin cơ bản về Thái Lan và quan hệ Việt Nam - Thái Lan
KHÁI QUÁT
CHUNG:
1. Tên nước: Vương quốc Thái Lan (Kingdom of
Thailand)
2. Thủ đô: Băng-cốc (Bangkok).
3.
Quốc kỳ
4. Quốc khánh: ngày 05
tháng 12, là ngày sinh nhật Vua Rama IX Phu-mi-phôn A-đun-da-đệt
(Bhumibol
Adulyadej).
5. Diện tích: 513.120 km2.
6. Dân số: 66.558.935 người (2019).
7. Vị trí địa lý: Thái Lan nằm ở Đông Nam Á; phía Đông
Bắc giáp Lào, phía Tây Bắc giáp Mi-an-an (Myanmar); phía Đông giáp
Cam-pu-chia
và Vịnh Thái Lan; phía Nam giáp Ma-lai-xi-a; phía Tây giáp biển
An-đa-man
(Andaman). Khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thời tiết nóng, mưa nhiều.
8. Đơn vị tiền tệ: baht (฿), 1
USD = 32 THB.
9. Thu nhập bình quân đầu
người: 7.588 USD/năm (2018).
10. Dân tộc: Thái 90% (trong đó 14% là người Thái
gốc Hoa) còn lại là các dân tộc thiểu số như Mã Lai, Môn, Khơ-me và các
bộ tộc
khác.
11. Tôn giáo: Phật giáo (94,5%), Hồi giáo (4,3%),
Thiên chúa giáo (1,17%) và các tôn giáo khác.
12. Ngôn ngữ: Tiếng Thái.
TÌNH HÌNH
CHÍNH TRỊ -
KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932, Thái Lan
chuyển từ chế độ quân chủ
chuyên chế sang chế độ Quân chủ lập hiến. Sau cuộc đảo chính năm 2014,
quân đội
Thái Lan đã lập ra Chính phủ quân sự và tiến hành dự thảo Hiến pháp
mới. Chính
phủ đã tổ chức tổng tuyển cử ngày 24/3/2019 và bầu ra Quốc hội mới. Nội
các mới
đã được Quốc vương phê chuẩn ngày 10/7/2019. Việc Nội các mới tuyên thệ
nhậm
chức ngày 16/7/2019 đã chính thức kết thúc chế độ cầm quyền quân sự kéo
dài 5
năm tại Thái Lan (từ đảo chính năm 2014). Thủ tướng Para-dút cùng 05
thành viên
Nội các chủ chốt, trong đó có 02 Phó Thủ tướng đã vượt qua cuộc điều
trần và bỏ
phiếu bất tín nhiệm ngày 28/02 với số phiếu ủng hộ cao trên 80%.
- Các lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
+ Nguyên thủ quốc gia: Nhà Vua
Ma-hả Va-chi-ra-long-con Phrá Va-chi-ra-klao-chao-dù-hủa
(Rama X-Maha Vajiralongkorn Vajiraklaochaoyuhua) lên ngôi ngày
13/10/2016, đăng
quang chính thức ngày 04/5/2019.
+ Chủ tịch Quốc hội kiêm Chủ tịch Hạ viện:
ông Chuôn Lịch-phai (Chuan
Leekpai), từ tháng 5/2019.
+ Chủ tịch Thượng viện: ông Pon-pết
Vi-chít-chôn-chay (Pornpetch
Wichitcholchai) từ tháng 5/2019.
+ Thủ tướng: Đại tướng Pra-dút Chan-ô-cha
(Prayut Chan-o-cha), là Thủ
tướng Chính phủ 2014 và chính thức được Quốc vương phê chuẩn sau khi
Quốc hội bầu
tháng 6/2019.
2. Kinh tế - xã hội:
- Thái Lan hiện là một nước công nghiệp mới
(trước vốn
là nước nông nghiệp truyền thống). Tài
nguyên thiên nhiên: chủ yếu là thiếc, cao su, gas, vôn-phờ-ram
(vonfram),
tan-ta-li-um (tantalium), gỗ, chì, than non. Bắt đầu từ năm
1960, Thái
Lan thực hiện Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội lần thứ nhất và đến
nay là
Kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội lần thứ 12 (2017 - 2021). Chính
phủ Thái
Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu" và ASEAN, Mỹ, Nhật, EC là
các
thị trường xuất khẩu chính. Ngành du lịch cũng đóng vai trò tích cực
trong nền
kinh tế Thái Lan.
GDP năm 2017 đạt 3,8%, năm 2018 đạt 4,1% và
2019 đạt 2,4%, thấp nhất trong
5 năm qua. Năm 2020 Thái Lan đã phải điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh
tế từ
2,7-3,7% còn 1,5-2,5%.
QUAN HỆ VIỆT
NAM – THÁI
LAN
1. Ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao: 06/8/1976
2. Khuôn khổ quan hệ: Đối tác
Chiến lược (6/2013)
3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển
quan hệ
- Ngày 4-6/8/1976: Ngoại trưởng Thái Lan
Bhichai Rattakul thăm chính thức,
ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao (6/8/1976) ;
- Ngày 9-12/1/1978: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh
thăm chính thức, hội kiến Nhà Vua Rama IX, ký Hiệp định Thương mại,
hợp tác
kinh tế và kỹ thuật và Hiệp định vận chuyển hàng không, ra Thông
cáo chung lập Đại sứ quán và trao đổi Đại sứ.
- Ngày 02/2/1978: Việt Nam lập Đại sứ quán
tại Bangkok.
- Ngày 06-10/9/1978: Thủ
tướng Phạm Văn Đồng thăm chính
thức theo lời mời của Thủ tướng Kriangsak Chomanan, yết kiến Nhà Vua
Bhumibol
Adulyadej tại tỉnh Narathiwat (6/9), ký Tuyên bố chung và Hiệp
định
Bưu chính viễn thông (10/9).
- Ngày 17-21/5/1980: Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Cơ Thạch thăm chính thức,
đề nghị ký Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau và không can thiệp vào công
việc
nội bộ của nhau.
- Ngày 09-12/01/1989: Ngoại trưởng Siddhi
Savetsila thăm chính thức Việt
Nam.
- Ngày 17-19/9/1991: Ngoại trưởng Arsa
Sarasin thăm chính thức theo lời
mời của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, ký Hiệp định lập Ủy
ban Hỗn
hợp hợp tác kinh tế.
- Ngày 28-30/10/1991: Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Võ Văn Kiệt thăm chính
thức theo lời mời của Thủ tướng Anand Panyarachun, chứng kiến lễ ký Hiệp
định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, MOU về hợp tác khí tự nhiên
(30/10). Thái Lan thỏa thuận cấp quốc tịch Thái cho Việt kiều thế hệ 2,
3 và
Thẻ Ngoại kiều (giấy Tàng đạo) cho Việt kiều thế hệ 1.
- Ngày 15-17/01/1992: Thủ tướng Anand
Panayachun thăm chính thức, trao đổi
thư phê chuẩn Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, ký Tuyên bố
chung.
- Ngày 23-25/12/1992: Ngoại trưởng Prasong
Soonsiri thăm chính thức, Thái
Lan trở thành nước ASEAN đầu tiên cung cấp ODA cho Việt Nam. Thái Lan
cho phép
50.000 Việt kiều nhập quốc tịch Thái.
- Ngày 15-18/10/1993: Tổng Bí thư Đỗ Mười
thăm chính thức theo lời mời của
Thủ tướng Chuan Leekpai, hội kiến Nhà Vua Bhumibol Adulyadej tại Chieng
Mai.
Thái Lan ủng hộ Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN.
- Ngày 16-19/3/1994: Thủ tướng Chuan Leekpai
thăm chính thức, chứng kiến
lễ ký Hiệp định hợp tác du lịch và MOU giữa Phòng Thương mại và
Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) với Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI).
- Ngày 09-11/8/1997: Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm
thăm chính thức, ký Hiệp định Phân định ranh giới trên biển trong Vịnh
Thái Lan
sau 9 vòng đàm phán.
- Ngày 06-08/10/1998: Chủ tịch nước Trần Đức
Lương thăm chính thức theo
lời mời của Nhà Vua Bhumibol Adulyadej.
- Ngày 09-12/5/2000: Thủ tướng Phan Văn Khải
thăm chính thức theo lời mời
của Thủ tướng Chuan Leekpai, chứng kiến lễ ký Hiệp định miễn thị
thực cho hộ
chiếu phổ thông.
- Ngày 20-22/2/2004: Thủ tướng Phan Văn Khải
và Thaksin Shinawatra họp Nội
các chung lần 1 (JCR-1) tại Đà Nẵng và Nakhon Phanom, ký Tuyến bố
chung về
khuôn khổ hợp tác trong thập niên đầu thế kỷ XXI (20/2), Hiệp
định khung
về hợp tác kinh tế, Hiệp định hợp tác phòng chống tội phạm,
Thỏa
thuận tạo thuận lợi cho giao thông đường bộ (21/2); khánh thành
Làng Hữu
nghị Thái – Việt tại Bản Mạy, Nakhon Phanom (22/2).
- Ngày 20-21/12/2006: Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng thăm chính thức, ký Tuyên
bố chung về Chiến lược chung đối tác kinh tế, Tuyên bố chung về
quan
điểm an ninh.
- Ngày 24/3/2008: Thủ tướng Samak Sundaravej
thăm chính thức, chứng kiến
lễ ký Hiệp định về hợp tác song phương loại trừ nạn buôn bán người,
đặc biệt
là phụ nữ và trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán.
- Ngày 27/10/2012: Thủ tướng Yingluck
Shinawatra cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng đồng chủ trì họp Nội các chung Nội các chung lần 2 (JCR-2) tại Hà
Nội.
- Ngày 25-27/6/2013: Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng thăm chính thức theo lời
mời của Thủ tướng Yingluck Shinawatra, ra Tuyên bố chung thiết lập
quan hệ
Đối tác Chiến lược.
- Ngày 27-28/11/2014: Thủ tướng Prayut
Chan-o-cha thăm chính thức, ký Chương
trình hành động thực hiện quan hệ Đối tác chiến lược 2014 – 2018, Chương
trình hợp tác văn hóa 2014 – 2016.
- Ngày 23/7/2015: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
cùng Thủ tướng Prayut
Chan-o-cha chủ trì họp Nội các chung lần thứ 3 (JCR-3) tại Bangkok, ra Tuyên
bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường, Hiệp định
phái cử và
tiếp nhận lao động, MOU hợp tác lao động.
- Ngày 17-19/8/2017: Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân thăm
chính thức Thái Lan, chứng kiến Lễ ký kết 10 văn kiện hợp tác.
- Ngày 25-30/8/2019: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Thị Kim Ngân tham dự Đại Hội
đồng liên nghị viện ASEAN (AIPA 40) và thăm chính thức Thái Lan.
4. Quan hệ trên các
lĩnh vực cụ thể
- Các cơ chế hợp tác song phương:
+ Họp Nội các chung Việt Nam – Thái Lan do
hai Thủ tướng đồng chủ trì;
+ Ủy ban Hỗn hợp song phương Việt Nam – Thái
Lan cấp Bộ trưởng Ngoại giao;
+ Họp hẹp hai Bộ trưởng Ngoại giao;
+ Đối thoại Cấp cao về Phòng chống Tội phạm
và Hợp tác an ninh cấp Bộ
trưởng;
+ Ủy ban Hỗn hợp Thương mại cấp Bộ trưởng,
Đối thoại chính sách Quốc phòng
cấp Thứ trưởng Quốc phòng;
+ Nhóm Công tác chung Chính trị và An ninh
Việt Nam - Thái Lan cấp Thứ
trưởng Bộ Công an Việt Nam và Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia
Thái Lan;
+ Tham khảo chính trị cấp Thứ trưởng giữa hai
Bộ Ngoại giao
+ Tham vấn Lãnh sự.
- Quốc phòng - an ninh, triển khai Thỏa thuận về hợp tác quốc
phòng (9/2012): trao đổi đoàn, đào tạo, hợp tác không quân, hải quân;
trao đổi
thông tin tình báo; duy trì tuần tra chung trên biển theo hướng đi vào
hiệu
quả, thực chất; tiếp tục triển khai cơ chế Đối thoại chính sách quốc
phòng cấp
Thứ trưởng lần thứ 3 tại Việt Nam (19/9); triển khai cơ chế Đối thoại
Cấp cao
lần thứ nhất về Phòng chống Tội phạm và Hợp tác an ninh, họp Nhóm công
tác
chung về Chính trị và An ninh Việt Nam - Thái Lan; hai bên tiếp tục cam
kết
ngăn chặn không để cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ
nước này
chống phá nước kia.
- Quan hệ thương mại - đầu tư, Thái Lan hiện là đối tác thương mại lớn
nhất của Việt Nam trong ASEAN và thứ 6 trên thế giới; trong khi Việt
Nam là đối
tác xuất khẩu lớn thứ 1 của Thái Lan trong ASEAN và thứ 5 trên thế giới
(sau
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản) của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai
chiều năm
2019 đạt 16,9 tỷ USD, giảm 3,4% so với năm 2018. Trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19
ảnh hưởng mạnh nhưng kim ngạch thương mại Quý I/2020 đạt 4,04 tỷ USD,
tương
đương cùng kỳ năm 2019. Về đầu tư, đến tháng 4/2020, Thái Lan là nhà
đầu tư thứ
9/131 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với tổng số 567
dự án và
10,9 tỷ USD vốn đăng ký tại 41/63 địa phương của Việt Nam, chủ yếu
trong lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và sản xuất,
phân
phối điện khí nước. Việt Nam đang có 16 dự án đầu tư tại Thái Lan với
tổng vốn
đầu tư khoảng hơn 29 triệu USD, đứng thứ 31 trong số 78 quốc gia có đầu
tư của
Việt Nam, chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ hàng không, bất động sản, đồ
dùng
gia đình, du lịch, phần mềm máy tính v..v…
- Hợp tác hai bên đã ký kết Bản Ghi nhớ về hợp
tác Lao động và Thỏa thuận về tuyển dụng lao động. đã ký giữa hai Chính
phủ
Việt Nam và Thái Lan năm 2015 để triển khai việc tiếp nhận lao động phổ
thông
và giúp việc gia đình của Việt Nam trong phạm vi 25 lĩnh vực đang áp
dụng đối
với Campuchia, Lào và Mi-an-ma.
Hợp tác lao động, văn
hóa, thể thao, du lịch và giao lưu nhân dân: Hai bên đang thúc đẩy
sửa đổi
để ký mới Thỏa thuận tuyển dụng lao động (7/2015). Năm 2019 có 1,05
triệu lượt
khách Việt Nam thăm Thái Lan (tăng 2% so với năm 2018) và gần 510 nghìn
lượt
khách Thái Lan thăm Việt Nam (tăng mạnh 46% so với năm 2018). Hiện có
17 tỉnh,
thành phố của Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hoặc kết nghĩa với các địa
phương
Thái Lan. Việt kiều tại Thái Lan có
khoảng hơn 100.000 người luôn đoàn kết, gìn
giữ, phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Hợp tác
tại các diễn đàn khu vực và quốc tế: Ngoài
hợp
tác chặt chẽ trong ASEAN và Liên hợp quốc, Việt
Nam và Thái Lan cùng là thành
viên của nhiều cơ chế hợp tác tiểu vùng như ACD, ACMECS, GMS, Mê Công -
Lan
Thương, Mê Công - Nhật, Mê Công - Hàn Quốc, Mê Công -Sông Hằng (Ấn Độ),
Sáng
kiến hạ nguồn Mê Công (LMI) và Mê Công và những người bạn (FLM).
Tháng 6/2020
![]() ![]() ![]() ![]() |