Thông Tin Cơ Bản Về Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ Và Quan Hệ Với Việt Nam

I. KHÁI QUÁT:
- Vị trí địa lý: Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa châu Á và châu Âu, phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Bắc giáp Hắc Hải, Đông Bắc giáp với Ác-mê-ni, Gờ-ru-di-a, Đông giáp Iran, Nam giáp Iraq và Xiri, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy lạp và Bungari.
- Diện tích: 780.580 km2
- Dân số: 71.892.808 triệu người (07/2008), trong đó người Thổ chiếm 65%, người Kurk chiếm 18,9%, người Crimean Tatar 7,2%, còn lại là người Ác-mê-ni, A-rập...
- Ngôn ngữ chính thức: tiếng Thổ là quốc ngữ, ngoài ra còn có tiếng Cuốc, Đim-li, A-ze-ri, Ka-bac-đi-an vv.
- Tôn giáo: 99,8% dân số theo Đạo Hồi ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo và Do thái giáo.
- Thủ đô: An-ca-ra
- Khí hậu: Mùa đông lạnh, ẩm ướt, có tuyết nhiều tháng. Mùa hè ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 200C.
- Đơn vị tiền tệ: Lira (1 USD = 1,3179 Lira, năm 2008)
- Quốc khánh: 29/10/1923
- Tổng thống: Abdullah Gul (từ 28/08/2007)
- Thủ tướng: Recep Tayyip Erdogan ( từ14/03/2003)    
- Bộ trưởng Ngoại giao: Ali Babacan
 
II. LỊCH SỬ:

Thổ có nền văn minh lâu đời (từ hơn 2000 năm trước công nguyên). Từ 1200 trước Công Nguyên, Thổ Nhĩ Kỳ bị Hy Lạp, La Mã xâm chiếm, đô hộ.
Từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Thổ bị đế quốc A-rập thôn tính, truyền bá đạo Hồi vào Thổ. Từ thế kỷ 14 Thổ trở thành một đế quốc phong kiến cường thịnh (đế quốc Ốt-tô-man), thôn tính phần lớn vùng Trung Đông, Bắc Phi và đô hộ khu vực này cho đến đầu thế kỷ 20.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, là đồng minh của nước Đức bại trận, Thổ Nhĩ Kỳ bị Anh, Pháp, Hy-lạp chia nhau chiếm đóng.
Năm 1919 dưới sự lãnh đạo của Mustafa Kamal nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đứng lên chống chế độ phong kiến và quân chiếm đóng nước ngoài. Tháng 4/1920 chính phủ đầu tiên do M.Kamal đứng đầu đã được thành lập. Ngày 29 tháng 10 năm 1923 nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ được thành lập.

III. CHÍNH TRỊ:
- Thể chế: Cộng hoà nghị viện
- Hiện nay ở Thổ có những đảng phái chính trị chủ yếu sau (trong tổng số 49 đảng hiện có tại Thổ):
1- Đảng Công lý và Phát triển (Justice and Development Party-AKP).
2- Đảng Nhân dân Cộng hoà (CHP).
3- Đảng Con đường Chân chính (True Path Party-DYP).
4- Đảng Hành động Quốc gia (Nationalist Action Party-MHP).
5- Đảng Dân chủ cánh tả (Democratic Left Party-DSP).       
 
IV. KINH TẾ:

- Là nền kinh tế lớn thứ 17 và có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, công nghiệp khai khoáng phát triển, khai thác 900.000 tấn crôm/năm (đứng đầu thế giới). Trữ lượng dầu lửa 139 triệu tấn. Sản lượng dầu khoảng 3 triệu tấn/năm. Thổ phải nhập khẩu dầu thô, chiếm 10,5% tổng giá trị nhập khẩu. Ngoài ra còn có than đá, đồng, bo.
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp: 8,5%, Công nghiệp 28,6%, Dịch vụ 62,9% (năm 2008).
- Mặt hàng xuất khẩu chính là: rau, quả, hàng dệt may, sắt, thép, thiết bị vận tải. Mặt hàng nhập khẩu chính là: máy, hoá chất, hàng bán thành phẩm, nhiên liệu, thiết bị vận tải.
- Một số bạn hàng chính: Đức, Anh, Ý, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Mỹ.
- Năm 2008: GDP đạt 798,9 tỷ USD. Tăng trưởng bình quân GDP: 4,5%. Thu nhập bình quân đầu người: 12900 USD. Lạm phát: 10,2%. Thất nghiệp: 7,9%. Nợ nước ngoài: 294,3 tỷ USD.


V. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM:
- Quan hệ:
Ngày 7/6/1978, hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Tháng 2/1997, Thổ Nhĩ Kỳ lập Đại sứ quán thường trú tại Hà Nội.
Tháng 10/1999, ta mở Văn phòng Đại diện Thương mại tại Istanbul.
Tháng 7/2002,  ta mở Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul.
Tháng 10/2003, ta nâng TLSQ tại Istanbul lên Đại sứ quán và chuyển về An-ca-ra.

- Trao đổi đoàn.
+ Các đoàn ta thăm Thổ Nhĩ Kỳ:
Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết (8/1997).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh (từ 24/5 đến 5/6/1998).
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (từ 28/10 đến 1/11/1999).
Bộ  trưởng Ngoai giao Nguyễn Dy Niên (20-23/6/2005).
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng (9/2005).
Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh (21-24/8/2007).
Tổng giám đốc TTXVN Vũ Quốc Uy (19-23/10/2007).

+ Các đoàn Thổ thăm Việt Nam:
Bộ trưởng Ngoại giao ISMAIL CEM (từ 20đến 22/2/1998).
Đặc phái viên của Bộ trưởng Ngoại giao (tháng 4/2006).
Bộ trưởng Nội vụ vào họp Ủy ban Hỗn Hợp (từ 28-31/8/2006).
Đại sứ, Đặc phái viên Bộ trưởng Ngoại giao (từ 10-12/12/2007).

- Hai nước đã ký
Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật (tháng 8/1997).
Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại (tháng 2/1998).
Thoả thuận miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao (ngày 11/6/1998).
Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học và giáo dục (28/10/1999).
Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp (2/3/2000).
Hiệp định khung về hợp tác khoa học kỹ thuật và môi trường (2/3/2000).
Hiệp định hợp tác du lịch (8/2004).
Thoả thuận Hợp tác hai Bộ Ngoại giao  (23/6/2005);
Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, hộ chiếu đặc biệt (đối với TNK).
Thành lập Hội đồng doanh nghiệp TNK-Việt Nam;
Hiệp định về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác.

- Quan hệ kinh tế- thương mại hai nước:
Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đã họp 3 lần ( lần1 tại Hà Nội vào 3/2000; lần 2 tại Ankara vào 9/2004; lần 3 tại Hà Nội vào 8/2006). Hiện Việt Nam đứng ở vị trí 89 trong danh sách thị trường xuất khẩu và đứng thứ 64 trong danh sách thị trường nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Kim ngạch thương mại 2 chiều những năm gần đây:
Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Giá trị
(triệu USD) 63,641 79,348 114,150 154,211 234,992 243,342 600


Địa chỉ Đại sứ quán VN tại Thổ Nhĩ Kỳ:
CAYHANE SOKAK No.34
G.O.P ANKARA
TEL  : (0090312) 446 8049 & 448 0185;
FAX  : (0090312) 446 5623;
EMAIL :
dsqvnturkey@yahoo.com

Địa chỉ Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Hà Nội:
SỐ 4, PHỐ DÃ TƯỢNG, QUẬN HOÀN KIẾM
TEL            : 04-38222460;
FAX            : 04-38222458;
EMAIL         :
turkeyhn@fpt.vn./.


                    Hà Nội, tháng  3  năm 2009

 

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn