Thông Tin Cơ Bản Về Vương Quốc Campuchia Và Quan Hệ Việt Nam - Campuchia
VỤ
ĐÔNG NAM Á
NAM
Á - NAM THÁI BÌNH DƯƠNG
---------
TÀI
LIỆU CƠ BẢN VỀ VƯƠNG
QUỐC CAMPUCHIA
VÀ QUAN
HỆ VIỆT NAM - CAMPUCHIA
--------------------
KHÁI
QUÁT CHUNG
1. Tên nước:
Vương quốc Campuchia (Kingdom of
Cambodia).
2. Thủ đô:
Phnôm Pênh (Phnom Penh).
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh:
09/11/1953.
5. Diện tích:
181.035 km2.
6. Dân số: 15,76 triệu người.
7. Vị trí địa lý: nằm ở Tây Nam bán đảo
Đông Dương, phía Tây và
Tây Bắc giáp Thái Lan
(2.100 km), phía Đông
giáp Việt Nam (khoảng 1.245km), phía
Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển
(400 km). Sông ngòi:
tập trung trong 3 lưu vực chính (Tôn-lê Thom, Tôn-lê
Xáp và Vịnh
Thái Lan). Phân
bố địa hình: đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi,
đồi bao quanh đất nước. Khí hậu: nhiệt đới với hai mùa
rõ rệt (mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ dao động từ 21oC đến
35oC.
8. Đơn vị tiền tệ: Riên (Riel)
1 USD = 4.000
Riên (2020).
9. Thu nhập bình quân đầu
người: 1.679
USD (2019).
10. Dân tộc: Người Khơ-me (Khmer) chiếm
90%,
còn lại là các sắc
tộc khác.
11. Tôn giáo: Đạo Phật là Quốc đạo
(90% dân số),
ngoài ra có các
tôn giáo khác như đạo
Thiên chúa, đạo Hồi...
12. Ngôn ngữ: Tiếng Khơ-me
(Khmer) là ngôn
ngữ
chính thức, chiếm 95%.
TÌNH
HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ
HỘI
1. Chính trị:
- Chế độ chính trị: Campuchia là nước Quân chủ lập hiến, đứng đầu Nhà nước là Quốc vương.
Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp
và tư pháp gồm Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng
Hiến pháp và các cơ
quan hành chính các cấp.
Campuchia có chế độ đa đảng, hiện có 41 chính đảng (2020) nhưng đảng CCP đang chiếm đa số tuyệt đối.
- Các Lãnh đạo
cấp cao:
+ Quốc vương: Preah
Bat Samdech
Preah Baromneath NORODOM SIHAMONI (Pờ-rẹ Bạt Xăm-đéc Pờ-rẹ
Bo-rôm-niết Nô-rô-đôm Xi-ha-mô-ni).
+ Chủ tịch Thượng viện: Samdech Vibolsena Pheakdei SAY CHHUM (Xăm-đéc
Vị-bôl sê-na phẹ-kờ-đây
Xay Chum).
+ Chủ tịch Quốc hội: Samdech Akka Moha Ponhea
Chakrei HENG SAMRIN (Xăm-đéc
A-kẹ Mô-ha Pôn-nhia Chạ-kờ-rây
Hêng Xòm-rin).
+ Thủ tướng Chính phủ: Samdech Akka Moha Sena
Padei Techo
HUN SEN (Xăm-đéc A-kẹ
Mô-ha Sê-na Pạ-đây
Tê-chô Hun Sen).
+ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao: Prak Sokhonn (Pờ-rạ
Xộ-khon).
- Chính sách đối
ngoại: Theo
Hiến
pháp, Campuchia
thực hiện chính sách trung
lập, không liên kết, không xâm lược
hoặc can thiệp
công việc nội bộ nước khác. Campuchia gia nhập
LHQ (10/1955), là thành
viên thứ 10 của ASEAN (4/1999), thành
viên thứ 148 của WTO (9/2003), gia
nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5
(10/2004) tại Hà
Nội,
thành viên trong hợp tác khu vực
như: Uỷ hội Mê Công
quốc tế (MRC);
Tam giác phát
triển Campuchia-Lào-Việt
Nam (CLV); Hợp tác
Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam (CLMV); Tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng (GMS);
Chiến lược hợp tác kinh
tế ba dòng sông A-da-oa-đi-Chao Phờ-ray-a-Mê Công (ACMECS); Hành
lang Đông Tây (WEC)... Hiện
nay, Campuchia đã
thiết lập quan hệ ngoại
giao với 174 nước; có Cơ quan đại
diện ở 63 nước,
có quan hệ
thương mại với khoảng 150 quốc gia/vùng lãnh thổ
trên thế giới, chú trọng quan hệ với nước lớn (Trung Quốc, Mỹ, Nhật, EU), các nước tài trợ, láng giềng và đang đẩy
mạnh hội nhập khu vực và quốc
tế.
2. Kinh tế-xã hội:
Từ năm 1993, Campuchia
chuyển sang nền
kinh tế thị
trường. Sau hơn
2 thập kỷ phát triển, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế và đầu
tư nước ngoài, kinh tế
Campuchia từng
bước có thay đổi. Từ năm 2012, GDP đạt tăng trưởng trung bình trên 7%/năm.
Năm 2017 đạt
7,1%, 2018 đạt 7,3% và
2019 đạt 7,1%, được
WB xếp là nước thu nhập trung bình thấp. Campuchia đang tích cực triển khai Chiến lược Tứ giác giai
đoạn 4, tập
trung cải cách toàn diện
kinh tế-xã hội, tăng cường hội nhập, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào
năm 2030 và thu nhập cao vào năm
2050.
Cơ cấu kinh tế với trụ cột là nông nghiệp,
dệt may, du lịch,
xây dựng, trong đó công
nghiệp dệt
may,
da giầy (chiếm
80% tổng giá trị xuất khẩu). Du lịch có chiều hướng phát triển khả quan (năm 2018 đón trên 5 triệu khách quốc tế, năm 2019 đón 6,6 triệu), đặt mục tiêu đến năm
2020 đón 7 triệu
du khách nước
ngoài.
QUAN
HỆ VIỆT NAM – CAMPUCHIA
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: ngày 24 tháng 6 năm 1967.
2. Khuôn khổ quan hệ: Quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn
diện, bền vững lâu dài.
3. Những mốc lớn trong quá trình phát
triển quan hệ:
-
24/6/1967, hai
nước thiết
lập quan hệ Ngoại giao.
-
18/02/1979, Thủ
tướng Phạm
Văn Đồng thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Nhân dân
Campuchia. Hai bên
ký Hiệp định
Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác
Việt Nam-Campuchia.
-
07/7/1982, ký Hiệp
định về vùng nước
lịch sử giữa nước CHXHCN
Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân
Campuchia.
-
20/7/1983, ký Hiệp
ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam-Campuchia và Hiệp định
về quy chế biên giới Việt Nam-Campuchia.
-
26-28/12/1985, Bộ
trưởng Ngoại
giao Nguyễn Cơ Thạch thăm Campuchia. Hai
bên đã ký
Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia.
-
16/9/1989, Việt
Nam thành lập
5 Tổng Lãnh sự quán tại
các tỉnh:
Battambang,
Seam Riep, Kampong Cham, Stung Treng,
Kampong Som.
-
23/10/1991, Hiệp
định Hòa bình về Campuchia
được ký kết tại Paris gồm 19 nước (trong đó có
Việt Nam) và 4
phái Campuchia.
-
24-26/01/1992, Bộ
trưởng Ngoại
giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm chính thức Campuchia, ký Tuyên bố
chung với Quốc trưởng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc tối
cao Norodom Sihanouk.
-
23-25/8/1993, đồng
Chủ tịch Chính phủ dân tộc lâm
thời Campuchia
Norodom Ranarith và
Hun Sen
thăm Việt Nam.
Hai bên ký Thông cáo chung
Việt Nam – Campuchia
ngày 25/8/1993.
-
09-10/6/1999, Tổng
Bí thư Lê Khả Phiêu thăm chính thức Campuchia. Hai
bên ra Tuyên bố
chung Việt Nam
– Campuchia xây
dựng
phương châm quan hệ “hợp tác láng giềng
tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”.
-
28-30/3/2005, Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Campuchia. Hai bên ra Tuyên bố
chung nâng quan hệ hai
nước theo phương châm “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn
diện, bền vững lâu dài”.
-
10-12/10/2005, Thủ
tướng Campuchia
Hun Sen thăm chính
thức Việt Nam.
Hai bên ký 8 văn
kiện hợp tác trong đó
có Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 (gọi tắt là Hiệp
ước bổ
sung năm 2005)
-
16-18/3/2006, Quốc
vương Campuchia
Norodom Sihamoni thăm
chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Quốc vương sau khi lên
ngôi ngày
29/10/2004.
-
27/9/2006, Thủ
tướng Nguyễn
Tấn Dũng và Thủ tướng
Campuchia Hun Sen cắt
băng khánh thành mốc giới 171 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) – Bà
Vẹt (Svay Rieng).
- Tháng 6/2008, Quốc vương
Norodom Sihamoni thăm
chính thức Việt Nam lần thứ hai.
-
04-05/11/2008, Thủ
tướng Hun Sen thăm
chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên và cũng
là chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Hun
Sen sau khi được bầu lại làm Thủ
tướng Campuchia
nhiệm kỳ IV.
- Tháng 6/2010, Quốc vương
Norodom Sihamoni, Cựu
Quốc vương
Norodom Sihanouk và Hoàng
Thái hậu
Norodom Moniniet Sihanouk thăm Việt Nam.
-
06-08/12/2011, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cấp nhà nước
Campuchia.
-
24/6/2012, Thủ
tướng Nguyễn
Tấn Dũng và Thủ tướng
Hun Sen dự Lễ
khánh thành cột
mốc 314 tại Kiên Giang.
-
24-26/9/2012, Quốc
vương Norodom Sihamoni
thăm cấp nhà nước Việt Nam.
-
26-28/12/2013, Thủ tướng
Campuchia Hun
Sen thăm chính
thức Việt Nam.
Việt Nam là nước đầu tiên Thủ tướng Hun Sen đi thăm sau khi
được bầu
lại làm Thủ tướng Campuchia nhiệm kỳ V.
-
04-05/01/2014, Việt Nam và Campuchia phối
hợp tổ chức Mít tinh kỷ niệm
35 năm Chiến thắng chiến tranh biên giới
Tây Nam và cùng quân dân
Campuchia chiến
thắng chế độ diệt chủng (07/1/1979 – 07/1/2014) tại
Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin
đã tham dự
Lễ Mít tinh.
-
Tháng 10/2015, Quốc
vương
Norodom Sihamoni nghỉ
dưỡng tại Huế, Đà Lạt.
-
24/6/2017,
Lễ mít tinh chào
mừng Năm Hữu nghị 2017 và kỷ niệm
50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao (24/6/1967-24/6/2017) tại
Hà Nội.
-
24-25/4/2017, Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm
chính thức Campuchia, cùng Thủ tướng Hun
Sen khánh thành
cầu Long Bình
– Chrey Thom.
-
20-21/6/2017,
Thủ
tướng Hun Sen thực
hiện hành
trình thăm lại “Con đường
tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt”, các địa danh và gặp nhân
chứng lịch sử tại tỉnh tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
-
Tháng 6/2017 Chủ
tịch Quốc hội Heng Samrin thăm chính thức Việt Nam; dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết
lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia tại Hà Nội.
-
06-08/12/2018, Thủ tướng
Hun
Sen thăm chính
thức Việt Nam.
-
19-21/12/2018, Quốc vương
Norodom Sihamoni thăm
nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
-
04/01/2019, Việt Nam và
Campuchia tổ
chức Mít tinh kỷ niệm
40 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và cùng
quân, dân CPC chiến thắng chế độ diệt chủng tại Hà Nội
(07/01/1979 - 07/01/2019).
-
24-26/02/2019, Tổng Bí
thư, Chủ
tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm cấp Nhà nước
Campuchia.
-
04-05/10/2019, Thủ tướng
Hun Sen thăm
chính thức Việt Nam. Hai bên ký 02 văn kiện pháp lý quan trọng
ghi nhận thành quả 84% công tác phân
giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia.
4. Quan
hệ trên các
lĩnh vực cụ thể:
- Về chính trị: hai bên trao đổi
nhiều chuyến thăm cấp cao quan trọng:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm cấp nhà nước
Campuchia (25-26/02/2019), Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự APPF 28 (14-16/01/2019) tại
Campuchia, Phó
Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình thăm làm việc
(12-13/12/2019).
Ta đón Quốc vương Campuchia thăm nghỉ dưỡng (19-21/12/2018), TTg
Hun Sen thăm chính
thức hai lần (06-08/12/2018 và
04-05/10/2019) và dự
tang lễ cố Chủ tịch nước Lê Đức
Anh (02-03/5/2019), Chủ tịch
Quốc hội Heng Samrin thăm chính thức
(28-30/5/2019), Phó Thủ
tướng,
Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn thăm
chính thức
(26-27/11/2018). Hai bên đã
tổ chức Hội nghị Hợp tác và
Phát triển các tỉnh biên giới VN-CPC lần thứ 10 tại Việt Nam
(09-10/01/2019); Kỳ họp
lần thứ 17 Ủy ban hỗn hợp VN-CPC về hợp tác kinh
tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật
(8/2019). Từ cuối
2018 đến nay, hai
bên ký bổ
sung/ký mới 22
văn kiện, tạo hành lang pháp lý
tiếp tục thúc đẩy quan hệ toàn
diện và hợp tác thương
mại; Việt Nam viện trợ không hoàn lại
cho CPC năm
2019 là 235 tỷ
đồng.
- Hợp tác an ninh-quốc phòng được
tăng cường,
hai bên phối
hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin, giải quyết tốt các vụ việc
phát sinh trên biên giới,
tăng cường, duy trì
tuần tra chung trên biển,
hợp tác chặt chẽ trong công tác
tìm kiếm, cất bốc và hồi hương
hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện
Việt Nam hy sinh trong các
thời kỳ chiến tranh tại Campuchia; tiếp tục khẳng định nguyên tắc không cho phép
bất cứ lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ nước này chống phá an ninh, ổn định của nước kia. Hai bên đang phối
hợp sửa chữa, trùng tu 16/20 Đài Hữu nghị Việt Nam- Campuchia
tại các tỉnh/thành của Campuchia.
- Về
kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch: Kim
ngạch thương mại hai chiều
năm năm 2019 đạt 5,26 tỷ USD
(năm 2018 đạt
gần 4,8 tỷ
USD). Đến nay, VN có
219 dự án đầu tư ở
CPC với tổng vốn đăng ký khoảng 3,3 tỷ USD, nằm trong tốp 5 nước có đầu tư lớn nhất tại CPC. Năm 2018,
du khách VN thăm
CPC đạt 835.000 lượt
người, du khách
CPC sang VN đạt 202.954 lượt người.
Hoạt động đầu tư của VN tại CPC đã có mặt
ở 18/24 tỉnh thành
và hầu hết các lĩnh
vực quan trọng; giúp tăng thu ngân
sách, thúc đẩy phát triển hạ tầng, thực hiện các nghĩa vụ tài chính và
tạo việc làm cho hàng
vạn lao động
Campuchia.
- Về
công tác biên giới: Hai bên đã
hoàn thành 84%
công tác phân
giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước và đã ký 02 văn
kiện pháp lý quan trọng
ghi nhận thành quả này (tháng 10/2019).
Hiện nay, hai bên đang nỗ
lực phối hợp giải quyết 16% khối lượng công việc còn lại để sớm hoàn thành công tác
phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền nhằm xây dựng đường biên giới hai nước thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển bền vững.
- Về
người gốc Việt ở Campuchia:
hai bên đang tích cực
phối hợp giải quyết giấy tờ pháp lý cho
người gốc Việt ở Campuchia nhằm tạo điều kiện cho bà con ổn
định cuộc sống, được hưởng những quyền lợi chính đáng và đóng góp
vào sự phát triển đất nước Campuchia./.
Tháng 6 năm 2020
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |