KHÁI
QUÁT CHUNG
1. Tên
nước:
Nước
Cộng hòa Hồi giáo Áp-ga-ni-xtan
(Islamic Republic of Afghanistan)
2. Thủ đô:
Ca-bun (Kabul).
3. Quốc kỳ:
4. Ngày quốc khánh: 19/8/1919 (Ngày
độc lập).
5. Diện tích: 652.230 km2
6. Dân số: 34.575.018
người (2018).
7. Vị trí địa lý: Nằm ở
Nam Á, phía Nam và Đông giáp Pa-ki-stan, Tây giáp I-ran, Bắc giáp
Tuốc-mê-nít-xtan,
Ta-gi-ki-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan và viễn Đông Bắc giáp
Trung Quốc. Phần lớn diện tích là đồi núi
hiểm trở, đồng bằng ở phía Bắc và Tây
Nam.
8. Đơn vị
tiền
tệ: Áp-ga-ni
(AFN), 1 USD = 70.35 Áp-ga-ni
9. Thu nhập bình quân đầu người: 513
USD (2019).
10. Dân tộc: Pát-xtun (Pastun)
chiếm 42%, Ta-Dzích (Tajik) chiếm 27%, Ha-da-ra (Hazara)
chiếm 9%, U-dơ-bếc (Uzbek) chiếm 9% và các dân tộc
khác chiếm 13%.
11. Tôn giáo: Đạo
Hồi là quốc đạo (dòng Săn-ni chiếm 80%, dòng
Si-ai chiếm 19%).
12. Ngôn ngữ: Tiếng chính
thức là Da-ri (tiếng Ba Tư) và Pa-sto
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH
TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
- Chính thể: Cộng hòa Hồi giáo
- Hiến pháp và hệ thống hành pháp:
Ngày 16/01/2004, Đại hội Tộc
trưởng (Loya Jirga) đã thông qua bản hiến pháp
mới, quy định Tổng thống do nhân dân bầu
trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm và không
giữ chức quá 2 nhiệm kỳ. Tổng thống kiêm
Tổng tư lệnh quân đội, có quyền chỉ
định các Phó Tổng thống, các Bộ trưởng,
các thẩm phán, bổ nhiệm 1/3 thành viên Thượng
viện. Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng là chức vụ mới được lập
từ năm 2014 theo Hiến pháp mới, có vai trò
tương tự như Thủ tướng, chủ trì các
cuộc họp hàng tuần của Hội đồng
Bộ trưởng, đưa ra các khuyến nghị chính
sách cho Tổng thống, cũng như có thể đề
cử các ứng viên Bộ trưởng cho nội các
Áp-ga-ni-xtan.
- Quốc hội: gồm Thượng viện và Hạ
viện.
- Đơn
vị hành chính: Gồm 34 tỉnh.
- Lãnh
đạo hiện nay:
+ Tổng
thống: A-sơ-ráp Gha-ni A-ma-dai (Ashraf
Ghani Ahmadzai), từ tháng 3/2020;
+ Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng: Áp-đu-la
Áp-đu-la (Abdullah Abdullah), từ tháng 5/2020;
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Ha-níp
At-ma (Haneef Atmar), từ tháng 4/2020.
+ Chủ
tịch Quốc hội: Mi-rơ Ra-man Ra-ma-ni (Mir Rahman Rahmani),
từ tháng 7/2019.
2. Kinh tế -
xã hội:
- Áp-ga-ni-xtan là một trong những nước
nghèo nhất
thế giới. Kinh tế Áp-ga-ni-xtan bị ảnh hưởng nhiều từ
tình trạng an ninh bất ổn, chủ yếu phụ thuộc
vào viện trợ từ nước ngoài, sản xuất
trong nước bị đình trệ do chiến tranh. Theo
báo cáo của WB, kinh tế Áp-ga-ni-xtan tăng trưởng
GDP 2,9% trong năm 2019. Giá trị nhập khẩu đạt
7 tỉ đôla nhưng xuất khẩu chỉ đạt
300 triệu USD, thu nhập bình quân đầu người chỉ
đạt 513 USD, thất nghiệp chiếm khoảng 40% lực
lượng lao động. Tháng 7/2016, Áp-ga-ni-xtan trở
thành thành viên thứ 164 của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO).
- Đáng
chú ý, Thỏa
thuận hòa bình Mỹ - Ta-li-ban được
ký vào 29/2/2020 như một bước tiến mở ra
những đột phá cho tiến trình hòa bình tại
đất nước này, mang đến cơ hội đàm
phán hòa bình cho các phe phái nội bộ ở Áp-ga-ni-xtan. Tuy
nhiên, đến nay Chính phủ Áp-ga-ni-xtan và lực
lượng Ta-li-ban vẫn chưa thỏa thuận xong về
điều khoản trao trả tù binh, khiến cho đàm
phán giữa các bên tại Áp-ga-ni-xtan vẫn
chưa thể diễn ra và nhiều điều khoản
trong Thỏa thuận có nguy cơ không được
triển khai đúng như thời hạn định
sẵn. Tiến trình hòa bình Áp-ga-ni-xtan vẫn sẽ gặp
nhiều thách thức trong thời gian tới.
III. QUAN HỆ
VIỆT NAM – ÁP-GA-NI-XTAN:
1.
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với
Việt Nam:
16/9/1974
2.
Khuôn khổ quan hệ: Quan hệ hữu nghị truyền thống
3. Những mốc lớn
trong quá trình phát triển quan hệ:
- Ngày 16/9/1974, Việt Nam và Áp-ga-ni-xtan
lập quan hệ
ngoại giao.
- Tháng 12/1987, Tổng thống Áp-ga-ni-xtan
Mô-ham-mét
Na-di-bu-la (Mohammad Najibullah) thăm chính thức Việt Nam.
- Việt Nam và Áp-ga-ni-xtan từng mở Đại
sứ quán tại hai nước, tuy nhiên ta đóng cửa Đại
sứ quán từ 6/1992, Bạn đóng cửa Đại
sứ quán tại Việt Nam từ 8/1993 (chủ yếu do
nội chiến và khó khăn về kinh tế của
Bạn).
Tháng 6
năm 2020