Thông tin cơ bản về Ti-mo Lét-xtê và quan hệ Việt Nam - Ti-mo Lét-xtê
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên nước: Cộng hòa Dân chủ Ti-mo Lét-xtê (Democratic Republic of Timor-Leste)
2. Thủ đô: Đi-li (Dili)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: 28/11/1975.
5. Diện tích: 15.007 km2.
6. Dân số: 1,29 triệu người (2019)
7. Vị trí địa lý: Ti-mo Lét-xtê gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Ti-mo (đảo Ti-mo nằm ở phía Nam quần đảo In-đô-nê-xi-a) cùng hai đảo nhỏ phụ cận là A-tau-rô và Gia-cô. Phía Tây của đảo Ti-mo là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a. Phía Đông và Bắc của Ti-mo Lét-xtê gần với các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, phía Nam gần với Ố-xtrây-li-a và được ngăn cách cách bởi biển Ti-mo.
8. Thu nhập bình quân đầu người: 2,279 USD (2019)
9. Đơn vị tiền tệ: đô la Mỹ ($)
10. Dân tộc: Có 10 sắc tộc chia thành 2 nhóm chính là Malay - Papuan và thiểu số người Hoa. Sắc tộc Tetum chiếm 33%, Mambai 12%, Kemak 8%, Bunak, Fataluku, Makasai 10%, Galoli 8% và Tokodede 8%. Sắc tộc Tetum theo chế độ mẫu hệ.
11. Tôn giáo: 97% là Công giáo, còn lại làTin lành, Hồi giáo và Phật giáo.
12. Ngôn ngữ: tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức (tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ hành chính)
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
- Thể chế nhà nước: Cộng hòa nghị viện. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống (nhiệm kỳ 5 năm, là biểu tượng quốc gia nhưng có quyền phủ quyết, giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử).
- Hệ thống Toà án, công tố, kiểm soát theo mô hình Nhà nước Cộng hòa.
- Các lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
+ Tổng thống Phờ-ran-xít-cô Gu-tơ-rét Lú Ô-lô (Francisco Guterres Lú Olo), từ tháng 5/2017.
+ Thủ tướng Ta-u Ma-tan Ru-ắc (Taur Matan Ruak) từ tháng 6/2018.
+ Chủ tịch Quốc hội: A-rao Nô-ê Cốt-xta A-ma-ran (Arao Noe Costa Amaral).
+ Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác: bà A-dan-gi-da An-béc-ti-na Ha-vi-ê Rê-ít Mác-nô (Adaljiza Albertina Xavier Reis Magno), từ tháng 6/2020.
2. Kinh tế - xã hội:
- Kinh tế Timor-Leste còn chậm phát triển, nhất là về hạ tầng sau nhiều năm bất ổn do bạo lực kéo dài. Mặc dù có nhiều tiến bộ, ước tính vẫn có khoảng 40% người dân sống dưới mức nghèo khổ. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngành dầu khí, chiếm 80% GDP. Timor-Leste đang khẩn trương cải tổ cơ cấu nền kinh tế, phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề để tránh phụ thuộc vào nguồn tài nguyên dầu khí đang cạn kiệt. Năm 2011, Chính phủ thông qua Chiến lược phát triển kinh tế Timor-Leste đến năm 2030, trong đó tập trung phát triển cơ sở hạ tầng để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế. GDP năm 2019 đạt 3,1 tỷ USD.
QUAN HỆ VIỆT NAM - TI-MO LÉT-XTÊ
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002, Đại sứ quán Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a kiêm nhiệm Ti-mo Lét-xtê.
2. Khuôn khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao
3. Các mốc lớn trong quan hệ:
- Tháng 9/1975, Việt Nam công nhận tuyên bố độc lập của Mặt trận Cách mạng vì một Ti-mo Lét-xtê độc lập (FRETILIN).
- Tháng 5/2002, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm tham dự Lễ Tuyên bố Độc lập của Ti-mo Lét-xtê.
- Tháng 7/2002, bên lề các hội nghị ASEAN tại Bru-nây, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Ti-mo Lét-xtê đã ký Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ.
- Tháng 3/2003, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Hô-xê Ra-mốt Hốt-ta (José Ramos Horta) thăm làm việc Việt Nam;
- Tháng 8/2005, Tổng thống Cay Ra-la Xa-na-na Gút-xmao thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
- Tháng 4/2010, Tổng thống Ti-mo Lét-xtê Hô-xê Ra-mốt Hốt-ta thăm chính thức Việt Nam, hai bên ký Hiệp định khung về Hợp tác Kỹ thuật và Kinh tế, nhất trí thiết lập cơ chế Ủy ban Hỗn hợp.
- Tháng 9/2013, Thủ tướng Xa-na-na Gút-xmao thăm chính thức Việt Nam, hai bên ký Hiệp định Thương mại.
- Tháng 9/2009, Bộ trưởng Ngoại giao Ra-ca-ri-át An-ba-nô đờ Cốt-ta (Zacarias Albano da Costa) và Bộ trưởng Công thương và Du lịch Gin đa Cốt-xta A-vi (Gil da Costa Alvis) thăm Việt Nam;
- Tháng 4/2012, Ti-mo Lét-xtê mở Đại sứ quán và cử Đại sứ thường trú tại Hà Nội.
- Tháng 4/2016, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác En-na-ni Cô-ê-hô đờ Xin-va (Hernâni Filomena Coelho da Silva) thăm chính thức Việt Nam.
- Tháng 6/2019, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Dionisio Babo Soares thăm chính thức Việt Nam từ tháng 4/2012.
- Tháng 8/2019, Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã thăm và làm việc tại Ti-mo Lét-xtê và dự Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày trưng cầu dân ý về độc lập của Ti-mo Lét-xtê.
Tháng 8/2020
![]() ![]() ![]() ![]() |