KHÁI
QUÁT CHUNG
1. Tên
quốc gia: Nhà nước Độc lập Papua New
Guinea (Independent State of Papua
New Guinea)
2. Thủ
đô: Pot Mo-bi (Port Moresby)
3. Quốc
kỳ:
4. Quốc
khánh: 16/9/1975
5. Diện
tích: 462.840 km2
6. Dân
số: 8.927.298 người (5/2020)
7. Vị
trí địa lý: nằm sát dưới
đường xích đạo, về phía Đông Nam Châu Á,
gồm 2 quần đảo chính trước đây
được gọi riêng rẽ là Papua và New Guinea nằm
giữa Biển San hô và Biển Nam Thái Bình Dương (tổng
cộng có trên 600 đảo). Những nước láng giềng
gần nhất của PNG gồm Indonesia (hai nước có
đường biên giới trên đất liền dài
820km), quần đảo Solomon, Australia, Vanuatu ở phía Nam;
Micronesia ở phía Đông; Philippines ở phía Bắc.
8. Đơn
vị tiền tệ: kina
(K), 1 USD = 3,47 PGK (8/2020)
9. Thu
nhập bình quân đầu người: 3,764
USD/năm (2019)
10. Dân
tộc: thổ dân Pa-pua, thổ dân di cư từ các tiểu
vùng Châu Đại Dương, Ấn Độ Dương
11. Tôn
giáo: Tin Lành 69%, Cơ đốc giáo 27%, tín ngưỡng
bản địa và tôn giáo khác 3,3%, đạo Baha’i 0,3%.
12. Ngôn
ngữ: các ngôn ngữ chính thức là tiếng
Anh, tiếng Tok Pisin, tiếng Hiri Motu và ngôn ngữ cử chỉ
Pa-pua Niu Ghi-nê; ngoài ra có 820 thổ ngữ khác nhau (chiếm
12% tổng số ngôn ngữ được biết đến
của thế giới)
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ
- XÃ HỘI
1.
Chính trị:
- Pa-pua Niu
Ghi-nê theo chế độ quân chủ lập hiến và dân
chủ nghị viện. Pa-pua Niu Ghi-nê trở thành thể chế
dân chủ đại nghị vào tháng 9/1975. Người
đứng đầu Nhà nước trên danh nghĩa là Nữ
hoàng Anh Elizabeth II. Đại diện chính thức của Nữ
hoàng Anh là Toàn quyền do Quốc hội bầu (được
sự chấp thuận của Nữ hoàng Anh) và là nguyên thủ
quốc gia của Pa-pua Niu Ghi-nê về mặt nghi thức.
Quốc hội nhất viện gồm 111 thành viên
được bầu theo hình thức phổ thông 05 năm
một lần gồm đại diện của 19 tỉnh
và thành phố thủ đô. Quốc hội bầu chọn
Thủ tướng là người lãnh đạo đảng
hoặc liên đảng chiếm đa số. Toàn quyền
chỉ định các thành viên nội các (Hội đồng
Hành pháp Quốc gia) trên cơ sở giới thiệu của
Thủ tướng. Ngành tư pháp hoạt động
độc lập, không phụ thuộc vào Chính phủ,
trong đó Toà án Tối cao là cấp cao nhất. Đảng
Liên minh Quốc gia là đảng chính trị lớn nhất.
- Bộ máy
hành chính có ở 03 cấp: quốc gia, tỉnh và địa
phương. Hiện tại, Pa-pua Niu Ghi-nê được
chia thành 19 tỉnh và 1 thành phố thủ đô (Port Moresby).
- Kể từ
khi giành độc lập (1975) đến nay, Pa-pua Niu Ghi-nê
trải qua nhiều Chính phủ khác nhau thông qua các cuộc bầu
cử và bỏ phiếu bất tín nhiệm.
- Các lãnh đạo
chủ chốt hiện nay:
+ Thủ
tướng: Ông Giêm Ma-ra-pê (James Marape)
+ Toàn quyền:
Ông Bốp Đa-đê (Bob Dadae)
+ Bộ
trưởng Ngoại giao: Ông Pa-trích Pờ-ru-ai (Patrick
Pruaitch)
2.
Kinh tế-xã hội:
- Pa-pua Niu
Ghi-nê là một nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên
như khoáng sản, gỗ và hải sản…. Kinh tế Pa-pua
Niu Ghi-nê là sự kết hợp của kinh tế tự
cung tự cấp và kinh tế thị trường kém phát
triển; 80% dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp.
Các ngành khoáng sản, gỗ và hải sản chủ yếu
do các nhà đầu tư nước ngoài làm chủ. Các sản
phẩm nông nghiệp chủ yếu là cà phê, dầu dừa,
dầu cọ, chè, cacao, gỗ, vani, cao su, rau quả, thịt.
Tỷ lệ các ngành trong GDP: nông nghiệp 35%, công nghiệp
38%, dịch vụ 27%.
- Công nghiệp
kém phát triển, chủ yếu là khai khoáng, khai thác và chế
biến gỗ; các sản phẩm chính là đồ gỗ
(ép), sản phẩm kim loại cán, khai thác mỏ (vàng, bạc,
đồng, dầu thô), xây dựng, du lịch. Bạn hàng
thương mại của Pa-pua Niu Ghi-nê chủ yếu là
Nhật, Đức, Úc, Niu Di-lân, Trung Quốc. Các sản phẩm
xuất khẩu chính: vàng, đồng, dầu, cà phê, ca cao,
dầu dừa, gỗ. Xuất khẩu khoáng sản chiếm
tới 72% tổng giá trị hàng xuất khẩu mỗi
năm. Các sản phẩm nhập khẩu chính: máy móc và thiết
bị giao thông, thực phẩm, nhiên liệu, hoá chất.
- Sau nhiều năm phát triển
chậm, thâm hụt ngân sách trầm trọng, từ năm
2003, kinh tế Pa-pua Niu Ghi-nê có sự khởi sắc, GPP
tăng trưởng nhanh và liên tục, đồng nội
tệ ổn định, lạm phát giảm, nhờ tình
hình chính trị nội bộ dần ổn định.
Đặc biệt, nhờ sự phát triển của ngành
khai khoáng và xây dựng, Pa-pua Niu Ghi-nê đã trở thành
nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh thứ 6 của thế giới năm 2011 (9%). Tuy nhiên,
một phần lớn người dân vẫn sống
dưới mức nghèo khổ (37%). Pa-pua Niu Ghi-nê vẫn phải
đối phó với nhiều thách thức như tham nhũng
tràn lan, hệ thống luật pháp còn yếu kém, tranh chấp
về quyền sở hữu và sử dụng đất
làm suy giảm lòng tin của nhiều nhà đầu tư,
Chính phủ can thiệp nhiều vào hoạt động kinh
tế trong khi chưa có quyết tâm thực hiện những
cải tổ sâu rộng cần thiết.
GDP năm 2019 đạt khoảng 21,5 tỷ USD. Dự án
khai thác khí hóa lỏng (LNG) trị giá 7 tỷ USD do InterOil
(Canada) thực hiện đã tìm được nguồn tài
chính và bắt đầu vận hành từ năm 2014 với
sản lượng 4 triệu tấn /năm. Chính phủ
cũng chấp nhận cho Exxon Mobil (Mỹ) cùng với một
số đối tác khác từ Nhật, Trung Quốc, Úc khởi
động dự án dầu khí trị giá 15 tỷ USD, bắt
đầu khai thác từ năm 2013, sản lượng 6,9
triệu tấn/năm.
QUAN HỆ VIỆT NAM – PA-PUA
NIU GHI-NÊ
1.
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam: 03/11/1989, Đại sứ quán Việt
Nam tại Úc kiêm nhiệm Pa-pua Niu Ghi-nê.
2.
Khuôn khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao
3.
Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
- Lãnh đạo
hai nước chủ yếu tiếp xúc tại các diễn
đàn đa phương như ASEAN (Pa-pua Niu Ghi-nê là nước
duy nhất của Châu Đại Dương hưởng
quy chế quan sát viên đặc biệt của ASEAN), LHQ và
các diễn đàn quốc tế khác; cho đến nay, hai
bên chưa trao đổi được đoàn cấp cao.
- Tổng
Thư ký Bộ Ngoại giao Pa-pua Niu Ghi-nê thăm Việt Nam
từ 31/10 - 06/11/1989 và hai nước chính thức thiết
lập quan hệ ngoại giao.
- Bên lề Hội
nghị cấp cao APEC-23 tại Philippines, dưới sự
chứng kiến của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Thủ tướng Pa-pua Niu Ghi-nê
Peter O’Neill, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước
đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác trong khuôn khổ
APEC giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pa-pua Niu
Ghi-nê. Bạn quan tâm kinh nghiệm tổ chức HNCC APEC-25 của
ta, muốn được ta hỗ trợ, chia sẻ.
Tháng 6/2020