KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên nước:
Liên bang Mai-cờ-rô-nê-xi-a (Federated States of Micronesia)
2. Thủ đô:
Pa-li-ki (Palikir)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh:
10/5/1979
5. Diện tích:
Tổng
diện tích đất khoảng 702km2, nằm rải rác trên một vùng biển
rộng
2.978.000 km2
6. Dân số:
114.888 người (5/2020)
7. Vị trí địa lý:
nằm ở Bắc Thái Bình Dương
8. Đơn vị tiền tệ:
đô-la Mỹ (USD)
9. Thu nhập bình quân đầu người: 2.773 USD (2018)
10. Dân tộc:
người
thổ dân Ka-nát (Kanak), người Châu Âu, người gốc Ấn, Hoa
11. Tôn giáo:
đạo
Cơ đốc và đạo Hồi
12. Ngôn ngữ:
tiếng
Anh
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính
trị:
- Liên bang
Mai-cờ-rô-nê-xi-a theo chế độ dân chủ lập hiến với cơ quan hành pháp,
lập pháp
và toà án riêng biệt, không có đảng phái chính thức.
- Chính
quyền bang (Chuuk, Kosrae, Pohnpei, Yap) nắm tương đối nhiều quyền lực
và có hệ
thống lập pháp cùng tòa án riêng.
- Quốc hội
chỉ có một viện với 14 thành viên (10 nghị sĩ được bầu trực tiếp có
nhiệm kỳ 2
năm và 4 nghị sĩ được bầu đại diện cho 4 bang có nhiệm kỳ 4 năm).
- Tổng thống
và Phó Tổng thống đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, được Quốc hội bầu với
nhiệm
kỳ 04 năm.
- Lãnh đạo hiện nay:
+ Tổng
thống: Ông Đa-vit Pa-nu-en (David W. Panuelo)
+ Phó Tổng
thống: Ông Giô-xi-vô Gioosooc (Yosiwo George)
+ Chủ tịch
Quốc hội: Ông Goet-ly Xi-mi-na (Wesley Simina)
+ Bộ trưởng
Ngoại giao: Ông Lo-rin Rô-bơt (Lorin S. Robert)
2. Kinh
tế-xã hội:
- Kinh tế của
Mai-cờ-rô-nê-xi-a phụ thuộc nhiều vào viện trợ của Mỹ. Phần lớn
các
hoạt động kinh doanh do Chính phủ tiến hành, 70% lao động làm việc cho
Nhà
nước. Theo Hợp tác Liên kết
Tự do, Mỹ viện
trợ cho Mai-cờ-rô-nê-xi-a 1,3 tỷ USD từ
năm 1986 đến
năm 2001, và sẽ tiếp tục viện trợ mỗi năm hàng triệu USD cho đến năm
2023, đây
là một trong những nguồn thu ngân sách chính của Mai-cờ-rô-nê-xi-a.
- Nhìn
chung, kinh tế Mai-cờ-rô-nê-xia chưa phát triển,
một phần
là do vị trí địa lý cô lập và cơ sở hạ tầng kém phát triển. GDP vào
khoảng 232
triệu USD, tăng trưởng 0,3% mỗi năm, GDP/đầu người khoảng 3258 USD
(2017). Nông
nghiệp và khai thác thuỷ hải sản là những ngành kinh tế chính của Mai-cờ-rô-nê-xi-a. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là hạt tiêu, hoa
quả
nhiệt đới, dừa… Mai-cờ-rô-nê-xi-a xuất khẩu chủ
yếu là hải
sản, sản phẩm nông nghiệp cho Nhật, Mỹ, Guam
và nhập khẩu lương thực, hàng chế tạo, máy móc thiết bị…
- Tài nguyên
biển là thế mạnh của nước này. Hàng năm, Mai-cờ-rô-nê-xi-a thu từ các
nước khác khoảng 8 triệu USD tiền lệ phí,
Đài Loan và Trung Quốc hiện là đối tác chính của Mai-cờ-rô-nê-xi-a. Công
nghiệp du lịch cũng đang phát triển (chủ yếu là
du khách từ Nhật Bản), tuy nhiên còn bị nhiều hạn chế do vị trí địa lý,
thiếu
đường bay thẳng và hạ tầng yếu kém.
QUAN HỆ VIỆT NAM – MAI-CỜ-RÔ-NÊ-XI-A:
1. Ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 22/09/1995, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc kiêm nhiệm
Mai-cờ-rô-nê-xi-a.
2. Khuôn
khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao
3. Những
mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
- Cho đến
nay, quan hệ hai nước chưa phát triển, chưa có Hiệp định hay Thỏa thuận
Hợp tác
hoặc Bản ghi nhớ (MoU) nào được ký kết.
- Tháng
01/2008 và tháng 6/2018, Chủ tịch Quốc hội Mai-cờ-rô-nê-xi-a sang thăm
chính
thức Việt Nam.
- Cuối năm
2013, Tổng thống Mai-cờ-rô-nê-xi-a đã gửi thư thăm hỏi Chủ tịch nước
Trương Tấn
Sang, đồng thời hỗ trợ Việt Nam 25.000 USD khắc phục hậu quả bão Hải Yến
(Haiyan). Khi bão May-sắc (Maysak) tràn qua Mai-cờ-rô-nê-xi-a (4/2015),
ta cũng
đã viện trợ khẩn cấp cho Bạn 50.000 USD.
- Tháng
1/2018, Phó Chủ tịch Quốc hội Mai-cờ-rô-nê-xi-a đã sang Việt Nam dự Diễn
đàn
Nghị viện Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 26 tại Việt Nam.
- Tháng
6/2016, Thứ trưởng Bộ NN PTNT Vũ Văn Tám thăm Mai-cờ-rô-nê-xi-a.
- Hai nước
cũng hợp tác và phối hợp tương đối tốt trong các diễn đàn quốc tế và khu
vực mà
hai bên cùng tham gia.
Tháng
6/2020