Thông tin cơ bản về Nhà nước Xa-moa Độc lập và quan hệ Việt Nam - Xa-moa
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên
quốc gia: Nhà nước Xa-moa độc lập (Independent
State of Samoa)
2. Thủ
đô: Ai-pa (Aipa)
3. Quốc
kỳ:
4. Quốc
khánh: 01/01/1962 (ngày độc lập từ Niu
Di-lân, nhưng luôn kỷ niệm Quốc khánh vào ngày 01/6)
5. Diện
tích: 2.934km2
6. Dân
số: 198.266 người (5/2020)
7. Vị
trí địa lý: Nằm ở trung tâm Nam Thái
Bình Dương, giáp Phi-gi và Ô-xtrây-li-a
8. Đơn
vị tiền tệ: tālā ($), 1
USD = 75 WST (6/2020)
9. Thu
nhập bình quân đầu người: 4420
USD (2018)
10. Dân
tộc: Người Xa-moa chiếm 92,6%, người
lai giữa châu Âu và thổ dân chiếm 7%.
11. Tôn
giáo: Tin Lành (31,8%), Công giáo Roma (19,4%), Thánh hữu
Ngày sau của Chúa Jesus (16,9%), Giám Lý (12,4%) và một số
tôn giáo khác.
12. Ngôn
ngữ: Tiếng Anh và tiếng Xa-moa.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ
- XÃ HỘI
1.
Chính trị:
- Xa-moa theo chế độ Cộng hòa đại
nghị đơn nhất. Đảng chính hiện nay là
Đảng Bảo vệ Nhân quyền. Hội đồng
Lập pháp (trước đây) và Quốc hội (Fono) hiện
nay gồm 49 đại biểu, có nhiệm kỳ 5 năm
(47 người gốc Samoa và 2 người sắc tộc
khác, lần bầu cử gần nhất là Quốc hội
khóa 16 vào ngày 04/3/2016).
- Chính phủ
đứng đầu là Thủ tướng do Quốc hội
bầu và được Người đứng đầu
Nhà nước bổ nhiệm. Tình hình chính trị-nội bộ
Xa-moa nhìn chung ổn định.
Các Lãnh đạo chủ chốt hiện nay:
- Người đứng đầu nhà nước
(Head of State): Ngài Tui-ma-lê-a-li-i-pha-nô Va-a-lê-toa Su-a-lau-vi Đệ
nhị (His Highness Tuimalealiifano Vaaletoa Sualauvi II).
- Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao: Ngài Tui-la-ê-pa Nê-i-ô-ti Lu-pê-sô-li-a Sai-lê-lê
Ma-li-ê-lê-ga-ôi (Hon. Tuilaepa Lupesoliai Neioti Aiono Sailele Malielegaoi).
2.
Kinh tế-xã hội:
Còn nhiều
khó khăn, dựa vào nguồn thu chủ yếu từ
lĩnh vực du lịch, xuất khẩu nông nghiệp, kiều
hối và phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước
ngoài, nhất là từ Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.
QUAN HỆ VIỆT NAM – XA-MOA:
1.
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt
Nam: 09/3/1994, Đại sứ quán Việt Nam tại
Niu Di-lân kiêm nhiệm Xa-moa.
2.
Khuôn khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao
3.
Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
Hai bên
duy trì quan hệ chính trị và phối hợp ủng
hộ lẫn nhau trên một số diễn đàn đa phương;
tuy nhiên, hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể
hầu như chưa có do vị trí địa lý, đi
lại khó khăn, cơ sở hạ tầng Bạn
yếu kém. Ta không có vấn đề ngư dân-tàu
thuyền với Xa-moa.
- Ngày 03
– 07/9/2012: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Thủy sản Xa-moa Mamea Ropati dẫn đầu đoàn Xa-moa
tham dự Hội nghị Toàn cầu lần thứ 2
về nông nghiệp, an ninh lương thực và biến
đổi khí hậu tại Hà Nội.
- Ngày 09/4/2015:
Đại sứ Nguyễn Việt Dũng trình Quốc
thư lên Ngài Tui Atua Tupua Tamasese Efi, Người đứng
đầu Nhà nước Xa-moa.
- Tháng
6/2018: Phó Thủ tướng Xa-moa tham dự Đại
hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu
lần thứ 6 tổ chức tại Đà Nẵng.
Tháng 5/2020
![]() ![]() ![]() ![]() |