Thông tin cơ bản về Cộng hòa Phi-gi và quan hệ Việt Nam - Phi-gi
KHÁI QUÁT
CHUNG
1. Tên
quốc gia: Cộng hòa Phi-gi (The
Republic of Fiji)
2. Thủ
đô: Su-va (Suva)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc
khánh: 10/10/1970
5. Diện
tích: 18.274 km2
6. Dân
số: 896.445 người (5/2020)
7. Vị trí
địa lý: là một đảo quốc nằm ở
tiểu vùng
Melanesia thuộc châu Đại Dương, nằm trong khu vực Nam Thái Bình Dương,
cách đảo
Bắc của Niu Di-lân khoảng 2.000km về phía Đông Bắc; phía Tây giáp
Va-nu-a-tu,
phía Tây Nam giáp Niu Ca-lê-đô-ni-a; phía Đông Nam giáp đảo Cơ-ma-đéc
của Niu
Di-lân, phía Đông giáp Tông-ga, phía Đông Bắc giáp quần đảo Xa-moa và
phía Bắc
giáp Tu-va-lu; bao gồm hơn 800 hòn đảo lớn nhỏ.
8. Đơn vị
tiền tệ: Đô-la
Phi-gi (1 FJD = 0,54 USD)
9. Thu
nhập bình quân đầu người: 5.589
USD/năm (2017)
10. Dân tộc: chủ yếu là người Phi-gi, ngoài ra có người
Ấn Độ,
Châu Âu, Trung Quốc
11. Tôn
giáo: Đa số theo Đạo Cơ Đốc
và Hồi
giáo
12. Ngôn
ngữ: Tiếng Anh, Phi-gi,
Hindi,
Rotuman
TÌNH HÌNH
CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính
trị:
- Chế
độ chính trị hiện nay: Cộng hòa dân chủ nghị viện
(Phi-gi vẫn
đang tiếp tục quá trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ hóa).
- Quốc hội Phi-gi trước
đây gồm Hạ viện và Thượng viện. Tuy nhiên, theo Hiến pháp mới 2013,
Quốc hội là
cơ quan lập pháp đơn nhất, gồm 50 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm.
- Tổng thống là người
đứng đầu Nhà nước, Tổng tư lệnh các LLVT, có nhiệm kỳ 3 năm, được Quốc
hội bầu
trên cơ sở kiến nghị của Thủ tướng hoặc Lãnh tụ đối lập. Tuy vai trò
của Tổng
thống chủ yếu mang tính nghi lễ, song vẫn có ảnh hưởng nhất định trong
việc
giải quyết các cuộc khủng hoảng chính trị. Thủ tướng là người đứng đầu
Chính
phủ và cũng được Quốc hội bầu. Quyền lực hành pháp thuộc về Chính phủ.
Quyền
lực lập pháp được giao cho cả Chính phủ và Quốc hội. Tư pháp độc lập
với hành
pháp và lập pháp.
- Các đảng chính ở
Phi-gi: Phi-gi Trên Hết (FFP), Tự do Dân chủ Xã hội chủ nghĩa
(SODELPA), Liên
đoàn Quốc gia (NFP), Đảng Tự do Thống nhất Phi-gi (FUFP), Một Phi-gi
(OFP), Dân
chủ Nhân dân (PDP), Công đảng Phi-gi (FLP).
- Chính quyền địa phương:
được chia thành 4 khu vực hành chính là Trung Phi-gi (gồm 5 tỉnh), Đông
Phi-gi
(gồm 3 tỉnh và đảo Rotuma tự trị), Nam Phi-gi (3 tỉnh) và Tây Phi-gi (3
tỉnh)
đứng đầu bởi các Cao ủy do chính quyền trung ương chỉ định. Mỗi tỉnh do
một hội
đồng tỉnh chịu trách nhiệm, riêng đảo Rotuma có hội đồng quản lý riêng.
- Tại Phi-gi, Great
Council of Chiefs (Hội đồng Trưởng lão) là định chế chính trị được thực
dân Anh
thành lập vào năm 1876 và tồn tại đến tháng 3/2012 thì bị giải tán theo
quyết
định của chính phủ quân sự lâm thời. Phiên bản gần đây nhất của Hội
đồng được
xây dựng trên cơ sở Mục 116 của Hiến pháp cũ 1997. Ngoài Great Council
of Chiefs
đã bị giải tán, Phi-gi còn có một thực thể phi chính trị khác, không
được quy
định trong Hiến pháp, có quy mô lớn hơn bao gồm các thế hệ với những
cấp bậc
của giới quý tộc Phi-gi là House of Chiefs (Viện Trưởng lão).
Các lãnh đạo chủ chốt
hiện nay:
- Tổng thống: Ông Jioji
Konousi Konrote (Giô-gi Cô-nô-si Côn-rô-tê)
- Thủ tướng: Ông
Frank Bainimarama (Phờ-ranh
Bai-ni-ma-ra-ma)
- Chủ tịch Quốc hội: Ông
Ratu Epeli Nailatikau (Ra-tu Ê-pê-li Nai-la-ti-cau)
- Bộ trưởng Ngoại giao: Ông
Inia Seruiratu (I-ni-a Xê-rui-ra-tu)
2. Kinh
tế-xã hội:
Phi-gi là một nước đang
phát triển, kinh tế khá nhỏ bé, phân tán. Trồng mía và sản xuất đường
là những
ngành chủ chốt của Phi-gi. Du lịch cũng là ngành có triển vọng đem lại
nguồn
thu cho ngân sách. Ngoài ra, Phi-gi có thế mạnh về khai khoáng (vàng,
nước
khoáng...). Phi-gi đang cố gắng đa dạng hóa nền kinh tế với việc phát
triển
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thay thế nhập khẩu, bao gồm hàng dệt và
chế biến
thực phẩm. Phi-gi xuất khẩu chủ yếu là đường, vàng và gỗ.
Do biến động chính trị
từ năm 2006, kinh tế Phi-gi gặp nhiều khó khăn (tăng trưởng -1,3% đến
0,7%). Du
lịch và xuất khẩu mía đường bị ảnh hưởng nặng nề. Các nước tài trợ
chính cho
Phi-gi trước đây là Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân và Mỹ đều tạm ngừng các
khoản viện
trợ. Tháng 4/2009, Chính phủ Phi-gi tuyên bố phá giá đồng bản tệ 20%.
Với việc
dần ổn định về chính trị, kinh tế Phi-gi bắt đầu tăng trưởng dương đạt
2,2%
(2013), lạm phát ở mức 3% (2013). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là:
lúa mì, đồ
uống có cồn, vải dệt tay; nhập khẩu vàng, quần áo, đồ ăn. Các đối tác
xuất khẩu
chính là Ô-xtrây-li-a, Mỹ và Nhật. Các đối tác nhập khẩu chính là
Xinh-ga-po,
Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.
Phi-gi là quốc gia
thường phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng từ các siêu bão
nhiệt đới,
tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội đất nước (lũ lụt diện
rộng, các
cơn bão nhiệt đới nghiêm trọng và cạn kiệt nguồn cá). Do đó, ứng phó
với biến
đổi khí hậu là một ưu tiên lớn của Phi-gi. Theo kế hoạch hành động quốc
gia về
khí hậu, Phi-gi cam kết sẽ tạo ra 100% điện năng từ các nguồn năng
lượng tái
tạo vào năm 2030 đồng thời hứa sẽ cắt giảm 30% lượng khí thải tổng thể
từ ngành
năng lượng vào năm 2030 (trong trường hợp nếu nhận được sự giúp đỡ về
tài chính
từ các nước công nghiệp).
QUAN HỆ VIỆT
NAM - PHI-GI
1. Ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 14/5/1993.
Đại sứ quán Việt Nam tại Niu Di-lân kiêm nhiệm Phi-gi.
2. Khuôn
khổ quan hệ: quan
hệ ngoại giao
3. Những
mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
Bạn tỏ coi trọng
quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN,
muốn có
dịp thăm Việt Nam và một số nước trong khu vực vào thời gian thích hợp.
Tuy
nhiên quan hệ hai nước chưa phát triển nhiều, chủ yếu duy trì quan hệ
chính
trị-ngoại giao và ủng hộ nhau ứng cử vào các cơ quan của LHQ; và chưa
ký kết
thỏa thuận hợp tác.
- Ngày 12/11/2015, nhân
dịp Ngài Giô-gi Cô-nô-si Côn-rô-tê nhậm chức Tổng thống mới của Phi-gi,
Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang đã có điện mừng.
- Tháng 02/2016, siêu
bão Winston tràn qua Phi-gi gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống, Thủ
tướng và Bộ
trưởng Ngoại giao Phi-gi.
- Ngày 09/11/2016, Đại
sứ mới của Phi-gi tại Nhật Bản kiêm nhiệm Việt Nam I-si-ke-li
Ma-tai-to-ga
(Isikeli Mataitoga) đã trình Thư ủy nhiệm lên Chủ tịch nước Trần Đại
Quang.
Tháng 6/2020
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |