KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên quốc gia: Quần đảo Xô-lô-môn (Solomon Islands)
2. Thủ đô: Hô-ni-a-ra (Honiara)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: 7/7/1978
5. Diện tích: 28.400 km2
6. Dân số: 684.363 người
(5/2020)
7. Vị trí địa lý: Gồm 6 đảo lớn và gần 900 đảo nhỏ trải dài 1500 km từ Đông sang Tây, nằm ở phía Tây Nam Pa-pua Niu Ghi-nê.
Các nước láng giềng gần nhất là Pa-pua Niu
Ghi-nê, Niu Di-lân và Ô-xtrây-lia
8. Đơn vị tiền tệ: Đô la Xô-lô-môn (SI$), 1 USD = 8,25 SBD.
9. Thu nhập bình quân đầu người: 2.357 USD (2019)
10. Dân tộc: Người
Melanesian chiếm 94,5% dân
số; còn lại là người
Polynesian (3%), người Micronesian (1,2%),
các nhóm người khác (1,1%)
11. Tôn giáo: Chủ yếu là Thiên
chúa giáo (chiếm 92% dân số)
12. Ngôn ngữ: Tiếng Anh
là ngôn ngữ
chính thức (nhưng chỉ có từ 1%-2% dân số nói
thạo); ngoài ra có 74 thổ ngữ.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1.
Chính trị:
- Thể
chế nhà nước Quân chủ lập hiến do Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng
đầu, có Đại diện là Toàn quyền
(được Quốc
hội lựa chọn và có
nhiệm kỳ 5 năm). Hệ thống hành chính gồm 9 tỉnh và 1 lãnh thổ thủ đô.
- Quốc
hội Xô-lô-môn có một viện
gồm 50 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng là thủ lĩnh
của đảng chiếm đa số tại Quốc hội hoặc liên minh chiếm đa số tại Quốc hội và được
Quốc hội bầu. Đặc điểm của Quốc hội Xô-lô-môn là gồm
nhiều đảng
nhỏ và yếu, do vậy, chính phủ Xô-lô-môn thường không ổn định.
- Các lãnh đạo
chủ chốt hiện nay:
+ Toàn quyền: H.E. David Vunagi (Đa-vit Vu-na-di)
+ Thủ tướng: H.E.
Manasseh Sogavare (Ma-nat-xe Xô-ga-ve)
+ Bộ trưởng Ngoại giao và Ngoại thương: H.E. Jeremiah Manele
(Gie-rê-mi Ma-nên)
2. Kinh tế - xã hội:
- 75% lực
lượng lao động
tự kiếm sống bằng sản xuất nông nghiệp và đánh bắt
cá. Hầu hết các hàng
hoá tiêu dùng và xăng
dầu phải nhập khẩu. Trong cơ cấu
kinh tế, nông nghiệp chiếm 42%, dịch vụ chiếm 47% và công nghiệp
chiếm 11%.
-
Bạo loạn sắc tộc kéo dài từ
1999-2003, tiếp đó
là động đất và sóng thần (tháng 4/2007) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Xô-lô-môn.
Xô-lô-môn phải lệ thuộc lớn vào viện
trợ nước ngoài, chủ yếu từ Ô-xtrây-li-a (năm 2005, Xô-lô-môn được các nước viện trợ gần 200 triệu USD, chiếm hơn 65% GDP). Kinh tế Xô-lô-môn
kém phát triển. Tăng trưởng GDP những
năm gần đây: 2016 đạt
3,4%, 2017 đạt 3,2%, 2018 đạt 3,9%
-
Các sản phẩm nông-lâm nghiệp chính của Xô-lô-môn gồm dừa, ca cao, gạo, khoai tây, rau
quả. Công nghiệp có 3 ngành chính là
khai mỏ (vàng), khai thác
gỗ và chế biến cá, bị hạn
chế nhiều do cơ sở hạ tầng và giao thông
kém. Việc khai thác gỗ
quá mức cũng huỷ hoại rừng của Xô-lô-môn. Xô-lô-môn chỉ có duy nhất
1 nhà máy chế biến và đóng hộp
cá do Nhật đầu tư xây dựng, nhưng phải tạm đóng cửa năm 2000 và mới hoạt
động lại gần đây, chủ yếu phục vụ tiêu dùng nội
địa. Ngành dịch vụ chính của Xô-lô-môn là du lịch (lặn biển). Sản phẩm xuất khẩu chính là phụ tùng
máy móc chuyên
dụng, tiền vàng, thiết bị điện dân dụng, lúa mì và
nhập vàng, gỗ, bạc, bạch kim, dụng cụ máy ảnh. Các đối tác xuất khẩu chính của Xô-lô-môn: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Thái lan và I-ta-li-a; đối tác nhập khẩu chính: Ô-xtrây-li-a, Xinh-ga-po, Trung
Quốc và Ma-lai-xi-a.
QUAN HỆ VIỆT NAM – XÔ-LÔ-MÔN:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 30/10/1996, Đại
sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a kiêm nhiệm Xô-lô-môn.
2. Khuôn khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao
3. Những mốc lớn trong quá trình phát
triển quan hệ:
Do
khoảng cách địa lý xa xôi và
nội bộ Xô-lô-môn thường xuyên bất ổn, tiềm lực lại yếu, quan hệ hợp tác giữa ta và Xô-lô-môn hầu
như chưa có gì. Hai nước
chỉ trao đổi một số điện chúc mừng. Từ năm 2000, có một số
công ty Việt Nam (trong đó có
công ty Thanh Hoà ở tỉnh Đà Nẵng) bắt đầu nhập khẩu gỗ từ Xô-lô-môn và bán một
số sản phẩm nội thất sang Bạn.
Tháng 6/2020