Thông tin cơ bản về Cộng hòa Ki-ri-ba-ti và quan hệ Việt Nam - Ki-ri-ba-ti

KHÁI QUÁT CHUNG

1. Tên quốc gia: Cộng hòa Ki-ri-ba-ti  (Republic of Kiribati)

2. Thủ đô: Nam Ta-ra-oa (South Tarawa)

3. Quốc kỳ:

Flag of Kiribati.svg

4. Quốc khánh: 12/7/1979

5. Diện tích: 811 km2.

6. Dân số: 119.234 người (5/2020)

7. Vị trí địa lý: Bao gồm 32 đảo san hô vòng và một đảo biệt lập, chiếm tổng cộng một diện tích khoảng 3.5 triệu kilomet vuông gần rải rác quanh đường xích đạo và giáp với Đường đổi ngày Quốc tế về phía Đông.

8. Đơn vị tiền tệ: đô-la Ô-xtrây-li-a ($), 1 USD = 1,52 AUD và đô-la Ki-ri-ba-ti (hiếm gặp, được neo cố định tỉ giá 1:1 với đô-la Ô-xtrây-li-a)

9. Thu nhập bình quân đầu người: 1.600 USD/năm (2017)

9. Dân tộc: Người Mai-cờ-rô-nê-xia, chiếm 98%

10. Tôn giáo: Công giáo La Mã (55%), Tin lành (36%), Mặc Môn (3,1%), Baha'i (2,2%), Cơ đốc phục lâm (1,9%).

11. Ngôn ngữ: tiếng Anh và tiếng Kiribati đều là ngôn ngữ chính thức.

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI:

1. Chính trị:

- Ki-ri-ba-ti theo chế độ Cộng hòa. Tổng thống vừa là người đứng đầu chính phủ vừa là người đứng đầu nhà nước được bầu 4 năm/lần

- Lãnh đạo chủ chốt: Tổng thống kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Ta-ne-ti Ma-a-mau (Taneti Maamau)

Có 21 đảo có người ở Ki-ri-ba-ti. Ki-ri-ba-ti được phân chia theo địa lý thành ba nhóm đảo, bao gồm: quần đảo Gilbert, quần đảo Line và quần đảo Phoenix. Phần lớn dân số của đất nước sống trên quần đảo Gilbert. Mỗi đảo có Hội đồng địa phương riêng, trong đó đảo Tarawa (thuộc Gilbert) là đảo lớn nhất, có ba Hội đồng: Hội đồng thị trấn Betio, Hội đồng đô thị Nam Tarawa và Hội đồng Bắc Tarawa.

2. Kinh tế-xã hội:

Ki-ri-ba-ti là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nền kinh tế của Kiribati phải đối mặt với khó khăn đáng kể do là nước nhỏ thuộc vùng sâu vùng xa, địa hình lại bị chia cắt, một môi trường tự nhiên khắc nghiệt với đất bạc màu, có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Ki-ri-ba-ti chủ yếu dựa vào đánh bắt cá lệ phí giấy phép và một phần lớn thu nhập của Ki-ri-ba-ti là từ những người dân làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là người đi biển. Ki-ri-ba-ti phải nhập khẩu gần như tất cả các thực phẩm thiết yếu và các mặt hàng sản xuất.

Tuy nhiên Ki-ri-ba-ti i phần lớn đã đạt được sự ổn định về tài chính kể từ khi độc lập vào năm 1979. Chính phủ các nước có truyền thống thông qua một cách tiếp cận thận trọng để chi tiêu trong nước kết hợp với một chính sách có chủ ý tích lũy đầu tư ở nước ngoài cũng như hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ phát triển quốc tế. Các nhà tài trợ chính cung cấp hỗ trợ phát triển là Liên minh châu Âu, Liên hiệp quốc, UNICEF và WHO, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Đài Loan, ADB.

QUAN HỆ VIỆT NAM – KI-RI-BA-TI:

1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 15/9/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Ô-xtrây-li-a kiêm nhiệm Ki-ri-ba-ti.

2. Khuôn khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao

3. Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ: Hai nước chủ yếu giao thiệp qua Trưởng Phái đoàn đại diện tại New York. Cho đến nay, quan hệ hai nước hầu như chưa tiến triển; ta chưa cử Cơ quan Đại diện kiêm nhiệm Karibati.

Tháng 6/2020

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn