I. Thông tin chung:
Tên
nước:
|
Vương Quốc Tây Ban Nha (Kingdom of Spain).
|
|
|
Thành
viên
Thủ
đô
Ngày
Quốc khánh
|
Liên minh châu
Âu (EU), khối Schengen, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây dương (NATO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
(OSCE).
Ma-đrít
(Madrid).
12/10 (được
gọi là Ngày văn hóa Tây Ban Nha, lấy theo ngày Cơ-rít-tô-phơ Cô-lôm-bô đặt
chân đến Châu Mỹ 12/10/1492).
|
Vị
trí địa lý:
|
Tây Nam Châu
Âu, Đông Bắc giáp với Pháp, Bắc và Tây Bắc giáp Đại Tây Dương, Đông và Nam
giáp Địa Trung Hải và Tây giáp Bồ Đào Nha.
|
Diện
tích:
|
504.782 km2.
|
Khí
hậu:
|
Khu vực sâu trong nội địa có
khí hậu khô và nóng vào mùa hè, lạnh vào mùa đông; các khu vực giáp biển có
khí hậu ôn hòa vào mùa hè và lạnh vào mùa đông.
|
Dân
số:
|
47,2 triệu (2015).
|
GDP:
|
1.536 tỷ USD (2016, số liệu của
Ngân hàng Thế giới).
|
GDP
đầu người:
|
34.417 USD/năm (2016).
|
Đơn
vị tiền tệ:
|
Eu-ro (Euro).
|
Dân
tộc:
|
người Tây Ban Nha khoảng 88%,
còn lại là các nhóm dân nhập cư từ Mỹ La tinh, Đông Âu, Bắc Phi, Tây Phi,
Trung Đông và Châu Á.
|
Tôn
giáo:
|
Công giáo khoảng 76%, ngoài ra
còn có Tin Lành, Hồi giáo và các tín ngưỡng ngoại lai khác.
|
Ngôn
ngữ:
|
Ngôn ngữ chính tiếng Tây Ban
Nha (74%), các ngôn ngữ địa phương gồm tiếng Ca-ta-lăng 17%, Ga-li-ci-a 7%,
Bát-xơ- kơ 2%.
|
Cơ
cấu hành chính:
|
17 Cộng đồng tự trị và 2 thành phố
tự trị (Ceuta và Melilla).
|
Lãnh
đạo chủ chốt:
|
- Nhà Vua Phe-lip-pê VI (Felipe
VI, lên ngôi ngày 19/6/2014);
- Thủ tướng Mariano Rajoy chính thức nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai (11/2016)
- Ngoại trưởng Alfonso Maria Dastis Quecedo (11/2016);
- Chủ tịch Thượng viện Pio García-Escudero Márquez (từ 6/2016);
- Chủ tịch Hạ viện Ana Pastor (6/2014).
|
|
|
II. Khái quát lịch sử:
-Sau
khi Cơ-rít-tô-phơ Cô-lôm-bô đặt chân đến Châu Mỹ vào năm 1492 và nhờ sự phát
triển của ngành hàng hải, Tây Ban Nha trở thành một trong những đế quốc hùng
mạnh nhất tại Châu Âu, xâm chiếm nhiều thuộc địa và có ảnh hưởng rộng lớn ở khu
vực Mỹ La Tinh, Châu Phi và Châu Á.
- Đến
thế kỷ 19, cùng với sự bùng nổ của phong trào đấu tranh đòi độc lập của nhiều
nước thuộc địa tại Tây bán cầu, cũng như việc tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và
Tây Ban Nha tại đây, vị thế của Tây Ban Nha ngày càng suy yếu.
- Năm
1873, nền Cộng hoà chuyên chế đầu tiên được thành lập và được duy trì đến năm
1931. Thời kỳ này nền chính trị Tây Ban Nha có xáo trộn lớn và phân cực giữa
các phe phái, đỉnh điểm là việc Đảng cánh tả thắng cử năm 1936 dẫn đến cuộc nội
chiến kéo dài ba năm (1936-1939). Từ năm 1939-1975, Tướng Phờ-răng-cô thiết lập
chế độ độc tài phát xít hơn 35 năm tiếp theo.
- Năm 1975, Tướng Franco qua đời, Tây Ban Nha thiết
lập lại chế độ Quân chủ lập hiến với việc Hoàng tử Juan Carlos I được đề nghị
làm Vua Tây Ban Nha.
- Ngày
01/6/2014, Nhà Vua Juan Carlos I thoái vị, nhường ngôi cho Thái tử Felipe.
- Ngày
19/6/2014, Thái tử Felipe lên ngôi vua lấy hiệu là Felipe VI.
III. Thể chế Nhà nước và các đảng phái chính trị:
- Thể chế nhà nước: Tây Ban Nha theo hệ thống chính trị Quân
chủ lập hiến và Nhà Vua là Nguyên thủ Quốc gia. Trên thực tế, Nhà Vua chỉ có ý
nghĩa tượng trưng, không có thực quyền.
- Cơ quan hành pháp: Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, là lãnh đạo của Đảng chiếm đa số
tại Hạ viện. Trên thực tế, Thủ tướng là người có nhiều quyền hành nhất tại Tây
Ban Nha, có thẩm quyền đưa ra chính sách kinh tế, xã hội, đối ngoại dựa trên
các nguyên tắc của Hiến pháp, có quyền đề cử và bãi nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng. Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2020 có Thủ tướng, 01 Phó Thủ tướng và 13 Bộ
trưởng.
-
Cơ quan lập pháp: Quốc
hội Tây Ban Nha có 2 Viện gồm Thượng viện và Hạ viện - nhiệm kỳ 4 năm.
+ Thượng viện: gồm 266 Thượng nghị sỹ. Bầu
cử Thượng viện gần đây nhất diễn ra ngày 19/06/2016, theo đó đảng Nhân Dân PP
chiếm 146/208 ghế; đảng PSOE
được 62/208 ghế; đảng Podemos được 21 ghế, 3 đảng nhỏ khác được 37 ghế.
+ Hạ viện: gồm 350 nghị sỹ. Đây là Cơ quan
lập pháp quan trọng nhất của Quốc hội, có chức năng chính là thông qua các đạo
luật, các chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội và
đối ngoại, giám sát hoạt động của Chính phủ.
Sau hai cuộc Tổng tuyển cử (12/2015 và
6/2016), đảng Nhân dân (PP) giành được 170/350 ghế, đảng Xã hội công nhân (PSOE)
giành được 85 ghế, đảng Podemos giành được 71 ghế và một số đảng nhỏ chiếm 24
ghế. Với kết quả trên, các đảng đều không thể đứng ra tự thành lập Chính phủ
cũng như các cuộc thương thảo để liên minh giữa các đảng đều thất bại.
Ngày 27/10/2016, sau nhiều vòng tham vấn,
Nhà Vua Felipe VI đã giới thiệu Thủ tướng tạm quyền, Chủ tịch đảng PP để Hạ
viện tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Theo Luật bầu cử Tây Ban Nha, ứng viên phải
dành được đa số phiếu tuyệt đối (176/350);
nếu không đạt, sẽ phải bỏ phiếu vòng 2 và ứng viên chỉ cần đạt đa số phiếu bình
thường là giành chiến thắng (số phiếu ủng hộ nhiều hơn phiếu chống, không tính
phiếu trắng). Tại vòng 1, ông Rajoy chỉ giành được 170 phiếu ủng hộ và 180
phiếu chống. Tại vòng 2, số phiếu ủng hộ là 170 và số phiếu chống là 111 (đảng
đối lập PSOE bỏ phiếu trắng). Với kết quả trên, ông Rajoy đã trúng cử Thủ tướng
nhiệm kỳ với thời hạn 4 năm (2016-2020).
- Các đảng phái chính trị tại Tây Ban
Nha: tại Tây Ban Nha có
nhiều Đảng hoạt động gồm Đảng Nhân dân (PP), Đảng Công nhân xã hội (PSOE), Đảng
Liên minh Hội tương đồng Catalonia (CiU), Đảng Liên minh cánh hữu và Đảng cực
tả Podemos (thành lập ngày 17/1/2014). Với chủ trương chống lại chính sách
“thắt lưng buộc bụng”, đảng Podemos đã thu hút được sự ủng hộ cao trong xã hội
và trở thành đảng có uy tín lớn thứ ba tại Tây Ban Nha.
Sự
kiện Tây Ban Nha thành lập Chính phủ thiểu số (11/2016) đã thay thế hoàn toàn
cơ chế hoạt động chính trị với việc hai đảng PSOE và PP thay nhau cầm quyền kể
từ khi chế độ độc tài sụp đổ vào năm 1975.
Chính
phủ thiếu số của đảng PP hiện hoạt động với một Hạ viện phân tán quyền lực cho
4 đảng lớn (PP chiếm 137/350 ghế, PSOE chiếm 85 ghế, Podemos chiếm 71 ghế và
Ciudadanos chiếm 32 ghế). Nội các hiện nay chủ yếu là các thành viên đảng PP
cầm quyền mà không có các chính trị gia độc lập nào có thể thu hút sự ủng hộ
của phe đối lập. Do vậy, Chính phủ sẽ phải đàm phán, tìm sự ủng hộ của các đảng
phái chính trị khác trên từng vấn đề cụ thể.
- Các chính quyền địa phương: Tây Ban Nha có 17 vùng và 2 thành phố có
quyền tự trị cao theo Hiến pháp năm 1978, nắm quyền lực hành chính về các vấn
đề giáo dục, y tế, cảnh sát và các vấn đề xã hội. Năm 1979, các cuộc bầu cử tự
trị đầu tiên được tiến hành tại Xứ Bát- xơ- kơ và Vùng Ca-ta-lăng (có truyền
thống lịch sử lâu đời và ngôn ngữ riêng). Đây là hai vùng kinh tế trọng điểm,
chiếm hơn 35% tổng giá trị GDP của Tây
Ban Nha và luôn tìm cách ly khai, tách ra khỏi Tây Ban Nha.
Bất
chấp sự cảnh báo của Chính quyền Trung ương và phán quyết của Tòa Hiến pháp,
Chính quyền Ca-ta-lăng vẫn tiến hành “Lộ trình giành độc lập” và tuyên bố sẽ
trưng cầu dân ý về độc lập vào tháng 9/2017.
IV. Kinh tế:
- Những
năm gần đây, Tây Ban Nha luôn đứng trong số 12 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các ngành kinh tế mũi nhọn của Tây Ban Nha gồm xây dựng, hạ tầng, năng lượng,
viễn thông, chế tạo máy, tài chính ngân hàng. Ngoài ra, các ngành chế biến thực
phẩm như thịt nguội, rượu vang, dầu ô liu cũng rất phát triển. Đặc biệt, ngành
du lịch có vai trò lớn đối với kinh tế Tây Ban Nha (chiếm khoảng 12% GDP). Năm
2016, Tây Ban Nha thu hút khoảng 75 triệu khách du lịch (sau Mỹ).
-
Tây Ban Nha là một trong các nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Dưới sức ép
của Ủy ban Châu Âu, Chính phủ Tây Ban Nha đã phải thông quan nhiều biện pháp
khắc khổ, tăng thu giảm chi như giảm lương công chức, không tăng lương hưu,
giảm 6 tỷ Euro đầu tư công và 600 triệu Euro vốn ODA, thông qua luật lao động
mới... Kinh tế Tây Ban Nha đã thoát dần ra khỏi suy thoái với mức tăng trưởng
0,1% vào năm 2013 và 0,9% vào năm 2014.
Năm 2016, kinh tế Tây Ban Nha vẫn tiếp tục đà phục hồi, tuy nhiên, tốc độ châm
lại và dự kiến đạt mức 2,9%, không cao như mức 3,2%/năm 2015.
-
Tuy nhiên, nợ công Tây Ban Nha vẫn ở mức cao 100,55% GDP (tương đương 1.230 tỷ USD)
và là nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong EU với mức 19,6%/năm 2016.
Một số chỉ số kinh tế khác:
+
Cơ cấu kinh tế: dịch vụ 71.5%, công nghiệp 25.5%, nông nghiệp 3%.
+
Thương mại: xuất khẩu (2015) đạt 293,8 tỷ USD với các đối tác chính như Pháp,
Đức, Bồ Đào Nha, Italia và Anh. Nhập khẩu (2015) đạt 361,2 tỷ USD từ các đối
tác chính gồm Đức, Pháp, Italia, Trung Quốc. Tây Ban Nha xuất khẩu chủ yếu máy
móc, động cơ, thực phẩm, dược phẩm và nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu, máy
móc, thiết bị y tế và thực phẩm từ các đối tác nêu trên.
- Một
số công ty lớn của Tây Ban Nha: Grupo Santander (tài chính, ngân hàng), Repsol
YPF (dầu khí), BBVA (tài chính, ngân hàng), Inditex (thời trang), El Corte
Ingles (bán lẻ), SEAT (ô tô), FAGOR (đồ gia dụng), ACS (xây dựng), FEROVIAL
(xây dựng)…
V. Chính sách đối ngoại:
-
Tây Ban Nha tự đánh giá là “Cường quốc bậc trung”, là nền kinh tế lớn thứ 12
trên thế giới, có ảnh hưởng nhất định trong với các vấn đề quốc tế. Chiến lược
đối ngoại 2016-2020 của Tây Ban Nha tiếp tục khẳng định lợi ích hàng đầu của
Tây Ban Nha là ở châu Âu; chủ trương xây dựng quan hệ tốt với Mỹ; duy trì quan
hệ truyền thống với Mỹ La tinh; chủ động đóng góp nhằm giảm căng thẳng giữa các
nước, phối hợp với EU tìm kiếm giải pháp hòa bình bền vững cho khu vực Bắc Phi
- Trung Đông.
Với
châu Phi, Tây Ban Nha chủ trương thông qua EU đẩy mạnh quan hệ, hỗ trợ các nước
châu Phi trong vấn đề xoá đói giảm nghèo, xây dựng dân chủ và nhà nước pháp
quyền.
Với châu Á, Tây Ban Nha đã đề ra Kế
hoạch châu Á-Thái Bình Dương 2016-2020, khẳng định đây là một trung tâm quan
trọng của thế giới trong thế kỷ XXI mà nước này phải tăng cường sự hiện diện và
ảnh hưởng. chú trọng quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, các
nước ASEAN, trong đó Việt Nam được coi là một ưu tiên.
-
Tây Ban Nha chú trọng các hoạt động đa phương, thúc đẩy cải cách Liên hợp quốc,
tham gia quá trình đưa ra quyết định trong các tổ chức quốc tế và đa phương. Đặc
biệt, với vai trò là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (2015-2016), Tây
Ban Nha tăng cường các hoạt động của NATO và giải quyết các vấn đề tại khu vực
Trung Đông; thăm dò khả năng ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc trong thời gian tới.
-
Tây Ban Nha đang tích cực tham gia G20 với tư cách khách mời thường trực nhằm
có đóng góp trong vấn đề cải cách hệ thống kinh tế, tài chính toàn cầu, từng
bước thể hiện vai trò của một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.
VI. Chính sách hợp tác phát triển:
Viện
trợ phát triển của Tây Ban Nha tập trung vào các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y
tế và giáo dục. Hàng năm, Tây Ban Nha dành khoảng 0,45% GDP cung cấp ODA cho
các nước đang phát triển, chủ yếu là các nước Mỹ - Latinh, châu Phi và một số
nước tại châu Á. Tây Ban Nha theo đuổi chính sách tiếp tục nâng ODA cho các
nước đang phát triển từ mức hiện nay lên 0,7% GDP.
Tháng
01/2017