TÀI LIỆU CƠ BẢN BURKINA FASO VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
TÀI LIỆU CƠ BẢN BURKINA FASO
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Khái quát:
- Tên nước: Burkina Faso
- Thủ đô: Ouagadougou
- Vị trí địa lý: Burkina Faso nằm ở khu vực Tây Phi, giáp Niger, Mali, Côte D’Ivoire, Ghana, Togo và Benin. Burkina Faso không có biển
- Khí hậu: Nhiệt đới
- Diện tích: 273.800 km2
- Dân số: 16,751,455 (2010)
- Tôn giáo: Tín ngưỡng cổ truyền: 40%, đạo Hồi: 50%, đạo Cơ đốc: 10%
- Ngôn ngữ: Tiếng Pháp
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Franc-CFA
- Quốc khánh: 11/12/1958 (ngày thành lập Nhà nước tự trị)
- Ngày độc lập: 5/8/1960 (từ Pháp)
- Tổng thống: Blaise Compaore (từ 1987)
- Thủ tướng: Tertius Zongo (từ 2007)
- Chủ tịch Quốc hội: Roch Marc Christian Kaboré (từ tháng 6/2002)
- Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác khu vực: Bedouma Alain Yoda (từ tháng 9/2008)
2. Chính trị:
a/ Đối nội:
Thể chế chính trị: Cộng hoà Tổng thống.
Burkina Faso thực hiện đa đảng. Đảng cầm quyền hiện nay là Đại hội
vì nền Dân chủ và Tiến bộ (gồm 11 đảng hợp nhất lại tháng 2/1996).
Burkina Faso đang đẩy mạnh cải cách kinh tế và chính trị theo hướng
kinh tế thị trường, dân chủ đa đảng, hoà hợp dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền. Tình hình chính trị, xã hội ở Burkina Faso hiện đang tồn tại nhiều nguy cơ bất ổn sau khi xảy ra một loạt các cuộc biểu tình, binh biến chống chính phủ của Tổng thống Compaore tháng 2/2011.
b/ Đối ngoại:
Burkina Faso thực hiện đường lối Không liên kết, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước nhưng ưu tiên láng giềng khu vực và đẩy mạnh quan hệ với các nước phương Tây nhất là Pháp để tranh thủ đầu tư vốn và kỹ thuật.
Năm 1996, sau khi Burkina Faso lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan, Trung quốc đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này.
Với vai trò là trung gian tích cực giải quyết xung đột nội bộ, sắc tộc tại một số nước Tây Phi (Togo, Niger), vị thế của Burkina Faso ngày càng được các nước trong khu vực và quốc tế coi trọng.
Burkina Faso là thành viên của LHQ, KLK, AU, WTO, Francophonie, ECOWAS và từng là thành viên không thường trực HĐBA (khoá 2008-2009)…
3. Kinh tế:
Burkina Faso là nước nghèo tài nguyên và là một trong những nước nghèo của thế giới. Trên 90% dân số sống bằng nghề nông. Từ 1998, Burkina Faso bắt đầu thực hiện quá trình tư nhân hoá một số doanh nghiệp nhà nước. Năm 2004, Burkina Faso tiến hành cải thiện luật đầu tư với mong muốn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh tế Burkina Faso mấy năm gần đây đạt tốc độ tăng trưởng khá, khoảng trên dưới 5%; hai mũi nhọn của nền kinh tế là xuất khẩu bông và khai thác vàng đã mang lại cho nền kinh tế khoảng 450 triệu Euro năm 2009 (riêng xuất khẩu bông thu được 180 triệu Euro, chiếm 6% GDP và 40% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Nông sản chính có kê, ngô, gạo, bông ... Mặt hàng xuất nhập khẩu: xuất khẩu bông, da, sản phẩm cao su, các sản phẩm từ động vật, vàng; nhập thiết bị, máy móc, thực phẩm, dầu lửa và các hàng công nghiệp khác.
Hiện nay, Burkina Faso đang đẩy mạnh chính sách mở cửa, tập trung vốn, kỹ thuật vào việc phát triển nông nghiệp để tiến tới tự túc được lương thực. Ngoài việc đẩy mạnh hợp tác ở khu vực Tây Phi và ngoài các bạn hàng truyền thống như Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore và Thái Lan, Burkina Faso đang tìm cách mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các nước khác trong đó có Việt Nam.
GDP thực tế: 8,67 tỷ USD (2010)
GDP/người thực tế: khoảng 500 USD
Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 5,2% (2010)
(Theo CIA)
4. Quan hệ với Việt Nam:
a/ Quan hệ chính trị, kinh tế:
Việt Nam và Burkina Faso lập quan hệ ngoại giao ngày 16/11/1973.
Lãnh đạo Burkina Faso luôn khâm phục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta và coi Việt Nam là tấm gương cổ vũ phong trào độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, Phong trào Không liên kết.
Ngày 28/11/2004, trong chuyến thăm chính thức Burkina Faso, Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và Bộ trưởng Thông tin Burkina Faso đã khánh thành tòa nhà TV5, món quà của Hà Nội tặng Ouagadougou (thủ đô của Burkina Faso).
Năm Kim ngạch thương mại song phương (triệu USD)
2007 4.1
2008 8.03
2009 5.9
2010 21.2
(VN xuất 6.3 triệu, chủ yếu là hàng dệt may; nhập 14.9 triệu, chủ yếu là bông các loại)
b/ Trao đổi đoàn:
Về phía Việt Nam: Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1996), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Burkina Faso (11/2004).
Về phía bạn: Bộ trưởng Ngoại giao (7/1997), Bộ trưởng Nông nghiệp (10/1997), Tổng thống Blaise Compaoré tham dự HNCC Pháp ngữ (11/1997) và thăm chính thức Việt Nam (4/2004), Bộ trưởng Thương mại Leonce Kone cùng đoàn doanh nghiệp dự «Hội thảo quốc tế Việt Nam-Châu Phi lần 2 » (17-19/8/2010).
c/ Các hiệp định đã ký:
Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và KHKT (1996); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp Burkina Faso và Bộ Nông nghiệp Việt Nam, Nghị định thư hợp tác hai Bộ Ngoại giao, Hiệp định khung ba bên Việt Nam-Pháp-Burkina Faso về trao đổi công nghệ và năng lực (2004); Hiệp định ba bên Việt Nam-Pháp-Burkina Faso về chuyển giao công nghệ máy ép-đùn nhằm chống suy dinh dưỡng trẻ em (2005), MOU về hợp tác giữa hai Phòng Công nghiệp và Thương mại (8/2010).
![]() ![]() ![]() ![]() |