Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Friday, ngày 03 tháng 01 năm 2025 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TLCB Rwanda tháng 4/2020


BỘ NGOẠI GIAO

Vụ Trung Đông - Châu Phi

------------

 

TÀI LIỆU CƠ BẢN NƯỚC CỘNG HÒA RWANDA

VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

 

1. Khái quát :

  • Tên nước: Cộng hòa Rwanda (République Rwandaise)

  • Thủ đô: Kigali

  • Vị trí địa lý: Nằm ở miền Trung châu Phi, Bắc giáp Uganda, Đông giáp Tanzania, Nam giáp Burundi, Tây giáp CHDC Congo.

  • Khí hậu: nóng, hai mùa mưa và khô

  • Diện tích: 26.338 km2

  • Dân số: 11,9 triệu người (2018)

  • Dân tộc: Hutu (Bantu) 84%, Tutsi (Hamitic) 15%, Twa (Pygmy) 1%.

  • Tôn giáo: Thiên chúa giáo 56.5%, Tin lành 26%, Adventist 11.1%, Hồi giáo 4.6%, Tín ngưỡng cổ truyền 0.1%, Không theo tôn giáo 1.7%

  • Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Kinyarwanda (cả ba đều chính thức).

  • Đơn vị tiền tệ: Rwanda Franc.

  • Quốc khánh : 01/7/1962, từ Bỉ.     

  • Tổng thống: Pôn Ka-ga-mê (Paul Kagamé) (từ 3/2000)

  • Thủ tướng: Ê-đu-a Nơ-gi-răng-tơ (Edouard Ngirente) (từ 8/2017) ;

  • Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác Quốc tế: Ông Vin-xen Bi-ru-ta (Vicent Biruta) (từ 11/2019).

     

    2. Lịch sử:

    Vào thế kỷ 13, người Tutsi bắt đầu di cư đến Rwanda - nơi người Hutu và người Twa đã sinh sống ở đó. Cuối thế kỷ 18, Vua người Tutsi Kigeri Rwabugiri đã thiết lập một nhà nước quân chủ thống nhất.

    Năm 1890, Rwanda cùng với Burundi bị Đức xâm chiếm. Năm 1899, hai nước này bị Đức sát nhập thành thuộc địa Rwanda - Burundi. Tháng 7/1922, Hội quốc liên đặt Rwanda - Burundi dưới sự uỷ trị của Bỉ và năm 1946, LHQ lại giao Rwanda - Burundi cho Bỉ uỷ thác.

    Trước cuộc đấu tranh của nhân dân, ngày 27/6/1962, LHQ thông qua Nghị quyết trao trả độc lập cho Rwanda - Burundi và tách thành hai nước như cũ. Ngày 1/7/1962, Rwanda tuyên bố độc lập, lấy tên là nước Cộng hoà Rwanda. Tổng thống đầu tiên là Grégoire Kayibanda.

    Tháng 4/2000, Phó TTh Paul Kagamé được Quốc hội và Chính phủ cử làm Tổng thống sau khi Tổng thống Pasteur Bizimungu từ chức. Tháng 8/2003 ông được bầu làm Tổng thống theo thể chế bầu cử đa đảng với số phiếu áp đảo và tái đắc cử năm 2010 và 2017.

    3. Chính trị :

    a. Đối nội:

    Thể chế chính trị: Cộng hoà Tổng thống, là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, nhiệm kỳ 7 năm.

    Đảng phái chính trị :

    - Mặt trận yêu nước Rwanda (FPR);

    - Phong trào dân chủ vì nền Cộng hoà;

    - Đảng Dân chủ Xã hội (SDP);

    - Đảng Tự do (LP).

    Tình hình chính trị xã hội của Rwanda vài năm trở lại đây tương đối ổn định. Chính quyền hiện nay đang quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi hậu quả của nạn diệt chủng, thực hiện hoà giải dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, đấu tranh chống tham nhũng và xoá đói giảm nghèo, bệnh tật.

    b. Đối ngoại :

    Rwanda thực hiện chính sách đa dạng hoá quan hệ, trong đó ưu tiên quan hệ với các nước công nghiệp phát triển nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật. Rwanda cũng tích cực tranh thủ các nguồn tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tích cực ủng hộ Chương trình Đối tác mới vì sự Phát triển Châu Phi (NEPAD). Rwanda là thành viên của các tổ chức quốc tế như : LHQ, AU, Cộng đồng kinh tế Đông Phi (EAC), Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết, FAO, G77, ICAO, IDA, Interpol, UNCTAD, UNESCO, WTO...

    4. Kinh tế :

    - Rwanda là một nước nghèo, chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chế biến thực phẩm và khai khoáng (thiếc, vàng…). Nạn diệt chủng năm 1994 càng làm suy yếu nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, thời gian gần đây Rwanda đã có những nỗ lực cải cách để bình ổn và phát triển đất nước trong khuôn khổ chương trình “Tầm nhìn 2020” với mục tiêu chính là hiện đại hóa nền nông nghiệp, phát triển khu vực tư nhân và biến Rwanda trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Vùng Hồ Lớn.

    - GDP (2018 – PPP): 24,6 tỷ USD; bình quân: 2.100; tăng trưởng: 6,2%; tỉ lệ lạm phát:4,8%.

    - Mặt hàng xuất khẩu: quặng thiếc, cà phê, chè, da, chủ yếu xuất sang Kenya, CHDC Congo, Trung Quốc.

    - Mặt hàng nhập khẩu: thực phẩm, dầu mỏ, máy móc và thiết bị, xi măng, vật liệu xây dựng, từ các nước Kenya, Uganda, UAE.

    5. Quan hệ với Việt Nam:

    a) Quan hệ chính trị - ngoại giao:

    - Việt Nam và Rwanda lập quan hệ ngoại giao ngày 30/9/1975.

    - Hai nước chưa mở Đại sứ quán tại thủ đô của nhau. Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania kiêm nhiệm Rwanda. Đại sứ quán Rwanda tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam.

    - Trao đổi đoàn:

    + Đoàn ta thăm bạn: Đoàn khảo sát cấp Cục, Vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (24/6/2009 - 5/7/2009).

    + Đoàn bạn thăm ta: Bộ trưởng Ngoại giao Andray Bumaya (6/2002); Tổng thống Paul Kagamé (5/2008).

    b) Các văn kiện đã ký kết: Hiệp định khung Hợp tác về Kinh tế, Thương mại, Văn hoá, Khoa học và Công nghệ (6/2002). Tháng 5/2008, nhân chuyến thăm của Tổng thống Rwanda, hai bên đã ký Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực y tế, Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học và Hiệp định về trao đổi và hợp tác nông nghiệp.

    c) Quan hệ kinh tế và các lĩnh vực khác:

    - Kim ngạch thương mại song phương năm 2018 đạt 8,3 triệu USD.

    - Rwanda rất mong muốn học hỏi kinh nghiệm của ta về giáo dục, đào tạo và phát triển nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp, để triển khai Hiệp định hợp tác ký nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống bạn (5/2008), từ năm 2009 đến nay đã đã cử 08 lượt chuyên gia và kỹ thuật viên thủy sản sang tập huấn giúp bạn về kỹ thuật.

     

    Tháng 3/2020

     

 
Back Top page Print Email

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer