Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Monday, ngày 07 tháng 04 năm 2025 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

TÀI LIỆU CƠ BẢN CỘNG HÒA MÔ-DĂM-BÍCH VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM



TÀI LIỆU CƠ BẢN
CỘNG HÒA MÔ-DĂM-BÍCH
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
-------------


I. Khái quát:
       - Tên nước: Cộng hòa Mô-dăm-bích (Republica de Mozambique)
       - Thủ đô: Ma-pu-tô (Maputo)
       - Vị trí địa lý: CH Mô-dăm-bích phía Bắc giáp Tan-da-ni-a; Nam giáp Xoa-di-len và Nam Phi; Tây giáp Ma-la-wi, Dăm-bi-a và Dim-ba-buê; Đông giáp Ấn độ Dương.
       - Diện tích: 799.380 km2
       - Dân số: 21,7 triệu người (2009)
      - Tôn giáo: Thiên Chúa giáo
      - Ngôn ngữ: tiếng Bồ Đào Nha
       - Đơn vị tiền tệ: Metical
       - Quốc khánh: 25/06/1975
       - Tổng thống: Ác-man-đô Gê-bu-da (Armado Guebuza) (từ 2/2/2005)
       - Thủ tướng: Ai-rét Bô-ni-pha-xi-ô A-li (Aires Bonifacio Ali) (từ 16/1/2010)
       - Chủ tịch Quốc hội: Vê-rô-ni-ca Ma-ca-mô (Veronica Macamo) (1/2010)
       - Bộ trưởng Ngoại giao: Ôn-đê-mi-rô Ba-loi (Oldemiro Baloi) (3/2008)
      
II. Lịch sử:
   - Từ thế kỷ 15, Mô-dăm-bích là thuộc địa của  Bồ Đào Nha.
   - Ngày 25/6/1962, Mặt trận Giải phóng Mô-dăm-bích (FRELIMO) ra đời. Tháng 2/1977 tại Đại hội III, Mặt trận Giải phóng Mô-dăm-bích tuyên bố chuyển thành Đảng FRELIMO lấy chủ nghĩa Mác Lê-nin làm nền tảng tư tưởng. Đảng FRELIMO đã lãnh đạo cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mô-dăm-bích chống thực dân Bồ, góp phần lật đổ chính quyền độc tài Bồ Đào Nha (25/4/1974). Chính quyền mới Bồ Đào Nha ký hiệp định Lusaka (7/9/74) công nhận quyền độc lập của Mô-dăm-bích. Ngày 25/6/1975, Chủ tịch FRELIMO, Samora Machel tuyên bố thành lập nước CHND Mô-dăm-bích (nay là CH Mô-dăm-bích). Liên xô cũ, các nước XHCN tích cực giúp Mô-dăm-bích về quân sự, chính trị và kinh tế. Mỹ, phương Tây, Nam Phi giúp đỡ, huấn luyện lực lượng đối địch RENAMO thành công cụ chống Chủ nghĩa Cộng sản ở Mô-dăm-bích, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại, ngăn chặn sự  ủng hộ đối với ANC.
   - Từ 1990, FRELIMO điều chỉnh chính sách, chuyển hướng theo trào lưu xã hội dân chủ. Trong nước, Mô-dăm-bích tiến hành cải cách chính trị, chấp nhận đa đảng (8/1990), dân chủ hóa xã hội sâu rộng trong nhân dân.
   - Qua trung gian của Italy, Chính phủ Mô-dăm-bích đã đàm phán trực tiếp với Đảng phong trào kháng chiến Mô-dăm-bích (RENAMO) nhằm tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến kéo dài 16 năm.
   - Ngày 4/10/1992, với sự chứng kiến của LHQ, Mỹ, Pháp, Bồ Đào Nha, Tổng thống Mô-dăm-bích Joaquim Alberto Chissano và lãnh tụ RENAMO, Alfonso De Lakama đã ký Hiệp định hoà bình về Mô-dăm-bích quy định ngừng bắn.
   - Tháng 10/1994, Mô-dăm-bích tổ chức tổng tuyển cử đa đảng lần đầu tiên. Ông Joaquim Chissano đắc cử Tổng thống, Đảng FRELIMO giành được 129/250 ghế đại biểu Quốc hội. Ngày 9/12/1994, Tổng thống Chissano  tuyên thệ nhậm chức và thành lập Chính phủ đoàn kết, hòa hợp dân tộc.
    - Trong cuộc bầu cử Tổng thống, Quốc hội và Hội đồng nhân dân 28/10/2009, Đảng FRELIMO thắng lợi áp đảo với khoảng 75% số phiếu, Tổng thống Guebuza tái đắc cử. Chiến thắng này càng làm cho sức mạnh của đảng FRELIMO trong quốc hội được tăng cường (từ 160 lên đến 191 ghế )
           
 III. Chính trị:
   1. Đối nội:   
  - Thế chế chính trị: đa Đảng
  - Đảng cầm quyền: Đảng FRELIMO
  - Các chính đảng đối lập:       
         + Đảng Phong trào kháng chiến Mô-dăm-bích (RENAMO)
         + Đảng phong trào dân chủ Mô-dăm-bích (MDM)
   2. Đối ngoại:  
   - Mô-dăm-bích  tích cực tham gia giải quyết xung đột, tăng cường hợp tác đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của các nước châu Phi và các nước đang phát triển. Mô-dăm-bích là thành viên tích cực của Liên minh châu Phi (AU), KLK, Cộng đồng các nước nói tiếng Bồ Đào Nha (PALOP), Khối liên hiệp Anh (Commonwealth), Cộng đồng các nước miền Nam châu Phi ( SADC).  
- Hiện Mô-dăm-bích đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của PALOP ( từ tháng 7/2010).
- Gần đây, Mô-dăm-bích đang thực hiện chính sách hướng Đông: tăng cường hợp tác với các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ.
IV. Kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế của Mô-dăm-bích: nông nghiệp 28.7%, công nghiệp 25.4%, dịch vụ 45.9%. Nông sản chính là hạt điều, cùi dừa, chè, bông, mía, lạc. Nền kinh tế nước này còn dựa vào xuất khẩu điện (Mô-dăm-bích có đập thuỷ điện nổi tiếng Cahora Basa), dịch vụ cảng, đường  giao thông quá cảnh cho các nước láng giềng. Hàng năm, Mô-dăm-bích có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn vật liệu xây dựng và gạo (20-30 vạn tấn).
  -  Sau gần 5 năm thực hiện kế hoạch xây dựng đất nước, phát triển kinh tế và chống tham nhũng (2004 – 2009), Mô-dăm-bích đã đạt những thành tựu đáng kể, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, năm 2009, Mô-dăm-bích vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng đạt 4,3%; GDP đạt 20,17 ti USD và nâng GDP bình quân lên 900 USD/người/năm.
 - Hiện nay chính phủ Mô-dăm-bích tập trung xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực, tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài, phát huy nội lực xây dựng đất nước.
      
V. Quan hệ Việt Nam - Mô-dăm-bích:

   1. Quan hệ chính trị:   
- Việt Nam và Mô-dăm-bích lập quan hệ ngoại giao 25/6/1975 (đúng ngày Mô-dăm-bích tuyên bố độc lập). Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, đã từng ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế ở mỗi nước. Năm 1976, ta lập ĐSQ tại Mô-dăm-bích, tuy nhiên đến năm 1990, do khó khăn kinh tế, ta tạm đóng cửa ĐSQ. Tháng 5/2009, ta mở lại ĐSQ tại Maputo. Tháng 10/2007, Mô-dăm-bích lập Văn phòng Lãnh sự danh dự tại Hà Nội.
-   Tháng 9/2010 Mô-dăm-bích đã chính thức công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trưởng và không áp dụng điều 255 Báo cáo của Ban công tác WTO (về cam kết của Việt Nam trong việc chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp cho đến hết ngày 31/12/2018).
            
   2. Trao đổi đoàn:
              - Các đoàn Việt Nam: Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ (1978); Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình dự Hội nghị KLK (1979), Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp (1980), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (3/1995), Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (11/2003), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4/2008), đ/c Trương Tấn Sang UVBCT, Thường trực BBT (7/2009).
          - Các đoàn Mô-dăm-bích: Tổng thống Mô-dăm-bích Samora Machel (1984), Tổng Thư ký Frelimo Mamuel Tome (7/1996), Bộ trưởng Khoa học công nghệ Venancio Massinga (9/2005), Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Mô-dăm-bích, Bà Alcinda Antonio (8/2006), Tổng thống Mô-dăm-bích Guebuza thăm chính thức VN (1/2007), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mô-dăm-bích (4/2008), Thủ tướng Mô-dăm-bích Luisa Diogo dự Hội nghị Phụ nữ toàn cầu tổ chức tại Hà Nội và nhận Giải thưởng Phụ nữ lãnh đạo của Hội nghị (6/2008), Bộ trưởng Bộ Công thương (12/2008), Bộ trưởng Bộ Du lịch Fernando Sambana Junior (12/2008), Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Oldemiru Baloi (4/2009), Bộ trưởng Nông nghiệp Mô-dăm-bích, Soares Nhaca (3/2010), Tổng Thư ký Frelimo Filipe Paunde (6/2010), Thủ tướng Aires Ali (9/2010).

             3. Các văn kiện đã kí:
      - Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật thương mại;
      - Hiệp định Thương mại
      - Nghị định thư về hợp tác giữa 2 Bộ Ngoại giao
      - Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư,
      - Hiệp định về hợp tác giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực nông nghiệp (2007)
      - Hiệp định về hợp tác giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực y tế
      - Hiệp định về hợp tác giữa hai Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục.
      - Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ;
      - Nghị định thư thành lập UBLCP về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
      - Nghị định thư về hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
      - Thỏa thuận hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng FRELIMO.
      - Biên bản kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Liên chính phủ về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học và kỹ thuật.
      - Hiệp định tránh  đánh thuế song trùng và gian lận thuế (9/2010).

 4.Tình hình hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm:         
- Ủy ban liên Chính Phủ hai nước được thành lập tháng 4/2008, do hai Bộ Nông nghiệp chủ trì và đã họp lần 1  tháng 3/2009.
- Hợp tác chuyên gia: hiện nay ta có 2 chuyên gia giáo dục và 20 chuyên gia y tế đang làm việc tại Mô-dăm-bích. Bạn đang yêu cầu ta gửi thêm 13 chuyên gia giáo dục và 100 chuyên gia y tế.
  - Nông nghiệp: hiện nay có: (i) dự án đầu tư tổng hợp tại Mô-dăm-bích của Tập đoàn Công nghiệp Cao su (ii) các dự án nông nghiệp: Việt Nam - JICA - Mô-dăm-bích; Việt Nam – Mô-dăm-bích – Li-bi; Hà Nội – Mô-dăm-bích và Hà Nam-Mô-dăm-bích
  - Giáo dục: Mô-dăm-bích có 06 du học sinh học nông nghiệp tại Việt Nam. Đầu năm 2011, Việt nam đã kết thúc đợt đào tạo chính trị ngắn hạn 20 cán bộ cho Mô-dăm-bích.
  - Quốc phòng: Giữa tháng 3/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mô-dăm-bích sang thăm Việt Nam, 2 bên đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác Quốc phòng.
  - Dầu khí: Petrovietnam đã ký 2 thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực Dầu khí và Đầu tư giữa Petrovietnam với Tổng Cty Dầu khí Quốc gia Mô-dăm-bích (ENH) và Cơ quan Quản lý đầu tư Mô-dăm-bích (SPI).
  - Viễn thông: Viettel đã thắng thầu và đang triển khai dự án viễn thông trị giá khoảng 500 triệu USD Tại Mô-dăm-bích.
  - Quan hệ thương mại: Về cơ bản, trao đổi thương mại song phương tăng đều từ 2006 – 2010, Việt Nam luôn xuất siêu với các mặt hàng chính là gạo, dệt may, và nhập khẩu bông, gỗ, hạt điều nguyên liệu.
      Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Mô-dăm-bích 2006-2010    

    2006    2007    2008    2009    2010
Xuất khẩu    10,08    11,02    25,78    41,52    32,83
Nhập khẩu    3,75    6,32    10,31    5,53    12,52
               Đơn vị: triệu USD                                    Nguồn: Bộ Công Thương

               
 
Back Top page Print Email

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer

EMC Đã kết nối EMC