Bộ trưởng Ngoại giao: Ông Alphonse Maxime Dovo, từ đầu 2018.
2. Lịch sử:
Madagascar có lịch sử từ 2000 năm trước. Quốc vương Malagasy thống nhất trị vì
từ thế kỷ 18-19. Từ 1885, Madagascar trở thành lãnh thổ bảo hộ của Pháp và từ
1896, Pháp biến lãnh thổ này thành thuộc địa.
Ngày 26/6/1960, Madagascar
tuyên bố độc lập và Thủ lĩnh Đảng Xã hội Dân chủ Phililert Tsiranana (thân
Pháp) lên làm Tổng thống. Tháng 12/1975, Tổng thống Ratsiraka tổ chức trưng cầu
dân ý, thông qua Hiến chương Cách mạng XHCN Madagascar và đổi tên nước thành
Cộng hoà Dân chủ Madagascar.
Tháng 11/1991, các chính đảng
ở đây thoả thuận thành lập chính phủ mới cho giai đoạn chuyển tiếp. Ngày
19/8/1992, Madagascar thông qua Hiến pháp đa đảng mới, đề cao thống nhất đất
nước và giảm bớt quyền lực Tổng thống.
Tháng 4/2007, Madagascar tổ
chức trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp mới cho phép đem lại nhiều đặc quyền cho
Tổng thống, và lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức bên cạnh tiếng Pháp và
tiếng Malagasy tạo thuận lợi cho Madagascar hội nhập khu vực và quốc tế, nhất
là thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Từ cuối 2008-2013, Madagascar
lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị trong đó, với sự hậu thuẫn của quân
đội, Thị trưởng Thủ đô Antananarivo Rajoelina đã buộc Tổng thống Ravalomanana
phải từ chức và trao lại quyền lực cho quân đội. Tháng 3/2009, Tòa án Tối cao
Madagascar tuyên bố ông Rajoelina là Tổng thống của Chính quyền chuyển tiếp
Madagascar. Tổng thống Rajoelina chưa được quốc tế công nhận.
Năm 2010, Madagascar một lần
nữa sửa đổi hiến pháp theo chế độ bán Tổng thống (semi – presidentiel) theo đó
Tổng thống và Thủ tướng chia sẻ quyền lực và điều phối đất nước.
Ngày
20/12/2013, cuộc bầu cử đã được tiến hành và chọn được Tổng thống mới là ông
Hery Rajaonarimampianina. Ngày 25/1/2014, Tổng thống mới nhậm chức. AU, SADC và
Francophonie đã khôi phục quy chế thành viên của Madagascar.
Ngày
6/6/2018, Tổng thống Madagascar đã bổ nhiệm ông Christian Ntsay làm Thủ tướng do ông Mahafaly đã từ chức dưới
sức ép của các đảng phái chính trị.
3. Chính trị:
a) Đối nội:
- Thể chế chính trị : Cộng hoà
bán Tổng thống.
- Các đảng phái chính trị chính:
+ Đảng AVANA của Jean Louis Robinson
+ Đảng xanh hoặc AMHM của Sarah Geeorget Rabeharisoa
+ Đảng Chủ nghĩa tự do kinh tế và Hành động Dân chủ vì
Tái thiết đất nước (LEADER – Fanilo)
+ Đảng Lực lượng mới vì Madagasca – FIDIO của Tổng thống
Hery Rajaonarimampianina.
b) Đối ngoại:
Madagascar
là thành viên của Liên minh châu Phi (AU), Phong trào Không liên kết. Năm 2004
Madagascar được kết nạp làm thành viên của Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi
(SADC). Do cuộc đảo chính năm 2009, Madagascar từng bị treo tư cách thành viên
Liên minh châu Phi và Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi sau đó đã được khôi
phục vào 2014.
4. Kinh tế:
Từ giữa năm 90, Madagascar thực
hiện chính sách kinh tế thị trường, theo đuổi chính sách tư nhân hóa và tự do
hóa, khuyến khích nguồn vốn và đầu tư nước ngoài. Chiến lược này đã giúp
Madagascar duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế đều và ổn định. Madagascar có
quan hệ hợp tác kinh tế chủ yếu với các nước phương Tây và châu Á.
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm
dịch vụ (56,6%), nông nghiệp (26,5%), công nghiệp (16,9%). Nông nghiệp bao gồm
cả thủy sản và lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng (chiếm 80% dân số và đóng góp
hơn ¼ GDP). Nông sản chính: cà phê, vani (đứng đầu thế giới), đinh hương, hồ
tiêu, gạo, bông, cao su, mía.. và chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu.
Khoáng sản: crôm, graphite, mica,
than, kẽm, thạch anh, vàng, uranium...
Công nghiệp khai khoáng chưa phát
triển, chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến thịt, thủy sản, dệt may, sản
xuất bia, đường, xi măng, lắp ráp ô tô...
Xuất khẩu: cà phê, va-ni, đường, bông, crôm, các sản phẩm
dầu thô; các đối tác chính: Pháp, Mỹ, Đức, Anh...
Nhập khẩu: máy móc thiết bị, sản
phẩm dầu lửa, hàng tiêu dùng, lương thực; từ các đối tác Pháp, Trung Quốc,
Iran, Nam Phi, Mauritius.
GDP (2016 –
PPP): 39,81 tỷ USD; bình quân: 1.600 USD; tăng trưởng: 4,3%.
II. Quan hệ Madagascar - Việt
Nam:
1. Quan hệ ngoại giao, kinh tế:
- Hai nước lập quan hệ ngoại giao
ngày 18/12/1972. Trước năm 1990, ta có ĐSQ tại Madagascar nhưng sau đó
đóng cửa do khó khăn về kinh tế. Dưới thời cựu Tổng thống Ratsiraka, bạn xây
tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô của Madagascar, khánh thành vào tháng 3/2003. Tượng
đài vừa được duy tu sửa chữa vào tháng 9/2014.
Cộng đồng người Việt tại
Madagascar đã trải qua nhiều thế hệ và hiện nay có khoảng 400 người.
a) Trao đổi
đoàn:
+ Các đoàn Madagascar thăm Việt
Nam: Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Phát triển kinh tế tư nhân (8/2004),
Tiến sĩ Ivohasina Fizara Razafimahefa, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp (10/2008), Bộ trưởng Phủ Tổng thống phụ trách Nông nghiệp và Chăn nuôi
(5/2017), Phó Chủ tịch Quốc hội thăm Madagascar (tháng 3/2018).
+ Các đoàn Việt Nam thăm
Madagascar: Bộ trưởng Văn hoá Thông tin Phạm Quang Nghị (3/2003), Phó Chủ tịch
nước Trương Mỹ Hoa (11/2003). Tháng 12/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự
HNCC Pháp ngữ và thăm Madagascar.
b) Các thỏa
thuận song phương đã ký: Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Văn hoá,
Khoa học và Công nghệ (11/2003).
- Quan hệ thương mại năm 2017 đạt
hơn 17 triệu USD. Ta xuất khẩu hơn 8,5 triệu USD các mặt hàng dệt may, phân bón
và nhập từ bạn chủ yếu sắt thép phế liệu sản phẩm chất dẻo, phụ liệu may, da
giày... .
2. Hợp tác trong các lĩnh vực:
+ Giáo dục: Vào những năm 1980, ta có 45 chuyên gia giáo dục sang làm
việc tại Madagascar.
+ Dầu khí: Năm 2006, Tập đoàn dầu khí việt Nam kí hợp đồng thăm dò khai
thác lô dầu khí tại Majunga, ngoài khơi Propond tuy nhiên do nhiều lí do việc
triển khai khai thác bị đình trệ, giấy phép đầu tư của PVN không được gia hạn
tiếp.
+ Nông nghiệp: Năm 1999, ta đã cử 80 chuyên gia, kỹ thuật viên nông
nghiệp và thuỷ sản sang làm việc tại Madagascar theo mô hình hợp tác ba bên với
sự tài trợ của FAO.
Đại sứ quán ta tại Mozambique kiêm nhiệm Madagascar. Đại sứ quán Madagascar
tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam. Tháng 12/2014, Việt Nam đã cử Lãnh sự Danh dự
tại Madagascar, ông Eric Andry Riamandrasoa.
Tháng 12/2018