. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ LI-BÊ-RI-A
Tên nước: Cộng hòa Li-bê-ri-a (Republic of Liberia)
Thủ đô: Môn-rô-vi-a (Monrovia)
Quốc khánh: 26/7/1847
Vị trí địa lý: thuộc Tây Phi, trên bờ Đại Tây Dương, Tây Bắc giáp Xi-ê-ra Lê-ôn, Đông Bắc giáp CH Ghi-nê, Đông giáp Bờ Biển Ngà.
Diện tích: 111.000 km2
Khí hậu: Nhiệt đới, nhiệt độ tại Môn-rô-vi-a và khu vực giáp biển mát hơn lục địa.
Dân số: 5,3 triệu người (2021, theo Ngân hàng Thế giới)
Ngôn ngữ: Tiếng Anh (ngôn ngữ chính) và khoảng 20 thổ ngữ
Đơn vị tiền tệ: đô la Li-bê-ri-a (LRD) (01 USD = 152,2 LRD)
GDP: 3,49 tỉ USD (2021, theo Ngân hàng Thế giới)
GDP/đầu người: 673 USD (2021, theo Ngân hàng Thế giới)
Tôn giáo: Thiên Chúa 85,6%, Hồi giáo 12%, còn lại là tôn giáo cổ truyền.
Cơ cấu hành chính: 15 hạt (cấp 1) và 90 huyện (cấp 2), ngoài ra còn có lãnh thổ do các bộ lạc quản lý.
Lãnh đạo chủ chốt:
+ Tổng thống: Gioóc Uy-a (George Weah) (từ tháng 01/2018);
+ Phó Tổng thống: Giu-ơ Tay-lo (Jewel Taylor, từ tháng 1/2018);
+ Chủ tịch Hạ Viện: Bờ-hô-pha Chăm-bờ (Bhofal Chambers) (từ tháng 01/2018);
+ Chủ tịch Thượng viện: Di-gua Tay-lơ (Jewel Taylor) (từ tháng 01/2018);
+ Bộ trưởng Ngoại giao: Đi-Mắc-x-oeo Xa-a Kê-may-a (Dee-Maxwell Saah Kemayah, Sr., (từ tháng 10/2020).
II. Khái quát lịch sử
Li-bê-ri-a được thành lập năm 1822, vốn là vùng định cư cho những người nô lệ được giải phóng từ Mỹ trở về, sau đó trở thành quốc gia độc lập năm 1847. Thủ đô Monrovia được đặt theo tên của Tổng thống Hoa Kỳ Giêm Mon-râu (James Monroe) (1758-1831). Tuy nhiên, người bản xứ vẫn chiếm đa số ở Li-bê-ri-a. Đời sống chính trị ở quốc gia này tương đối ổn định trong một thời gian dài mặc dù có sự đối kháng giữa những người Mỹ gốc Phi và dân bản xứ. Từ năm 1885 đến năm 1910, đường biên giới quốc gia được ấn định thông qua các hiệp ước với Anh và Pháp.
Li-bê-ri-a được đánh giá là nền cộng hòa lâu đời nhất tại châu Phi (từ 1847). Cho đến năm 1980, tình hình Li-bê-ri-a tương đối ổn định, tiêu biểu nhất phải kể đến thời kỳ của Tổng thống Uy-li-am Túp-men (William Tubman) (1944-1971) khi chính sách của ông thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài, thu hẹp bớt khoảng cách về chính trị, kinh tế xã hội giữa người Mỹ gốc Phi và dân bản xứ.
Sau đảo chính quân sự năm 1980, Li-bê-ri-a trải qua 14 năm nội chiến (1989-2003). Tháng 8/2003, Hiệp định hoà bình toàn diện chấm dứt nội chiến đã được ký kết. Năm 2005, Li-bê-ri-a tổ chức bầu cử dân chủ với thắng lợi thuộc về bà Ê-len Giôn-sơn Xơ-líp, từng tốt nghiệp Đại học Harvard.
III. Thể chế nhà nước, chế độ chính trị, đảng phái chính trị
- Thể chế Nhà nước: Cộng hoà Tổng thống, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu Chính phủ. Tổng thống được dân bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm, có thể tái cử thêm nhiệm kỳ thứ hai. Nội các được Tổng thống bổ nhiệm và được Thượng viện thông qua.
- Cơ cấu nghị viện: Li-bê-ri-a theo chế độ lưỡng viện: gồm Thượng viện (30 ghế, nhiệm kỳ 7 năm) và Hạ viện (73 ghế, nhiệm kỳ 5 năm).
- Các đảng phái chính: Li-bê-ri-a có khoảng 23 đảng chính trị đang hoạt động, trong đó một số đảng chính sau:
+ Đảng Thống nhất (Unity Party – UP): thành lập năm 1984, là đảng nắm nhiều ghế nhất tại Lưỡng viện và có ảnh hưởng lớn tới nền chính trị Li-bê-ri-a. Chủ tịch Đảng là ông Armin Modad.
+ Đại hội vì sự Thay đổi Dân chủ (CDC): là đảng lớn thứ hai tại Li-bê-ri-a, được thành lập năm 2005 bởi những người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm George Weah. Chủ tịch Đảng là ông Mullbah K. Morlu
IV. Tình hình
1. Chính trị nội bộ
Sau khi Tổng thống Ê-len Giôn-sơn Xơ-líp kết thúc hai nhiệm kỳ theo Hiến định (2005-2016), ngày 10/10/2017, Li-bê-ria tổ chức bầu cử tổng thống. Phó Tổng thống Giô-dép Bô-a-cai (Joseph Boakai) đã ra tranh cử và đã chiến thắng tại vòng hai tổ chức tháng 12/2017 trước ứng cử viên là cựu danh thủ bóng đá Gioóc Uy-a (George Weah), chính thức trở thành Tổng thống thứ 25 của Li-bê-ri-a.
Ngày 8/12/2020, Li-bê-ri-a tổ chức trưng cầu dân ý về sửa đổi Hiến pháp, trong đó đáng chú ý là đề xuất giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống và hạ nghị sỹ từ 6 năm còn 5 năm và thượng nghị sỹ từ 9 năm còn 7 năm; cho phép công dân Li-bê-ri-a có 2 quốc tịch (song tịch bị cấm từ năm 1973) nhưng không được tham gia tranh cử. Cùng ngày, Li-bê-ri-a cũng tiến hành bầu cử giữa kỳ Thượng viện với thắng lợi thuộc về phe đối lập tại 4/7 bang lớn so với 2/7 của Đảng cầm quyền CDC của Tổng thống Weah.
2. Kinh tế - Xã hội
- Li-bê-ri-a là một trong những nền kinh tế nghèo nhất thế giới, chủ yếu dựa vào viện trợ nước ngoài. Nhiều năm nội chiến đã phá hủy nghiêm trọng kinh tế Li-bê-ri-a, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Li-bê-ri-a khá giàu tài nguyên nước, khoáng sản, rừng và có khí hậu thuận lợi phát triển nông nghiệp. Tổng thống đương nhiệm George Weah đang nỗ lực cải cách để vực dậy nền kinh tế, tăng cường thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển cơ sở hạ tầng và cải cách thể chế nhưng còn gặp nhiều thách thức.
+ Cơ cấu ngành kinh tế: nông nghiệp 34%, công nghiệp 13,8%, dịch vụ 52,2% (2017).
+ Các sản phẩm xuất khẩu chính: cao su, gỗ, sắt, vàng, kim cương, ca cao, cà phê...
+ Các sản phẩm nhập khẩu chính: nhiên liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị vận tải, hàng hóa sản xuất, thực phẩm...
+ Các đối tác thương mại chính: Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Mỹ...
- Li-bê-ri-a xếp thứ 175/189 về Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2021, tỷ lệ thất nghiệp là 4,1%, tỷ lệ biết chữ đạt 48% năm 2017, tỷ lệ nhân viên y tế/10000 dân là
3. An ninh - Quốc phòng
Phái bộ Liên Hợp quốc ở Li-bê-ri-a (UNMIL) mặc dù đã hoàn thành chương trình giải giáp vũ khí đối với những binh lính tham gia nội chiến vào cuối năm 2004 nhưng vẫn duy trì sự hiện diện tại nước này. Tháng 7/2016, LHQ đã quyết định trao trả hoàn toàn nhiệm vụ gìn giữ hòa bình cho Chính quyền Li-bê-ri-a và chỉ còn giữ vai trò hỗ trợ. UNMIL hoàn thành sứ mệnh và chấm dứt hoạt động vào 30/3/2018.
V. Chính sách đối ngoại
- Li-bê-ri-a triển khai đường lối đối ngoại độc lập, hòa bình, dựa trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, đảm bảo an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
- Li-bê-ri-a là thành viên của Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi (AU), Phong trào không liên kết, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới...
B. QUAN HỆ VIỆT NAM - LI-BÊ-RI-A
I. Quan hệ chính trị
- Thiết lập quan hệ ngoại giao: Việt Nam và Li-bê-ri-a thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28/6/2016.
- Cơ quan đại diện: Hai nước chưa mở Đại sứ quán tại thủ đô của nhau. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Ni-giê-ri-a kiêm nhiệm Li-bê-ri-a. Đại sứ quán Li-bê-ri-a tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.
- Hoạt động trao đổi đoàn:
+ Đoàn Việt Nam thăm Li-bê-ri-a: chưa có đoàn thăm Li-bê-ri-a.
+ Đoàn Li-bê-ri-a thăm Việt Nam: Bộ trưởng Ngoại giao Marjon Kamara (12/2017).
II. Hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư
- Thương mại: Kim ngạch thương mại năm 2018 tăng đột biến 80% so với 2017, đạt 71,8 triệu USD (ta xuất 66,8 triệu USD, chủ yếu là tàu bè các loại do có hợp đồng đóng tàu với Li-bê-ri-a). Năm 2019, kim ngạch song phương đạt 11,23 triệu USD. Năm 2020, kim ngạch song phương đạt 37,18 triệu USD, trong đó ta xuất khoảng 36 triệu USD (chủ yếu tàu bè các loại).
III. Hợp tác trong các lĩnh vực khác.
Hợp tác trên các diễn đàn đa phương: Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên diễn đàn Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Bạn ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015-2019), Hội đồng Kinh tế-xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC 2016-2018), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020-2021).
V. Các Hiệp định, thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước
Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (2017)
Thông tin Cơ quan đại diện
Đại sứ quán Việt Nam tại Nigeria (kiêm nhiệm Xi-ê-ra Lê-ôn)
Địa chỉ: Số 9 đường River Niger, quận Maitama
Điện thoại: +234 9 8703678
Fax: +234 9 8703679
Email: vnemb.ng@mofa.gov.vn hoặc dsqvnnigeria@gmail.com
Đại sứ quán Li-bê-ri-a tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam
Địa chỉ: Room 013 Gold Island Diplomatic Compound, No 1 Xi Ba He Nan Lu, Beijing 100028
ĐT: +86 10 6440 3007
Fax: +86 10 6440 3918
Tháng 8/2022