BỘ
NGOẠI GIAO
---oOo---
TÀI LIỆU CƠ BẢN
VỀ CỘNG HÒA BỐT-XOA-NA
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Khái quát
·
Tên nước: Cộng
hoà Bốt-xoa-na (The Republic of Botswana)
·
Thủ đô: Ga-bô-rôn
(Gaborone)
·
Vị trí địa lý:
nằm sâu trong lục địa ở phía Nam châu Phi, Tây giáp Na-mi-bi-a (Namibia), phía
Bắc và Đông Bắc giáp Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Nam và Đông Nam giáp Nam Phi.
·
Khí hậu bán khô
hạn, sa mạc.
·
Diện tích:
582,000 km2
·
Dân số: khoảng 2,3
triệu dân (2019)
·
Dân tộc: Người Suana
hay Setsuana chiếm 79%, Kalanga 11%, Basawa 3%, các sắc tộc khác, kể cả Galagadi
và người da trắng chiếm 7%.
·
Tôn giáo: 71,6%
Thiên chúa giáo; 20,6% Không tôn giáo; còn lại theo tôn giáo cổ truyền.
·
Tài nguyên chủ
yếu: kim cương, đồng, nickel, muối mỏ…
·
Ngôn ngữ chính thức
là tiếng Anh. Thổ ngữ thông dụng là tiếng Setsuana (78,2%) và Kalangga (7,9%).
·
Đơn vị tiền tệ: Pula
(1 US dollar = 10,19 Pula) (2018)
·
Quốc khánh (ngày Độc
lập): 30/9/1966
·
Tổng thống đương
nhiệm: Moóc-gu-ét-xi Ma-xi-xi (Mokgweetsi Masisi) (từ 01/4/2018).
·
Bộ trưởng Ngoại
giao và Hợp tác Quốc tế: Iu-ni-ti Đao (Unity Dow) (từ tháng 6/2018)
2. Lịch sử
Từ kỷ thứ 13, nhiều bộ lạc du mục từ miền Bắc châu
Phi (người Suana, người Debele, người Boer) đã đến sinh sống ở vùng đất ngày
nay thuộc Bốt-xoa-na và xảy ra nhiều xung đột. Lấy lý do các tù trưởng người địa
phương đề nghị, từ ngày 31/3/1885, đế quốc Anh đặt vùng đất “Besuana” (nay thuộc
Bốt-xoa-na) dưới sự bảo trợ của mình.
Liên minh Nam phi (thành lập năm 1910) đã cố gắng
thôn tính các vùng lãnh thổ Besuana, Basuto (nay là Lesotho) và Swaziland vào
Nam Phi nhưng không thành công. Dưới sự đấu tranh của các tù trưởng địa phương
với chính quyền trung ương Anh nhằm bảo vệ quyền cai trị các vùng lãnh thổ, Năm
1961, Hiến pháp đã được xây dựng với cơ chế hội đồng tư vấn lập pháp được lập nên
có sự tham gia của cả hai cộng đồng Phi và Âu. Năm 1964, Đế quốc Anh phải chấp
nhận chính quyền dân chủ tự quản đầu tiên của người Bốt-xoa-na. Năm 1965 thủ phủ
Bốt-xoa-na được chuyển từ Maphiket (thuộc Nam Phi) về Gaboron (thủ đô
hiện nay). Bốt-xoa-na chính thức giành được độc lập vào 30/9/1966, tiến hành
bầu cử đầu tiên và sửa đổi Hiến pháp. Xê-rét-xê Kha-ma, lãnh tụ của phong trào đấu
tranh đòi độc lập (thuộc đảng Dân chủ
Bốt-xoa-na - BDP), đồng thời là thủ lĩnh bộ lạc, đã được bầu là Tổng thống đầu
tiên của Bốt-xoa-na (cho đến khi mất năm 1980).
Tổng thống Xê-rét-xê I-an Kha-ma I-an Kha-ma, con
trai của cố Tổng thống Xê-rét-xê Kha-ma và nguyên là tư lệnh các lực lượng vũ
trang Bốt-xoa-na sau 10 năm cầm quyền (2008-2018) đã từ chức. Phó Tổng thống Vin-xen Xê-rết-xê (Vincent T. Seretse) lên thay.
Ngày 23/10/2019, Bốt-xoa-na tổ chức tổng tuyển cử dân chủ lần thứ 12. 23/10. Ngày 25/10, Tòa án Tối cao Bốt-xoa-na tuyên bố Đảng Dân chủ Botswana (BDP) cầm quyền của
đương kim Tổng thống Mokgweetsi Masisi đã giành chiến thắng với 38/57 ghế trong
Quốc hội, tương đương 52,77% tổng số phiếu; Ông Mokgweetsi Masisi, 58 tuổi tiếp tục đảm trách nhiệm kỳ
tổng thống 5 năm (2019-2024).
3. Chính
trị
a.
Đối nội
Bốt-xoa-na theo chế độ Cộng hoà nghị viện. Tổng thống
Bốt-xoa-na vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, được
nghị viện bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm (tối đa 2 nhiệm kỳ).
Bốt-xoa-na theo chế độ chính trị đa đảng với khoảng
gần 10 đảng phái chính trị chính. Nghị viện Bốt-xoa-na gồm: Hội đồng Tù trưởng
(15 vị) và Hạ nghị viện (63 nghị sỹ). Tại cuộc bầu cử quốc hội tháng 10/2009, đảng
Dân chủ Bốt-xoa-na (BDP) giành được 51,73% phiếu, đảng Dân tộc Bốt-xoa-na (BNP)
được 26,06%, đảng BCP được 16,62%, các
đảng khác chia nhau số phiếu còn lại. Đảng BDP đã liên tục giành chiến thắng
trong tất cả các cuộc tổng tuyển cử từ khi Bốt-xoa-na trở thành nước độc lập
đến nay.
Hệ thống luật pháp được xây dựng theo mô hình luật
La mã - Hà Lan kết hợp với luật tục của của các bộ lạc người du mục địa phương.
Bốt-xoa-na là thành viên và chấp nhận quyền tài phán (có bảo lưu) của toà án quốc
tế (IJC).
b.
Đối ngoại
Bốt-xoa-na
là thành viên Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, Liên minh châu Phi
(AU), Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC, đặt trụ sở tại thủ đô
Bốt-xoa-na). Bốt-xoa-na chủ trương theo đường lối đối ngoại đa phương, duy trì
quan hệ tốt với các nước trong khu vực và thế giới trong đó có các nước lớn như
Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thời kỳ những năm 1960-1980, Bốt-xoa-na ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc, lên án chủ nghĩa A-pác-thai nhưng vẫn giữ quan hệ thân thiện
với Anh, các nước phương Tây, quan hệ láng giềng với Nam Phi.
Hiện
nay, Bốt-xoa-na tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của giai đoạn trước
đồng thời thực hiện tốt cam kết của mình trong việc duy trì quan hệ đối tác đa
dạng trong khu vực và quốc tế. Bốt-xoa-na ưu tiên quan hệ với các nước thành
viên SADC, đặc biệt với Nam Phi (đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của
Botswana); thúc đẩy hợp tác với EU, trong đó ưu tiên lĩnh vực giáo dục và cải
cách khu vực công và đóng vai trò điều phối trong đàm phán Thỏa thuận Đối tác
kinh tế (EPA) EU – SADC[1] (ký tháng
6/2016), cho phép Botswana xuất khẩu hàng hóa miễn thuế và phi hạn ngạch vào
thị trường EU; tăng cường hợp tác với các cường quốc mới nổi, nhất là Trung
Quốc (nước tiêu thụ kim cương lớn thứ 2, đầu tư nhiều dự án hạ tầng quan trọng
của Botswana, kim ngạch thương mại tăng nhanh trong những năm gần đây...). Bốt-xoa-na
tiếp tục duy trì ảnh hưởng của mình tại các tổ chức trong khu vực, qua đó góp phần xây
dựng quá trình hội nhập kinh tế và chính trị bền vững của khu vực.
Bốt-xoa-na cũng là thành viên Toà án quốc tế
(IJC) và đã ký Hiệp định về Miễn trừ truy cứu quân nhân với Mỹ.
4. Kinh tế
Mặc dù chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng giá nguyên liệu thô trong giai đoạn 2014-2016 nhưng nhìn chung
Bốt-xoa-na duy trì được mức tăng trưởng đều đặn cao nhất thế giới từ sau khi
giành được độc lập năm 1966. Nhờ sự ổn định tương đối về chính trị, quản lý tài
chính – ngân sách chặt chẽ, với nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có và số dân tương
đối nhỏ, Bốt-xoa-na, từ một trong số những nước nghèo nhất thế giới đã trở
thành nước có thu nhập bình quân đầu người vào bậc trung và là một trong những
nền kinh tế có sức cạnh tranh cao tại châu Phi (xếp hạng môi trường kinh doanh
Doing Business 2019 của Ngân hàng Thế giới xếp Botswana đứng thứ 86/190 quốc
gia trên thế giới và thứ 5/47 quốc gia châu Phi Nam Sahara[2].
Botswana đang triển khai Tầm nhìn quốc gia 2036 (National Vision 2036), đặt mục
tiêu phát triển nền kinh tế tri thức, trong đó coi công nghệ thông tin và
truyền thông là yếu tố quan trong để thúc đẩy các ngành công nghiệp và lĩnh vực
khác của nền kinh tế phát triển.
Về cơ cấu kinh tế, du lịch, dịch vụ tài chính
chiếm 53% GDP, công nghiệp chiếm 45% (khai
thác khoáng sản, đặc biệt là kim cương, là ngành công nhiệp chủ chốt, đóng góp
trên 70% giá trị xuất khẩu của Bốt-xoa-na) và nông nghiệp đóng góp rất nhỏ 2%.
Tình trạng lây nhiễm
HIV/AIDS tràn lan đã gây ra một thách thức nghiêm trọng đối với Bốt-xoa-na.
Hiện nay Bốt-xoa-na là nước đứng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ người nhiễm HIV (24%
dân số). Chính phủ Bốt-xoa-na đang nỗ lực đấu tranh chống lại bằng nhiều biện
pháp, trong đó có việc cung cấp thuốc điều trị miễn phí, và thực hiện Chương
trình Quốc gia Chống lây nhiễm từ Mẹ sang Con.
Một số chỉ số kinh tế năm
2019:
- GDP (PPP): 44,13
tỷ USD
-
GDP bình quân (PPP): 18 560 USD/năm
- Tăng trưởng GDP: 3,5%
(2018)
- Các sản phẩm
xuất khẩu chính: Kim cương, đồng, nickel, thịt bò, hàng dệt may.
- Các sản phẩm nhập khẩu
chính: Thực phẩm, máy móc, hàng điện tử, thiết bị vận tải, hàng dệt may, xăng
dầu, các sản phẩm từ gỗ và giấy, kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
5. Quan hệ với Việt Nam:
Ngày 03/11/2008, Tổng thống Bốt-xoa-na Seretse
Ian Khama Ian KHAMA gửi thư cho Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết để thăm hỏi và chia buồn trước việc lũ lụt gây ra thiệt
hại nặng nề về người và tài sản ở Việt Nam.
Ngày 11/2/2009, Đại sứ Lê Lương Minh, Trưởng
Phái đoàn Việt Nam tại LHQ và Đại sứ Trưởng Phái đoàn Bốt-xoa-na tại LHQ đã ký
Thông cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ giữa hai nước. Hai bên
phối hợp tốt tại các diễn đàn quốc tế.
Trao đổi đoàn: Ta thăm bạn: Thứ trưởng NG Lê Lương Minh (4/2012) và Thứ trưởng NG Vũ Hồng Nam (tháng 4/2018); Bạn thăm ta: Bộ trưởng Ngoại
giao và Hợp tác Quốc tế Unity Dow (8/2019)
Kim ngạch thương mại giữa hai nước năm 2018 đạt
hơn 47,8 triệu USD, tăng 25,7% so với năm 2017, trong đó ta xuất khẩu đạt 0,07
triệu USD và nhập khẩu đạt 47,7 triệu USD (năm 2010: chỉ có ta xuất sang
Botswana với mức trị giá 142 nghìn USD). Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
gồm sản phẩm gỗ nội thất, sản phẩm hóa chất… Mặt hàng nhập khẩu từ Bốt-xoa-na chủ
yếu là khoáng sản, đá quý, kim cương.
6. Địa chỉ cơ quan đại diện ngoại giao kiêm nhiệm mỗi nước:
Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi:
Địa chỉ: 87
Brooks Street, Brooklyn, Pretoria
Mã bưu chính: 13692 Hatfield 0028, South Africa
Ðiện thoại: (27-12) 362 8119 / 362 8118
Fax: (27-12) 362 8115
Email: embassy@vietnam.co.za
Thương Vụ Việt Nam tại Nam
Phi kiêm nhiệm Bốt-xoa-na
Địa
chỉ: 198 Silver Oak Ave., Waterkloof, Pretoria
Mã
bưu chính: 0181, South Africa
ĐT:
+27 12 346 8083
Fax:
+27 12 346 8507
Email: za@moit.gov.vn
Đại sứ quán Bốt-xoa-na tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam
No.1 Dong San Jie, San Li Tun, Chaoyang District,
Beijing
100600P.R.China
Tel:0086-10-65326898
Fax:0086-10-65326896
Email:info@Bốt-xoa-naembassy.com; botchin@gov.bw
Tháng 3/2020
[1] Thỏa thuận giữa EU
và 6 nước SADC (Botswana, Nam Phi, Namibia, Mozambique, Lesotho, eSwatini).
[2] Sau Mauritus (20), Rwanda (29), Kenya (61) và Nam Phi
(82)