TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA TRUNG PHI
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
----- 
Khái quát:
Tên nước: Cộng hoà Trung Phi (Central African Republic) Thủ đô: Bangui (băng-guy) Vị trí địa lý: Nước Cộng hoà Trung Phi nằm ở miền Trung
châu Phi, Đông giáp Sudan, Tây giáp Cameroon, Nam giáp CHDC Congo và CH
Congo, Bắc giáp Chad. Khí hậu: Nhiệt đới, nóng và ẩm. Diện tích: 622.984 km2 Dân số: 4,7 triệu người (7/2018) Dân tộc: Baya 33%, Banda 27%, Sara 10%, Mandjia 13%,
Mboum 7%, M'Baka 4%, Yakoma 4%, các dân tộc khác 2%. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Pháp, tiếng Sango. Quốc khánh: 13/8/1960. Tôn giáo: Tín ngưỡng cổ truyền 35%, Thiên Chúa giáo (Cơ đốc) 25%, Tin lành 25%, Hồi giáo 15%. Thể chế: Cộng hòa. Tổng thống: Faustin-Archange Touadéra (từ 14/02/2016) Thủ tướng: Firmin
Ngrebada (từ 2/2019) Bộ trưởng Ngoại giao, Hội nhập châu Phi và các vấn đề
Pháp ngữ: Sylvie
Temon (từ 12/2018).
Chính trị: - Trung Phi thực hiện đường
lối chính trị đa đảng, mở cửa. - Tháng 6/2008, Chính phủ Trung Phi và hai phe nổi dậy (Quân đội
nhân dân phục hồi nền dân chủ và Liên minh các lực lượng dân chủ vì tập hợp) ở
miền Bắc đã ký Hiệp định hoà bình chung tại Gabon theo đó tiến hành giải giáp
các phe nhóm nổi dậy, ân xá cho các binh sĩ và tái hoà nhập họ vào cộng đồng. - Tháng
1/2011, Trung Phi tổ chức thành công bầu cử Tổng thống. Ông Francois Bozize đã tái
đắc cử lần 2 nhiệm kỳ 2011-2016 với tỷ lệ phiếu bầu lên tới 66%. Tuy nhiên đến
tháng 3/2013, quân nổi dậy (Seleka) đã lật đổ Tổng thống Francois Bozize và
khiến Tổng thống phải ra nước ngoài tị nạn do ông không thực hiện các thoản
thuận trong hiệp ước hòa bình đã ký năm 2008. Tháng 4/2013, Hội đồng
chuyển tiếp tại CH Trung Phi đã nhất trí bầu ông Michel Djotodia, thủ lĩnh
Seleka, làm người đứng đầu Chính phủ lâm thời nhưng sau đó, Tổng thống Djotodia
cũng phải từ chức do không thể kiểm soát được tình hình trước sức ép mạnh mẽ
của phe đối lập. -
Ngày 20/1/2014, Thị trưởng Bangui, bà Catherine Samba-Panza, đã được Quốc hội
chuyển tiếp bầu làm Tổng thống lâm thời của Cộng hòa Trung Phi. Bà đã bổ nhiệm
Andre Nzapayeke, quan chức thuộc Ngân hàng Phát triển Nhà nước làm tân thủ
tướng nhưng đến tháng 8/2014, ông A. Nzapayeke đã từ chức. Ông Mahamat Kamoun -
cựu Bộ trưởng Ngoại giao và cố vấn của Tổng thống tạm quyền Samba-Panza được bổ
nhiệm làm Thủ tướng. -
Bạo lực vẫn leo thang tại CH Trung Phi do lực lượng nổi dậy theo Thiên Chúa
giáo tiến hành nhiều hành động cực đoan chống phe Seleka và cộng đồng Hồi giáo,
bất chấp nỗ lực của lực lượng Pháp Sangaris, lực lượng MISCA của Liên minh châu
Phi AU. LHQ đã triển khai Phái bộ gìn giữ hoà bình tại CH Trung Phi (MINUSCA)
từ 15/9/2014, Pháp và EU rút dần lực lượng Sangaris và Eufor-RCA nhưng bạo lực
vẫn tái bùng phát tại thủ đô Bangui và vùng giáp ranh biên giới với Cameroun. -
Tháng 1/2015, quá trình chuyển tiếp tại CH Trung Phi chính thức được kéo dài
thêm 6 tháng, tổng tuyển cử dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8/2015. HĐBA/LHQ
thông qua nghị quyết gia hạn trừng phạt nước này thêm 1 năm đến 29/1/2016. Ngày
27/4/2015, Diễn đàn quốc gia Bangui dự kiến được tổ chức, quy tụ tất cả các phe
phái chính trị tại CH Trung Phi nhằm bàn thảo về tương lai chính trị của nước
này. -
Trung Phi là thành viên LHQ, Phong trào Không liên kết, Liên minh châu Phi AU,
Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (hiện đang bị AU và Francophonie tạm treo quy chế
thành viên do bất ổn chính trị) và nhiều tổ chức khác; Trung Phi có quan hệ mật
thiết với Pháp và đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, phương Tây, Nam Phi, Ma-rốc, Trung
Quốc… Trung Phi công nhận nhà nước Israel và Palestine (1989). Kinh tế:
Trung Phi là một trong
những nước nghèo nhất
châu Phi. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và khai khoáng. Nông nghiệp chiếm hơn
1/2 GDP, gỗ chiếm 16% thu nhập xuất khẩu và công nghiệp kim cương chiếm 40%.
Sản phẩm nông nghiệp có: bông, cafe, sắn, lạc, lúa, ngô, kê... Về khoáng sản
ngoài kim cương còn có sắt, mangan, nikel... nhưng sản lượng thấp. Hạn chế của Trung Phi là nằm sâu trong lục địa,
không giáp biển, hệ thống giao thông lạc hậu, lực lượng lao động trình độ thấp. Trước khủng hoảng, chính phủ Trung Phi nỗ lực
cải cách nền kinh tế với sự giúp đỡ Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế
như cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh, đơn giản và tiêu chuẩn hóa Bộ luật
Lao động và Đầu tư, tích cực chống tham nhũng, tuân thủ các quy định về đầu tư của Cộng đồng
Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi (CEMAC). Để đạt được
mục tiêu phát triển bền vững, Trung Phi xây dựng “Chiến lược xoá đói giảm nghèo
giai đoạn 2008 – 2012” với 4 định hướng lớn gồm: (i) tái thiết đất nước, ổn
định an ninh, ngăn ngừa xung đột; (ii) tăng cường vai trò nhà nước pháp quyền;
(iii) phát triển và đa dạng hoá nền kinh tế; (iv) phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, do
bất ổn chính trị, kinh tế Trung Phi hiện nay rất ì trệ, đời sống nhân dân vô
cùng khó khăn. Một số thông tin kinh tế cơ bản (2019, theo IMF, tính theo sức mua) :
GDP (2019-IMF-PPP): 4,26 tỉ USD; GDP đầu người: 448 USD; Tăng trưởng GDP: 4,5%. 4. Quan hệ Việt Nam - Trung Phi: -
Quan hệ chính trị: Việt Nam và Trung Phi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày
10/11/2008. Trong quan hệ hợp tác Nam – Nam, Trung Phi coi Việt Nam là nước ưu tiên
hàng đầu ở khu vực châu Á để phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác. Trung Phi
muốn hợp tác, học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trên các lĩnh vực phát triển
nông nghiệp, y tế, giáo dục, khai khoáng, thương mại, công nghiệp, cơ sở hạ
tầng và phát huy vai trò của quân đội trong phát triển kinh tế…và mong muốn phát
triển hợp tác ba bên với sự hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ. + Trao đổi đoàn:
(i) Bạn: Tổng thống Ange Félix Patassé dự cấp cao Pháp ngữ 7 tại Hà nội
(11/1997), Bộ trưởng Ngoại giao Kombo Yaya (11/2008), Tổng thống Francois
Bozize (5/2009), đoàn Trung Phi do Cố vấn Đối ngoại của Tổng thống Joseph
Kiticki tham dự Hội thảo Việt Nam – Châu Phi lần 2 (8/2010); (ii) Ta: đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và
PTNT (6/2010). - Các
văn bản đã ký: hiệp định khung về hợp tác giữa hai nước, Bản ghi nhớ về hợp
tác nông nghiệp (5/2009); Biên bản làm việc với các Bộ Quốc phòng, Lao động,
Thương binh và Xã hội (8/2010). - Quan
hệ kinh tế: Kim ngạch thương mại hai nước hạn chế: năm 2018 đạt 51,5 triệu USD. Ta nhập
khẩu chủ yếu gỗ và các sản phẩm gỗ (51,2 triệu USD). - Hiện Việt Nam đang có 3
sỹ quan tham mưu và liên lạc tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại CH
Trung Phi (Minusca). Thông
tin CQĐD: ĐSQ Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Trung Phi; ĐSQ Trung Phi tại Pháp kiêm
nhiệm Việt Nam.
ĐSQ Việt Nam tại Pháp
61
rue de Miromesnil, 75008, Paris
Đt:
+33 1 4414 6400
Fax:
+33 1 4524 3948
Email:
vnparis.fr@gmail.com
|
ĐSQ Trung Phi tại Pháp
30,
rue des Perchampos, 75016 Paris
Đt:
+33 1 55747310
Fax:
+33 1 55744025
Email:
ambassadercafrance@yahoo.fr
|
Tháng 3/2020
|