Tài liỆu cơ bẢn vỀ CỘNG HÒA Ga-bông
và quan hỆ vỚi ViỆt Nam

I. Thông tin cơ bản
1. Khái quát
Tên nước: Cộng hoà Ga-bông (Gabonese Republic)
Thủ đô: Li-brơ-vin
(Libreville)
Vị trí địa lý: Ga-bông
nằm ở phía Tây trung Phi, Bắc giáp
Ghi-nê Xích đạo, Tây và Nam giáp với Công-gô B
Diện tích: 267.667 km2
Dân số: 2,1 triệu
người (2018)
Tôn giáo: Thiên Chúa
giáo, Hồi giáo
Ngôn ngữ: tiếng
Pháp
Đơn vị tiền tệ:
CFA
Tổng thống: A-li Bông-gô Ôn-đim-ba (Ali Bongo Ondimba)
(từ 2009)
Thủ tướng: Giu-li-en Bê-ca-lê (Julien Bekale) (từ 1/2019)
Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác, Pháp ngữ và Hội nhập khu
vực: Áp-đu Cam-bông-gô (Abdu Kabongo) (từ 1/2019)
Quốc khánh: 17/8/1960
2. Lịch sử
Từ thế kỷ 19, Pháp thống trị
hoàn toàn Ga-bông. Tháng 8/2006, trong khuôn khổ các nước thuộc Pháp, Ga-bông
được Pháp trao trả độc lập và bầu ông Lê-ôn M’-Ba, Đảng Khối Dân chủ Ga-bông
làm Tổng thống đầu tiên, thành lập Chính phủ gồm Đảng Thống nhất Dân tộc
Ga-bông và Liên minh Dân chủ và Xã hội Ga-bông. Do tranh giành quyền lực, ông
Lê-ôn M’-Ba đã loại thành phần các đảng đối lập ra khỏi Chính phủ. Tháng
2/1964, lực lượng cảnh sát làm đảo chính, đưa người của Liên minh Dân chủ và Xã
hội lên nắm quyền. Pháp can thiệp, đưa ông Lê-ôn M’-Ba trở lại nắm chính quyền.
Năm 1967, Lê-ôn M’-Ba chết, ông Ô-ma Bông-gô, Phó Tổng thống lên thay theo quy
định của Hiến pháp.
3. Chính trị
a) Đối nội
Chế độ chính trị: Cộng hòa Tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống cũng là người đứng đầu Chính phủ. Quốc hội gồm 120 nghị sỹ, nhiệm kỳ
5 năm. Đảng Dân chủ nắm đa số (114).
Từ tháng 4/1990, Ga-bông thực hiện chế độ bầu cử dân
chủ đa đảng đầu tiên (12/1993) dẫn đến sự ra đời của 13 đảng đối lập. Trong
cuộc bầu cử dân chủ đa đảng đầu tiên, Tổng thống Ô-ma Bông-gô đã thắng cử với
đa số áp đảo. Tháng 12/2011, Đảng Dân chủ Ga-bông cầm quyền của Tổng thống A-li
Bông-gô giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội khi giành 114/120 ghế tại Quốc
hội.
b) Đối ngoại
Ga-bông có vai trò tích cực tại châu Phi. Ga-bông là
thành viên của Liên minh châu Phi, Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi và
Cộng đồng các Quốc gia Trung Phi. Ga-bông có ảnh hưởng khá lớn tại tiểu khu vực
và nhiều lần đảm nhận vai trò trung gian giải quyết một số cuộc khủng hoảng như
tại CH Trung Phi, CH Công-gô, Sát - Xu-đăng…
4. Kinh tế
Ga-bông
là nước giàu có ở châu Phi, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình cao
(Upper-middle-income economy). Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh từ 540
USD (1973) lên 4400 USD (1990) và 21.700 USD (2015). Thu nhập của người dân
Ga-bông cao hơn nhiều lần thu nhập của người dân hầu hết các nước phía Nam
Sahara.
Trước
đây nền kinh tế Ga-bông phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu cao su và magiê. Nhưng
từ những năm 1970, việc tìm ra dầu lửa đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế của
Ga-bông (50% GDP và 80% xuất khẩu). Ga-bông có ngành công nghiệp khai khoáng,
hoá dầu, điện lực tương đối phát triển. Chính sách của Ga-bông là tập trung ưu
tiên phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tranh thủ tối đa nguồn đầu tư,
viện trợ, kỹ thuật từ nước ngoài, thi hành chính sách kinh tế mở, tự do hoá
theo hướng kinh tế thị trường nhằm phát triển nhanh đất nước.
GDP
(2018 – PPP): 36.7 tỷ USD; bình quân: 19.250 USD; tăng trưởng 0,8%.
II. Quan hệ Việt Nam – Ga-bông
Hai nước lập quan hệ ngoại giao
ngày 9/1/1975.
Quan hệ giữa hai nước ở mức bình
thường. Ngày 28/11/1996, Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh thăm Ga-bông.
Năm 2018, kim ngạch thương mại
hai bên đạt 81,2 triệu USD.
Các hiệp định đã ký: Hiệp định
khung Hợp tác kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học kỹ thuật năm 1996.
Đại sứ quán Việt Nam tại
Ma-rốc kiêm nhiệm Ga-bông. Đại sứ quán Ga-bông tại Bắc Kinh kiêm nhiệm Việt Nam.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ma-rốc
Nr.
27, rue de Mezzouda, Souissi, Rabat
Đt:
+212 537659256
Fax:
+212 537659210
Email:
vnambassade@yahoo.com.vn
|
Đại
sứ quán Ga-bông tại Trung Quốc
Nr.
36, Guang Hua Lu, Chaoyang, Beijing, 100600
Đt:
+86 10 65322810/3580
Fax:
+86 10 65322621
|
Tháng 3/2020