BỘ
NGOẠI GIAO
---oOo---
TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ CỘNG HÒA NAM SUDAN
I. Khái
quát:
-
Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Ethiopia, Bắc giáp Sudan, Nam giáp Uganda và
Kenya, Tây giáp Trung Phi.
-
Thủ đô: Juba
- Diện tích
đất liền: 619.745 km2
-
Dân số: 10.204.581 người (2018)
- Tôn giáo: Đạo
Thiên chúa
-
Ngôn ngữ chính: tiếng Anh
-
Quốc khánh: 9/7/2011
-
Tổng thống: Salva Kirr (từ 7/2011)
-
Ngoại trưởng: Beatrice Wani (từ 3/2020)
II. Lịch sử
Năm 1898, Sudan bị Anh chiếm và trở thành thuộc địa của Anh, chịu
sự cai quản gián tiếp của Anh thông qua Ai Cập. Chính phủ Anh chia Sudan ra hai
phần, miền Bắc đa số theo Hồi giáo và miền Nam theo đạo Thiên Chúa. Năm 1936,
khi Anh rời Ai Cập, chính giới Ai Cập thúc giục việc hợp nhất Sudan thành lãnh
thổ nước này. Năm 1952, phe quân đội Ai Cập đảo chính, lật đổ vương triều cũ và
lập nền cộng hòa. Chính phủ mới cũng tuyên bố hủy bỏ chính thể đồng trị tại
Sudan. Ngày 12/2/1953, Anh và Ai Cập đã ký Hiệp định công nhận quyền tự quyết
của Sudan. Ngày 1/1/1956, Sudan tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hoà Sudan.
Ngay khi độc lập, hai miền
Nam Bắc Sudan đã có nhiều xung đột, dẫn đến các cuộc binh biến kéo dài (từ năm
1955-1972 và từ năm 1983-2005) khiến 2,5 triệu người – chủ yếu là dân thường –
chết do hạn hán và hơn 5 triệu người phải tị nạn.
Tháng 1/2005, các bên tại Sudan ký Thỏa thuận Hòa bình toàn diện nhằm kết
thúc xung đột kéo dài. Như một phần của thỏa thuận, miền Nam Sudan được hưởng
quy chế tự trị trong 6 năm, ngay sau đó sẽ tiến hành cuộc trưng cầu dân ý tại
miền Nam. Cuộc trưng cầu dân ý sau đó được tổ chức vào tháng 1 năm 2011 với kết
quả 98% phiếu bầu ủng hộ Nam Sudan ly khai. Nam Sudan tuyên bố độc lập sau đó
vào ngày 9/7/2011.
III.
Chính trị- đối ngoại
Kể từ khi tuyên bố độc lập vào ngày 9/7/2011, Nam Sudan gặp khó khăn với
việc quản trị và xây dựng đất nước cũng như kiểm soát các lực lượng đối lập
hoạt động trong lãnh thổ của mình. Năm 2012, do những bất đồng với Sudan, Chính
phủ Nam Sudan quyết định ngừng sản xuất dầu gây ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế.
Tháng 12/2013, xung đột giữa Chính phủ và các lực lượng đối lập đã khiến hàng
chục nghìn người chết và dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng kéo
dài đến hiện tại.
Bất chấp Thỏa thuận thành lập Chính phủ chuyển tiếp chia sẻ quyền lực được
ký tháng 8/2015, giao tranh ở quy mô nhỏ vẫn thường xuyên xảy ra. Hàng nghìn
người chết vì xung đột vũ trang và hơn 2,5 triệu người phải di cư, chủ yếu tới
Uganda, Sudan, Ethiopia. Ngày 11/7/2016, Tổng thống Salva Kiir đơn phương tuyên
bố ngừng bắn. Tháng 2/2018, Nam Sudan tuyên bố nước này đã chấm
dứt cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2013.
Ngày 12/9/2018, Tổng
thống Nam Sudan Salva Kiir và lãnh đạo phe nổi dậy Riek Machar đã ký kết Thoả
thuận hoà bình trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh khu vực được tổ chức tại
thủ đô Addis Ababa của Ethiopia.
Thoả thuận được hai bên ký kết dưới sự chủ trì của Thủ tướng Ethiopia Abiy
Ahmed và các nhà lãnh đạo khu vực. Cơ quan Phát triển liên chính phủ (IGAD)
đứng ra làm trung gian để tổ chức các vòng đàm phán. Các bên đã ký một số thỏa
thuận bao gồm việc ngừng bắn vĩnh viễn và chia sẻ quyền lực.
Ngày 22/2/2020 Chính phủ đoàn kết dân tộc chuyển tiếp của Nam Sudan được
thành lập, ông Riek Machar được chỉ định là Phó Tổng thống thứ nhất cùng 04 Phó
Tổng thống khác. Ngày 6/3/2020, nội các Nam Sudan được chỉ định với 35 Bộ
trưởng.
Nam Sudan là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc (UN),
Liên minh châu Phi (AU), Cộng đồng Đông Phi (EAC), Liên minh Nghị viện (IPU), Tổ
chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA),
Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRCS), Tổ chức di cư quốc
tế (IOM)…
III. Kinh tế:
Công nghiệp và cơ sở hạ tầng ở Nam Sudan kém phát triển, nền kinh tế yếu
kém sau cuộc nội chiến, phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ và hỗ trợ nhân đạo
Phần lớn dân số phụ thuộc vào nông nghiệp và hỗ trợ nhân đạo. Khoảng 90% hàng
hóa tiêu dùng được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Uganda, Kenya và Sudan.
Đầu tư của Trung Quốc đóng vai trò ngày càng lớn trong cách lĩnh vực cơ sở hạ
tầng và năng lượng.
Nam Sudan có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào với đất đai màu mỡ nguồn
cung cấp nước đầy đủ và đàn gia súc quy mô lớn trong khu vực, khoảng 10-20
triệu con. Nam Sudan giàu tiềm năng về nông nghiệp, tuy nhiên vốn đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp rất thấp. Mặc dù 70% đất đai phù hợp cho nông nghiệp nhưng
chỉ có khoảng 4,5% được canh tác. Thiếu đầu tư vào công nghệ canh tác năng suất
cao là hạn chế chính trong nông nghiệp của Nam Sudan.
Trước khi tách ra khỏi Sudan, khu vực Nam Sudan sản xuất ¾ sản lượng dầu
hàng năm của Sudan. Nam Sudan là một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất vào
dầu, chiếm 98% ngân sách hoạt động hàng năm của chính phủ và 80% tổng sản phẩm
quốc nội. Kể từ nửa cuối năm 2017, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nam Sudan vào
khoảng 130.000 thùng mỗi ngày. Dầu được xuất khẩu thông qua một đường ống dẫn
đến các nhà máy lọc dầu và các cơ sở vận chuyển tại cảng Sudan trên Biển Đỏ.
Ngoài dầu mỏ, Nam Sudan còn có một số tài nguyên khác như sắt, đồng, kẽm, vàng,
kim cương, gỗ cứng có tiềm năng về thủy điện.
Kể từ năm 2005, Nam Sudan đã nhận được khoản viện trợ hơn 11 tỷ USD chủ yếu
từ Mỹ, Anh và EU. Lạm phát lên tới đỉnh điểm năm 2016 đạt 800% và giảm xuống
còn 118% trong năm 2017. Quyết định của Ngân hàng trung ương về việc áp dụng thả
nổi tỷ giá hối đoái từ năm 2015 đã gây ra sự mất giá 97% của tiền tệ.
Về ngoại thương, năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Nam Sudan đạt hơn 1 tỷ
USD, chủ yếu là dầu mỏ, gỗ; nhập khẩu hơn 3,5 tỷ USD, bao gồm các mặt hàng nhu
yếu phẩm, máy móc, thiết bị…
- GDP (PPP): 20,01 tỷ USD (2017)
- GDP bình quân đầu người : 1.600 USD
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: -5,2 % (2017)
IV. Quan hệ Việt Nam – Nam Sudan:
Ngày 21/2/2019, tại Trụ sở Phái đoàn đại
diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ
Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc thay mặt Chính phủ
Việt Nam và Đại sứ Akuei Bona Malwal, Trưởng Phái đoàn Nam Sudan tại Liên hợp
quốc, thay mặt Chính phủ Nam Sudan, đã ký “Thông cáo chung thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nam Sudan”. Hai
bên nhất trí trao đổi đại diện ngoại giao ở cấp Đại sứ và áp dụng Công ước Viên
năm 1961 về quan hệ ngoại giao trong quan hệ giữa hai nước. Hiện Đại sứ quán ta tại Ai Cập được phân công
theo dõi tình hình Nam Sudan.
Thời
gian qua, ta đã cử nhiều lượt quân nhân sang Nam Sudan tham gia phái bộ Gìn giữ
hòa bình của Liên hợp quốc, trong đó có 30 người là sĩ quan liên lạc, tham mưu
và quan sát viên quân sự LHQ, còn lại là các y, bác sĩ của bệnh viện dã chiến
cấp II mới được triển khai tại đây từ tháng 10/2018.
Trao
đổi đoàn: Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng thăm miền Nam Sudan trước
khi Bạn giành độc lập(6/2011); Đoàn công tác liên ngành do Thượng tướng Nguyễn
Chí Vịnh và Đại sứ ta tại LHQ Đặng Đình Quý dẫn đầu đã thăm và làm việc với
Bệnh viện dã chiến cấp 2 của ta và với Lãnh đạo Nam Sudan (2/2019); Thượng
tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị, Bộ Quốc phòng thăm
Nam Sudan (11/2019)./.
Tháng
3/2020