Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Wednesday, ngày 23 tháng 04 năm 2025 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Tài liệu cơ bản Djibouti tháng 8/2020


           BỘ NGOẠI GIAO

                   ---oOo---

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ CỘNG HÒA DJIBOUTI

VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

         

I. Khái quát:

          - Vị trí địa lý ở Đông Phi, phía Bắc, Tây và Nam giáp Ethiopia, phía Đông giáp Somalia, Vịnh Aden (Biển Đỏ)

          - Thủ đô: Djibouti

- Diện tích đất liền: 23.000km2

          - Dân số: 884.017 người (7/2018)

          - Tôn giáo: Đạo Đa số theo đạo Islam (94%), Cơ đốc giáo (6%)

          - Ngôn ngữ chính: tiếng Ả-rập và tiếng Pháp, ngoài ra còn có tiếng Afar và Somalia.

          - Quốc khánh: 27/6/1977

          - Tổng thống: Ít-mên Ô-ma Gu-ơ-lê (Ismail Omar Guelleh) (từ 8/1999)

          - Thủ tướng: Abdoulkader Kamil Mohamed (từ tháng 5/2016)

          - Ngoại trưởng: Ma-a-mút A-li Y-ô-xúp (Mahamoud Ali Youssouf) (2005)

          II. Lịch sử

Năm 1862, Pháp chiếm vùng cảng Djibouti và năm 1896, Pháp đặt tên cảng này là bờ biển somali thuộc Pháp. Từ cuối những năm 50, đã xuất hiện một số tổ chức chính trị đấu tranh bảo vệ lợi ích kinh tế, xã hội của Djibouti. Vào đầu những năm 70, phong trào đấu tranh đòi độc lập phát triển mạnh. Năm 1975, chính phủ Pháp phải tuyên tố tán thành yêu cầu đòi độc lập của nhân dân Djibouti. Năm 1976, một hiệp định sơ bộ được ký kết giữa Djibouti và Pháp về nền độc lập của Djibouti. Ngày 8/5/1977,98% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý đã tán thành độc lập và ngày 27/6/1977, Djibouti tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa, do ông Hasan Gouled Aptidon làm Tổng thống.

          III. Kinh tế:          

Nền kinh tế Djibouti dựa trên các hoạt động dịch vụ gắn với vị trí chiến lược của đất nước này. Ba phần tư dân số Djibouti sống ở thủ đô, phần còn lại chủ yếu là người du mục. Hầu hết thực phẩm được nhập khẩu do Djibouti chỉ có 4% đất đai có thể canh tác.

Djibouti cung cấp dịch vụ như một cảng trung chuyển cho khu vực và trạm tiếp nhiên liệu quốc tế. Djibouti có rất ít tài nguyên thiên nhiên và nền công nghiệp phát triển chậm. Do đó, quốc gia này phụ thuộc nhiều vào hỗ trợ của nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp 40% (tính riêng thanh niên là 80%) là một vấn đề lớn. Lạm phát trong giải đoạn 2014-2017 chỉ đạt 3%.

Chính phủ Djibouti nhấn mạnh phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và năng lượng với sự giúp đỡ của các đối tác nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Năm 2017, Djibouti mở lại dự án lớn nhất trong lịch sử của mình là cảng Doraleh và tuyến đường sắt Djibouti-Addis Ababa nối liền nước này và Ethiopia.

- Tỷ lệ cơ cấu nền kinh tế: nông nghiệp 2,8%; công nghiệp 21%; dịch vụ 76,1%

- GDP (tính theo ngang giá sức mua): 5 tỷ USD (2019)

- GDP tính theo đầu người: 5,748 USD (2019)

- Tỷ lệ tăng trưởng GDP: 7,5% (2019)

V. Chính trị

Djibouti có quan hệ chặt chẽ với các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ do có các căn cứ quân sự của những nước này đóng tại Djibouti. Djibouti là thành viên của LHQ, Phong trào KLK, AU, Liên đoàn Ả-rập và thành viên các nước nói tiếng Pháp. Djibouti tuyên bố thực hiện chính sách trung lập, có quan hệ hữu nghị với các nước châu Phi, Ả-rập.

Djibouti là thành viên của LHQ, Phong trào KLK, AU, Liên đoàn Ả-rập và thành viên các nước nói tiếng Pháp. Djibouti tuyên bố thực hiện chính sách trung lập, có quan hệ hữu nghị với các nước châu Phi, Ả-rập.

          VI. Quan hệ Việt Nam – Djibouti:

          Việt Nam và Djibouti thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1991. Ta và bạn đều chưa có cơ quan đại diện thường trú tại mỗi nước. ĐSQ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti. ĐSQ Djibouti tại Nhật bản kiêm nhiệm Việt Nam. Quan hệ chính trị, kinh tế giữa hai nước trong những năm qua còn rất khiêm tốn. Kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt 26,5 triệu USD, ta xuất siêu gần như tuyệt đối.

          Djibouti khẳng định ủng hộ Việt Nam ứng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.

Trao đổi đoàn:

          Năm 1995, Tổng thống Aptidon thăm quá cảnh Việt Nam và hội đàm với Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Năm 2013, Đặc phái viên Tổng thống Djibouti thăm Việt Nam.

          Các Hiệp định/thoả thuận đã ký: Hiệp định hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật (29/2/1976); Hiệp định thương mại (17/10/1983); MOU hợp tác giữa 2 BNG (31/1/2007).

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti. Đại sứ quán Djibouti tại Nhật Bản kiêm nhiệm Việt Nam.

ĐSQ Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti

Địa chỉ: No. 47, Ahmed Heshmat street, Zamalek District, Cairo, Ai Cập

ĐT: +20 0237623841/63

Fax: +20 0233368612

Email: vnembcairoeg@yahoo.com.vn / vnemb.eg@mofa.gov.vn

ĐSQ Djibouti tại Nhật Bản kiêm nhiệm Việt Nam

Địa chỉ: 5-18-10 Shiomeguro Meguro-Ku, Tokyo, Nhật Bản

ĐT: +81 35704 0682

 

 

Tháng 8/2020

 
Back Top page Print Email

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer

EMC Đã kết nối EMC