TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC CA-TA
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên quốc gia: Nhà nước Ca-ta (State of Qatar).
2. Thủ đô: Đô-ha
(Doha).
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: Ngày 18 tháng 12 năm 1878
5.
Diện tích: 11.586 km2.
6. Dân số: 2.444.174 (7/2020).
7. Vị trí địa lý: Nằm ở phía Đông bán đảo
Ả-rập, phía Nam giáp Ả-rập Xê-út còn lại giáp Vịnh Ả-rập.
8. Đơn vị tiền tệ: đồng Rial Ca-ta (QR); 1 USD = 3,64 QR (2020).
9. Thu nhập đầu người: 70.400 USD
(2019).
10. Dân tộc : Người Ca-ta (Qatari) 11,6%; lao
động nước ngoài 88,4% (2015).
11. Tôn giáo: Đạo Hồi là Quốc đạo.
12. Ngôn ngữ: Tiếng Ả-rập.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH
TẾ - XÃ HỘI
1.
Chính trị:
- Chế độ chính trị: Quân chủ chuyên chế.
- Quốc
vương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang: Ta-mim
Bin Ha-mát An Tha-ni (Sheikh Tamim Bin Hamad Al Thani) (từ 2013).
- Thủ
tướng: Kha-lít Bin Kha-li-pha Bin
Áp-đu-la-zi An Tha-ni (Sheikh Khalid bin Khalifa bin Abdulaziz Al Thani) (từ tháng
01/2020).
- Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao: Mô-ha-mét Bin Áp-đun-ra-hơ-man Bin Gia-xim An
Tha-ni (Sheikh Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al-Thani) (từ tháng 11/2017).
- Đối
ngoại: Ca-ta là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế: ESCWA,
GCC, FAO, WTO, UNESCO, OIMC, UNCTAD, NAM…
2. Kinh
tế - xã hội:
- Ca-ta
có tiềm năng kinh tế mạnh và đang phấn đấu trở thành một trung tâm kinh tế -
tài chính của khu vực. Quỹ đầu tư Ca-ta có số tài sản khoảng 320 tỉ USD. Tài
nguyên chính của Ca-ta là dầu lửa với trữ lượng 25,24 tỉ thùng,sản lượng 1,53
triệu thùng/ngày; trữ lượng khí đốt hơn 25 tỉ m3, đứng thứ 3 thế
giới và đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu khí hóa lỏng. Nền kinh tế của Ca-ta
chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác, chế biến dầu lửa và khí đốt. Dầu lửa và
khí đốt đem lại khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu. Thực hiện chiến lược đa dạng
hóa nền kinh tế, Ca-ta chú trọng phát triển các ngành kinh tế phi dầu khí như
công nghiệp hóa chất, phân bón, sản xuất sắt thép, nhôm và đặc biệt ưu tiên phát
triển các ngành dịch vụ như hàng không, cảng biển, ngân hàng, giáo dục, y tế,
du lịch.
- Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp
0,2%, Công nghiệp 50,3%, Dịch vụ 49,5% (2017)
- GDP: 193,5 tỷ USD (2019-IMF).
- Tăng trưởng kinh tế: 2,6% (2019-IMF).
- Ca-ta xuất khẩu 67,5 tỉ USD
(năm 2017) chủ yếu các sản phẩm dầu, phân bón, thép… cho các bạn hàng chính
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Xing-ga-po, UAE…; nhập khẩu 30,8 tỉ USD
(năm 2017) chủ yếu máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng, thực phẩm, hóa chất… từ
các bạn hàng chính Trung Quốc, Mỹ, UAE, Đức, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Ý…
QUAN HỆ VIỆT NAM – CA-TA
1. Ngày
thiết lập quan hệ
ngoại giao với
Việt Nam: Ngày 08 tháng 02 năm 1993.
2. Khuôn khổ quan hệ: Quan hệ ngoại
giao.
3. Những mốc lớn trong quá trình phát
triển quan hệ:
- Tháng 3/2008,
Việt Nam mở Đại
sứ quán tại Đô-ha.
- Tháng 01/2010, Ca-ta mở Đại sứ quán tại Hà
Nội.
- Đoàn Việt Nam thăm Ca-ta: Phó Thủ tướng thường
trực Nguyễn Sinh Hùng (12/2007); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (3/2009); Bộ trưởng
Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (5/2009); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (6/2010);
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (4/2013); Bộ trưởng Lao động, Thương binh
và Xã Hội Phạm Thị Hải Chuyền (4/2013); Thứ trưởng Thường trực Bộ Công An Đặng
Văn Hiếu (5/2014); Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (12/2014); Bộ trưởng Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến (11/2016), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai (8/2019); Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ
trưởng Công an Tô Lâm (12/2019)…
- Đoàn Ca-ta thăm Việt Nam: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ha-mát Bin
Gia-sim Bin Gia-bơ An Tha-ni (01/2007); Bộ trưởng Lao động (01/2008); Thủ tướng
kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ha-mát Bin Gia-sim Gia-bơ An Tha-ni (4/2008), Quốc vụ
khanh phụ trách Hợp tác quốc tế (3/2010); Quốc vương Ca-ta Ha-mát Bin
Kha-li-pha An Tha-ni (01/2012); Thứ trưởng Bộ Lao động (11/2013) ; Thứ
trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại Xun-tan Ra-sít An-Kha-te (3/2016); Quốc vụ khanh
Bộ Ngoại giao Xun-tan Bin Xa-át An Mu-rai-khi (12/2017)…
4. Quan hệ
trên các lĩnh vực cụ thể:
- Hai nước đã tiến hành họp Tham vấn chính trị lần thứ nhất
tại Hà Nội năm 2015 và 2 kỳ họp Ủy ban hỗn hợp.
Kỳ họp UBHH lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội (2016).
- Kim ngạch
thương mại hai chiều năm 2019 đạt khoảng 313 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu từ
Ca-ta (180 triệu USD) các sản phẩm khí đốt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, hóa
chất, phân u-rê…; xuất nhẩu sang Ca-ta (133 triệu USD) chủ yếu hàng thủy sản, dây
và cáp điện, sản phẩm gỗ, sản phẩm mây tre, gốm sứ, kính xây dựng, linh kiện
phụ tùng ô tô, rau quả, hàng điện tử…
- Hiện có
khoảng 1.000 người Việt Nam đang làm việc tại Ca-ta.
- Hàng không
Ca-ta mở đường bay trực tiếp từ Đô-ha đến thành phố Hồ Chí Minh (2007), Hà Nội
(2010), Đà Nẵng (2018) và tiến hành khai thác một số chuyến bay từ Việt Nam
sang các nước khác.
- Ngân hàng
Quốc gia Ca-ta mở văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh(3/2015).
- Năm 2012,
Công ty QPI của Ca-ta đã ký Hợp đồng liên doanh xây dựng Tổ hợp hóa dầu Long
Sơn trị giá 3,77 tỉ USD với mức góp vốn 25%. Tháng 9/2015, nhà đầu tư Ca-ta rút
khỏi dự án do tái cơ cấu nội bộ và thay đổi chiến lược phát triển của. Tháng
4/2018, Qatar Petroleum đã ký Hợp đồng cung cấp nguyên liệu tối đa 2 triệu
tấn/năm trong vòng 15 năm cho dự án này.
- Ca-ta đã
chính thức công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam vào tháng
11/2016.
- Hai nước
thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Vừa qua, Ca-ta đã ủng
hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2020-2021.
(Tháng 8/2020)