TÀI LIỆU CƠ BẢN VƯƠNG QUỐC Ô-MAN
VÀ QUAN HỆ VỚI
VIỆT NAM
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên quốc gia: Vương quốc Ô-man
(Sultanate of Oman)
2. Thủ đô: Mút-cát (Muscat)
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: ngày 18 tháng 11
năm 1970 (ngày Quốc vương Qaboos lên ngôi).
5. Diện tích: 309.500 km2.
6. Dân số: 5 triệu người
(2019), trong đó người nhập cư chiếm hơn 40% dân số.
7. Vị trí địa lý: nằm ở Đông Nam bán
đảo Ả-rập, phía Tây Bắc giáp Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất, phía Tây
giáp Ả-rập Xê-út, phía Tây Nam giáp Cộng hoà Y-ê-men, phía Nam giáp Ấn Độ
Dương.
8. Đơn vị tiền tệ: đồng Rial Ô-man (RO) 1 USD=
0,3845 RO.
9. Thu nhập bình quân đầu người: 14.992 USD (2019)
10. Dân tộc: Ả-rập (chiếm 85,9% dân số, số
còn lại là dân di cư từ I-ran, Ấn Độ và Pakistan).
11. Tôn giáo:
Đạo Hồi là quốc đạo (85,9% dân số theo đạo Hồi)
12. Ngôn ngữ:
Tiếng Ả-rập, ngoài ra sử dụng tiếng Anh.
TÌNH HÌNH CHÍNH
TRỊ - KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Chính trị:
- Thể chế chính
trị: Quân chủ chuyên chế.
- Quốc vương: Hai-tham
bin Ta-rích An Xa-ít (Haitham bin Tarik Al Said), kiêm Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao, Quốc phòng và Tài chính (từ tháng 01/2020).
- Quốc vụ khanh
phụ trách đối ngoại: Iu-síp Bin A-la-uy Bin Áp-đu-la (Yusuf Bin Alawi Bin
Abdullah).
- Ô-man là thành
viên của Liên hợp quốc, Liên đoàn Ả-rập (AL), Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC),
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC),…
2. Kinh tế- xã hội:
- GDP (PPP): 76,98
tỷ USD (2019).
- Tăng trưởng GDP:
0,8 %/năm (2019)
- Ô-man xuất khẩu:
dầu mỏ, tái xuất khẩu cá, kim loại, hàng dệt,…; nhập khẩu: máy móc, thiết bị
giao thông, hàng công nghiệp, thực phẩm, gia súc,…
- Các bạn hàng
chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Anh, Đức,…
QUAN
HỆ VIỆT NAM – Ô-MAN
1. Ngày thiết lập
quan hệ ngoại giao: Ngày 09 tháng 6 năm 1992. Việt Nam và Ô-man thiết lập quan
hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ.
2. Khuôn khổ quan
hệ: Quan hệ ngoại giao
3. Những mốc lớn
trong quá trình phát triển quan hệ:
- Ô-man mở Đại sứ
quán tại Hà Nội (18/4/2010)
- Đại sứ quán Việt
Nam tại Ả-rập Xê-út kiêm nhiệm Ô-man từ năm 2018 đến nay.
- Các đoàn Việt
Nam thăm Ô-man: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên - Đặc phái viên Chủ tịch
HĐNN (4/1992), Thứ trưởng Bộ Thương mại (7/2000), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn
Văn Ngạnh (5/2001), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng (12/2007), Bộ trưởng Công
Thương Vũ Huy Hoàng (01/2014), Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phương Nga (4/2014),
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường (10/2019), Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh (02/2020)...
- Các đoàn Ô-man
thăm Việt Nam: Thứ trưởng Ngoại giao (5/2004), Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng
Thương mại – Công nghiệp (5/2007 và 4/2008), Thứ trưởng Công Thương (11/2013),
Quyền Thứ trưởng Ngoại giao (tháng 12/2016), Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công
nghiệp (3/2018) …
4. Quan hệ trên
các lĩnh vực cụ thể:
- Về chính trị: Bộ
Ngoại giao hai nước đã tiến hành 3 phiên họp
Tham vấn chính trị (Kỳ họp lần thứ 3 diễn ra vào tháng 10/2019 tại Muscat). Hai
nước đã tiến hành 3 kỳ họp Ủy ban hỗn hợp (Kỳ họp lần thứ 3 diễn ra tại Việt
Nam tháng 3/2018).
- Về kinh tế:
+ Thương mại: Năm 2019, tổng kim ngạch thương
mại hai chiều đạt 199 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ô-man đạt 48
triệu USD và nhập khẩu đạt 151 triệu USD.
Các mặt hàng xuất
khẩu chính của Việt Nam sang Ô-man gồm: điện thoại di động và linh kiện, máy
móc thiết bị, linh kiện ô tô và một số loại nông sản như: cà phê, hàng hải sản,
rau quả, hạt tiêu. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ô-man chủ yếu là kim loại
thường, quặng và khoáng sản, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên
liệu...
+ Đầu tư: tính
đến tháng 5/2020, Ô-man có hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần đầu tư Việt Nam
– Ô-man (VOI) và Công ty cổ phần nước mặt Sông Đuống đã đầu tư vào Việt Nam 03
dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 20,77 triệu USD, đứng thứ 71/136 quốc gia
và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
- Về lao động:
Hiện Việt Nam có khoảng 300-400 lao động đang làm việc tại Ô-man, chủ yếu trong
các ngành nghề xây dựng và cơ khí .
Hà Nội, tháng 8 năm 2020