BỘ NGOẠI GIAO
-------
TÀI LIỆU CƠ BẢN VƯƠNG QUỐC BA-RANH
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên nước: Vương quốc Ba-ranh (Kingdom
of Bahrain ).
2. Thủ đô: Ma-na-ma (Manama).
3. Quốc
kỳ:
4. Quốc
khánh (ngày
độc lập): ngày 16 tháng 12 năm 1971.
5. Diện
tích: 760
km2.
Khí
hậu: mùa hè
nóng ẩm, mùa đông dịu mát.
6. Dân
số: khoảng
1,701 triệu người (2020) trong đó 46% là người Ba-ranh, 45,5% gốc châu Á, 4,7%
gốc A-rập khác , còn lại có nguồn gốc khác.
Tài
nguyên: dầu mỏ, khí đốt.
7. Vị
trí địa lý: là một
quần đảo gồm 35 đảo nhỏ, kéo dài 30 km, nằm cách bờ biển phía Đông của Ả-rập
Xê-út 24 km, cách Ca-ta 28km về phía Tây.
8. Đơn
vị tiền tệ: Đồng Dinar Ba-ranh (BHD) 1 USD = 0,38 BHD.
9. Thu
nhập đầu người: 20.500 USD (2020).
10. Dân
tộc: Ả-rập
11. Tôn
giáo: Đạo Hồi là quốc đạo chiếm 70,3%, Thiên chúa giáo 14,5%, Hindu 9,8%, Phật
giáo 2,5%, Do Thái 0,6%, còn lại là các tôn giáo địa phương khác.
12. Ngôn
ngữ: Tiếng Ả-rập, ngoài ra còn có tiếng Anh, tiếng I-ran, tiếng Urdu.
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ -
KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Chính
trị
- Thể
chế nhà nước: Quân chủ lập hiến.
- Quốc vương: Hamad Bin Isa Al-Khalifa
(06/3/1999).
- Thủ tướng: Salman bin Hamad Al-Khalifa (từ 11/2020).
- Chủ tịch Hội đồng Cố vấn (Thượng viện – Chairman of
Consultative Council): Ali bin Saleh Al-Saleh (24/11/2010).
- Chủ tịch Hội đồng Đại biểu (Hạ viện – Speaker of
Council of Representative – Majlis al Nuwab): Fawzia Abdulla Yusuf Zainal (từ
12/12/2018).
- Ngoại trưởng: Dr. Abdul Latif bin Rashid Al Zayani (11/02/2020).
- Đối
ngoại: Ba-ranh
là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.
2. Kinh tế - xã hội
- Cơ cấu kinh tế : Nông nghiệp
0,5%, công nghiệp 58%, dịch vụ 41,5%.
- Bahrain xuất khẩu dầu lửa và
các sản phẩm dầu, nhôm, hàng dệt may; nhập khẩu dầu thô, máy móc, hoá
chất. Các bạn hàng chính: Mỹ, Ấn độ, Ả-rập Xê-út, Nhật, Đức, Anh.
- GDP (PPP) : 36 tỷ USD (2020).
- Tăng trưởng GDP: -5,2% (2020).
- Số người nước ngoài làm việc
tại Ba-ranh là hơn 600.000 người, gấp gần 4 lần số lao động bản địa (2019).
QUAN HỆ VIỆT NAM –
BA-RANH
1. Ngày
thiết lập quan hệ ngoại giao: ngày 31tháng 3 năm 1995.
2.
Khuôn khổ quan hệ: quan hệ ngoại giao.
3.
Những mốc lớn trong quá trình phát triển quan hệ:
- Đoàn Việt
Nam thăm Ba-ranh: Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (tháng 12/2007).
- Đoàn Ba-ranh
thăm Việt Nam: Hoàng thân – Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Sheikh Khalid Bin
Ahmed Bin Mohamed Al Khalifa tới Việt Nam trong chuyến thăm cá nhân (tháng
12/2017); Đoàn Hội đồng kinh doanh ASEAN Bahrain (ABC) gồm 11 thành viên do
Hoàng thân Sheikh Daij Bin Isa Al Khalifa, Chủ tịch Hội đồng dẫn đầu đã thăm và
làm việc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (4/2018).
4. Quan
hệ trên các lĩnh vực cụ thể:
- Về
kinh tế:
+ Kim
ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt 66,6 triệu USD (Việt Nam xuất 48,8
triệu USD). Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu: nhôm, hải sản, hạt điều,
gỗ, điện thoại, máy móc thiết bị… Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu: kim
loại thường, vải, khí đốt hóa lỏng…
- Các
lĩnh vực khác: Hai nước thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa
phương. Vừa qua, Ba-ranh đã ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021./.
Hà Nội, tháng 02/2021