TÀI
LIỆU CƠ BẢN VỀ
CÁC
TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả-RẬP THỐNG NHẤT
VÀ
QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên nước:
Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE), gồm 7 Tiểu vương quốc là Abu Dhabi,
Dubai, Sharjah, Ras Al-Khaimah, Umm Al-Qaiwain, Ajman và Fujairah.
2. Thủ đô: Abu Dhabi
3. Vị
trí: Nằm ở phía Đông bán đảo Ả-rập,
phía Bắc giáp Ca-ta, phía Đông giáp vịnh Ả-rập, phía Tây giáp Ả-rập Xê-út
(có đường biên giới dài 457km), phía Nam giáp Ô-man (có đường biên giới
dài 410km).
4.
Diện tích: 83.600 km2.
5.
Khí hậu: Khí hậu xa mạc nắng nóng, nhiệt độ
mùa hè 45 - 50 độ, mùa mát từ 28-30 độ, vùng núi phía đông mát mẻ hơn.
6.
Tài nguyên thiên nhiên: dầu lửa
và khí đốt (trữ lượng dầu lửa 98 tỷ thùng, chiếm khoảng 10% tổng dự trữ
dầu đã được xác định của thế giới), trữ lượng khí đốt: 5.892 tỷ m3, xếp thứ 4
thế giới (sau Nga, Iran, và Ca-ta)
7.
Đơn vị tiền tệ: Dirham 1 USD = 3,67 dirhams (2019)
8.
Dân số: khoảng 10,7 triệu người (2020).
9.
Dân tộc: 19% gốc UAE, 23% là người gốc
Ả-rập khác và Iran, 50% là dân gốc Nam Á, 8% từ các nước châu Á khác.
10.
Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo (96%); Thiên
chúa giáo, Ấn Độ giáo và các giáo phái khác: 4%.
11.
Ngôn ngữ: Tiếng Ả-rập, tiếng Ba Tư, tiếng
Anh, tiếng Hindu và Urdu.
12.
Quốc khánh: 02/12/1971 (Ngày Độc lập).
13.
Kinh tế:
- GDP (2019): 425
tỉ USD
- Các ngành nông nghiệp chủ yếu là
chăn nuôi và trồng chà là. Trồng trọt phát triển ở các ốc đảo bờ đông Liwa, Al
Ain, Falaj Al Mualla. Sản phẩm nông nghiệp có chà là, rau quả, gia cầm,
trứng, sữa, cá (tự túc được gần 100% nhu cầu về cá).
- UAE xuất khẩu chủ yếu dầu thô, khí
đốt, hàng tái xuất, cá khô, chà là; nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải, hoá
chất, thực phẩm…
- Các đối tác thương mại chính:
Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Pháp, Anh, Iran…
14.
Thể chế nhà nước: Quân chủ Liên bang
- Tổng thống: Sheikh
Khalifa Bin Zayed Al-Nahyan (từ 11/2004)
- Phó Tổng thống kiêm Thủ
tướng: Sheikh Mohammed bin Rashid al-Maktoum (01/2006).
- Ngoại trưởng: Sheikh Abdullah Bin
Zayed Al Nahyan (từ 09/02/2006)
15. Đối ngoại:
UAE là thành viên của Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế
khác như: OPEC, Liên đoàn Ả-rập, Phong trào Không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi
giáo (OIC), Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), G-77, Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức
lao động quốc tế (ILO)...
II. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 01/8/1993
2. Quan hệ chính trị: Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại Dubai (tháng 10/1997);
nâng cấp lên thành Đại sứ quán tại Abu Dhabi (tháng 02/2008). Tháng 11/2008, UAE
mở Đại sứ quán tại Hà Nội.
2.1. Trao
đổi đoàn
Đoàn Việt
Nam thăm UAE: Phó Chủ
tịch nước Trương Mỹ Hoa (tháng 6/2006); Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2/2009); Bộ
trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân (5/2009); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân (3/2012 và tháng 12/2016 với cương vị Chủ tịch Quốc hội); Thứ trưởng Ngoại
giao Nguyễn Phương Nga (4/2013); Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (4/2014),
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (12/2014), Bộ trưởng Công an Tô Lâm (11/2016),
Bộ trưởng KHĐT Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Quốc tế về khu tự do (5/2018), Chủ
tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong (5/2018), UVTWĐ, Phó Bí thư thường trực
Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng (11/2018), Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn
Anh sang họp UBHH lần thứ 4 (4/2019) và dự Đại hội Năng lượng Thế giới lần thứ
24 (9/2019), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (7/2019)…
Đoàn UAE
thăm Việt Nam: Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tiểu vương Dubai Mohammed
bin Rashid al-Maktoum (9/2007); Bộ
trưởng Ngoại giao Abdullah bin Zayed Al Nahyan (10/2010); Trợ lý Bộ trưởng
Ngoại giao phụ trách Kinh tế Khalid Ghanim Al-Ghaith (11/2013); Bộ trưởng Ngoại
giao và Hợp tác quốc tế UAE Abdullah bin Zayed Al Nahyan (5/2016), Bộ trưởng
Năng lượng và công nghiệp Suhail Mohamed Faraj Al Mazrouei (3/2019), Bộ
trưởng Kinh tế UAE Sultan bin Saeed Al Mansoori (10/2019)…
2.2. Các cơ chế hợp tác song phương
- Tham vấn chính trị: Cấp Thứ trưởng, họp lần đầu tiên vào tháng 5/2014 tại
Abu Dhabi.
- Uỷ ban Liên Chính phủ: Hai bên đã tiến
hành 4 Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ cấp Bộ trưởng. Kỳ họp lần 4 diễn ra vào
tháng 4/2019 tại Abu Dhabi.
3. Quan hệ kinh tế - thương
mại - đầu tư
Về thương mại: UAE là đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và là thị trường xuất khẩu lớn thứ
7 của Việt Nam. Những năm gần đây kim ngạch thương mại hai chiều luôn đạt
trên 5 tỷ USD (năm 2018 đạt 5,76 tỷ USD và năm 2019 đạt 5,17 tỷ USD).
Các mặt hàng
xuất khẩu chính của Việt Nam sang UAE gồm điện thoại di động, máy vi tính và
linh kiện, sản phẩm điện, điện tử gia dụng, hạt tiêu, thủy sản, giày dép, dệt
may, vải, ngọc trai, đá quý, hạt điều, gạo, chè, sản phẩm ngũ cốc, sản phẩm
nhựa, đồ gỗ nội thất, giấy, trái cây, rau, thuốc lá…
Các mặt hàng
nhập khẩu chính của Việt Nam từ UAE gồm nguyên liệu nhựa, khí hóa lỏng LPG, chế
phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu thức ăn gia súc, kim loại thường, hóa chất, sản
phẩm hóa chất…
Về đầu tư: UAE là một trong những nhà đầu tư lớn
từ khu vực vùng Vịnh tại Việt Nam với các dự án như Cảng Hiệp Phước, khách sạn
Halong Star và một số dự án du lịch ở Đà Nẵng… với tổng số vốn đầu tư cam kết
ước đạt 4 tỷ USD.
Về giao thông vân tải và lao động: Hãng hàng
không lớn của UAE là Emirates duy trì thường xuyên tuyến bay thẳng Dubai
– Hanoi (1 chuyến/tuần), Dubai – thành phố Hồ Chí Minh (1 chuyến/tuần).
Hiện Việt Nam
có hơn 5.000 lao động đang làm việc tại UAE.
4. Các thỏa
thuận đã ký
Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế, Khoa học
Kỹ thuật và Thương mại (10/1999); Hiệp định về vận chuyển hàng không (5/2001); Biên
bản ghi nhớ về hợp tác phát triển công nghiệp (9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp
tác giữa phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và phòng thương mại và công
nghiệp Đu-bai (9/2007); Biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt
Nam và Ủy ban chứng khoán và hàng hóa Ê-mi-rát về hỗ trợ và hợp tác song
phương(9/2007); Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Tổng cục tiêu chuẩn và đo
lường Việt Nam và Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường UAE (9/2007); Hiệp định
Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2/2009); Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (02/2009);
Thoả thuận thành lập Uỷ ban Liên Chính phủ (02/2009); Thoả thuận hợp tác lao
động (2/2009); Thoả thuận hợp tác giữa hai phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam và Abu Dhabi (02/2009); Thoả thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (02/2009);
Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ (10/2010),
Hiệp định vận tải hàng không (11/2014); Tại phiên họp lần thứ 3 UBLCP Việt Nam - UAE tháng 5/2016 hai bên đã ký: Biên bản ghi nhớ về hợp tác
trong lĩnh vực giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học giữa Bộ Giáo dục và Đào
tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Đại học UAE (5/2016); Biên bản ghi nhớ về Hợp tác
phát triển giữa Bộ Tài chính hai nước (5/2016); Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang
UAE; Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ Đầu tư Vault với công ty Vietbuild về triển lãm
vật liệu xây dựng tại Dubai; Biên bản ghi nhớ giữa Quỹ Đầu tư Vault với Tổng
Công ty khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh về tiêu thụ nông sản; Biên bản ghi nhớ
giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ UAE về hợp tác phòng, chống tội phạm
(tháng 11/2016), MOU hợp tác về lao động trong lĩnh vực giúp việc gia đình
(6/2019), MOU hợp tác về năng lượng và công nghiệp (9/2019).
5. Hợp tác tại các
diễn đàn khu vực và quốc tế
Hai nước tích
cực ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế. Vừa qua, UAE đã ủng hộ Việt Nam làm
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và
Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế nhiệm kỳ 2019-2025.
6. Địa chỉ Đại sứ
quán hai nước
1.
Đại sứ quán Việt Nam tại UAE
Địa chỉ: Villa No. 147 Salama Bint Butti st, Al Mushrif
area, Abu Dhabi, UAE
Điện thoại: +971 2 449 6710
Fax: +971 2 4496730
Đại sứ: Trịnh Vinh Quang
2.
Đại sứ quán UAE tại Hà Nội
Địa chỉ: 20 Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: +84 24 3726 4552
Fax: +84 24 3726 2020
Đại sứ: Obaid Saeed Obaid bintaresh Aldhaheri
Hà Nội,
tháng 3/2020