BỘ NGOẠI GIAO
---oOo---
TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA THỔ NHĨ KỲ
VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM
KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tên quốc gia: Cộng hòa
Thổ Nhĩ Kỳ (Republic
of Turkey)
2. Thủ
đô: An-ca-ra (Ankara).
3. Quốc kỳ:
4. Quốc khánh: 29/10/1923.
5. Diện tích: 780.580 km2.
6. Dân số: 82,6
triệu.
7. Vị
trí địa lý:
Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa châu Á và châu Âu, phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Bắc giáp
Hắc Hải, Đông Bắc giáp với Ác-mê-ni, Gờ-ru-di-a, Đông giáp I-ran, Nam giáp
I-rắc và Xi-ri, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy Lạp và Bun-ga-ri.
8. Đơn vị tiền tệ: Lira (1 USD = 7,34 Lira).
9. Thu nhập đầu người: 9,225 tỷ USD.
10. Dân tộc: Người Thổ chiếm 70-75%, người Cuốc chiếm 19%, người Cri-mê-an Ta-ta 7%,
còn lại là người Ác-mê-ni, Ả-rập....
11. Tôn giáo: 99,8% dân số theo Đạo Hồi; ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo và Do
thái giáo.
12. Ngôn
ngữ chính thức: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, một số
ngôn ngữ khác cũng được sử dụng như tiếng Anh, ngôn ngữ của người Cuốc, tiếng
Ả-rập…
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ -
KINH TẾ- XÃ HỘI
1. Chính
trị
- Thể chế nhà nước: Cộng
hòa Tổng thống.
- Tổng
thống: Recep Tayyip Erdogan (Rê-xép Tay-íp Ơ-đô-gan; nhậm chức 09/7/2018).
- Chủ tịch Quốc hội: Mustafa Sentop (Mút-ta-pha
Sen-tốp; từ 24/02/2019).
- Ngoại trưởng: Mevlut
Cavusoglu (Me-vơ-lút Ca-vu-xô-glu; từ 11/2015).
- Đối ngoại: Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Liên
hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác như NATO, G20, OECD, OIC, OSCE…
2. Kinh tế
- xã hội:
- Các đối tác thương mại chính của Thổ
Nhĩ Kỳ là Nga, Đức, Trung Quốc, Mỹ, Ý, Pháp, I-ran…
- Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: may
mặc, thực phẩm, dệt may, sản phẩm kim loại, thiết bị vận tải, thiết bị điện tử. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu: Máy móc, hóa chất, sản phẩm
bán thành phẩm, nhiên liệu, thiết bị vận tải.
- GDP: 761,8
tỷ USD.
- Tăng
trưởng GDP: 0,3%.
QUAN HỆ VIỆT NAM – THỔ NHĨ KỲ
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao
với Việt Nam: 07/6/1978
2. Khuôn khổ quan hệ: quan hệ hữu nghị tốt đẹp.
3. Những
mốc lớn trong quá trình phát triển:
- Tháng 02/1997, Thổ Nhĩ Kỳ lập Đại sứ quán tại Hà Nội.
- Tháng 10/1999, Việt Nam mở Văn phòng Đại diện Thương
mại tại I-xtan-bun.
- Tháng 7/2002, Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại I-xtan-bun.
- Tháng 10/2003, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại I-xtan-bun
được nâng cấp lên Đại sứ quán và chuyển về An-ca-ra.
- Đoàn
Việt Nam thăm Thổ Nhĩ Kỳ: Phó Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Phúc Thanh (6/1998); Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (11/1999);
Bộ trưởng Ngoai giao Nguyễn Dy Niên
(6/2005); Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh (8/2007); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (6/2009); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên (02/2011);
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (6/2010; 5/2011); Thứ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Phương Nga (4/2013); Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (01/2014), Bộ
trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng (4/2015), Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim
Tiến (5/2015), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (10/2018), Trưởng Ban Dân
vận Trung ương Trương Thị Mai (8/2019).
- Đoàn Thổ
Nhĩ Kỳ thăm Việt Nam: Bộ trưởng Ngoại
giao Ismail Cem (02/1998); Đặc phái viên Bộ trưởng Ngoại giao (4/2006); Đại sứ,
Đặc phái viên Bộ trưởng Ngoại giao (12/2007); Thứ trưởng Ngoại giao Unal
Cevikoz (01/2010); Bộ trưởng Ngoại giao Ahmed Davutoglu (7/2010); Phó Thủ tướng
kiêm Quốc vụ khanh Bulent Arinc (02/2011); Đại sứ, Tổng Vụ trưởng Hợp tác kinh
tế sông phương Bộ Ngoại giao Ali Riza Colak (11/2013); Thứ trưởng phụ trách
Châu Á-Thái Bình Dương Omer Onhon (3/2014), Bộ trưởng Ngoại giao Mevlut
Cavusoglu (3/2015), Bộ trưởng Lao động và An sinh xã hội Mehmet Muezzinoglu
(7/2017), Thủ tướng Binali Yildirim (8/2017).
4. Quan hệ trên các lĩnh vực cụ thể:
-
Về chính trị: hai nước đã tiến hành họp Tham
vấn chính trị cấp Thứ trưởng lần thứ 3 tại Hà Nội tháng 3/2014. Hai bên cũng đã
tiến hành kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp tại Hà Nội tháng 7/2017.
- Về kinh tế:
+ Thổ Nhĩ Kỳ là đối
tác thương mại phi dầu mỏ hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông. Kim ngạch thương mại song
phương năm 2020 đạt gần 1,3 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu gàn 1 tỷ USD.
+ Các sản phẩm xuất khẩu
chính của Việt Nam gồm: điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, phương tiện vận tải và
phụ tùng, hàng thủy sản, chè, hạt tiêu, gạo, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm từ
chất dẻo, xơ, sợi các loại, cao su, gỡ, hàng dệt may, giày dép, sắt thép... Các
mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam gồm: máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép
các loại, vải, hóa chất, dược phẩm...
+ Tính đến tháng 9/2020,
Thổ Nhĩ Kỳ có 26 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 708,6
triệu USD, đứng thứ 27/126 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại
Việt Nam.
- Các lĩnh vực khác: Hai nước thường xuyên ủng
hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Việt Nam làm
Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021./.
Hà Nội, tháng 02/2021