Trang chủ     Đăng ký nhận tin    Ý kiến bạn đọc   Liên kết website English 
Thứ sáu, ngày 27 tháng 12 năm 2024 Tìm kiếm
 Tìm kiếm nâng cao

Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên trả lời phỏng vấn Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times)


Câu hỏi: Xin Bộ trưởng cho biết đánh giá về những kết quả đạt được sau 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thực hiện Hiệp định hợp tác Việt Nam - EC?

Trả lời : 2005 đúng là một năm với nhiều sự kiện lớn trong quan hệ Việt Nam-EU  : Kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; 10 năm ký Hiệp định hợp tác và họp; Ủy ban hHỗn hợp Việt Nam - ECU lần thứ 5.

Nhìn lại chặng đường đã qua, tôi có thể vững tin nhận định rằng quan hệ Việt Nam – EU đang trên đà phát triển tích cực, đặc biệt sau những bước tiến có tính chất bước ngặt trong năm 2004, không chỉ trên các lĩnh vực văn hoá, lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển mà cả trong đối thoại chính trị giữa hai bên, đặc biệt sau những bước tiến có tính chất bước ngoặt được đánh dấu bởi cuộc. gặp cấp cao Việt Nam – EU lần thứ nhất năm 2004 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM.

Quan hệ chính trị được tăng cường mạnh mẽ trong thời gian gần đây, nhất là trong dịp Hội nghị ASEM 5. Mối quan hệ hợp tác này được diễn ra thường xuyên hơn, ở nhiều cấp hơn (kể cả ở cấp lãnh đạo cao nhất), trên những diễn đàn và vấn đề đa dạng hơn, trên tinh thần tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Những hoạt động quan trọng nhất là chuyến thăm Uỷ ban châu Âu (EC) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 3/2004 tại Brussels và cuộc gặp Cấp cao Việt Nam - EU vào tháng 10/2004 tại Hà Nội. Trung tuần tháng ba vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã thăm chính thức Ủy ban, Nghị viện châu Âu và một số nước thành viên EU.

Quan hệ giao lưu văn hoá-giáo dục giữa Việt Nam và châu Âu - một trong những chiếc nôi văn hoá thế giới – ngày càng phát triển. Nhiều tác phẩm văn hoá của Pháp, Anh, Đan Mạch... đã được dịch ra tiếng Việt ; truyện Kiều và một số tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại đã được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Thụy Điển. Việc trao đổi các đoàn nghệ thuật, việc tổ chức « Những ngày Văn hoá Việt Nam » tại các nước châu Âu đã góp phần giới thiệu với nhân dân ở Việt Nam và châu Âu những nét văn hoá đặc sắc của hai bên, góp phần tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tăng cường giao lưu nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các mối quan hệ về chính trị và kinh tế.

Về kinh tế, EU là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều tăng trung bình khoảng 15 – 20%/năm, . Năm 2004, kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 6 tỉ euro năm 2004 (, tăng 20% so với năm 2003). EU là đối tác thương mại lớn nhất, của Việt Nam, chiếm 25% kim ngạch xuất nhập khẩu của taViệt Nam. Nhân dịp Hội nghị ASEM 5, hai bên đã kết thúc đàm phán song phương về việc Việt nNam gia nhập WTO của Việt Nam. EU cũng đã quyết định dỡ bỏ hạn ngạch hàng dệt may cho Việt Nam kể từ ngày 1/1/2005 mặc dù Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Đây là những bước tiến quan trọng, đặc biệt trong «giai đoạn nước rút » của quá trình Việt Nam hòaội nhập một cách đầy đủ vào cộng đồng thương mại quốc tế.

Về đầu tư, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đầu tư của các nước thành viên EU vào Việt Nam cho tới nay, còn khiêm tốn và thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Cho tới nay, đầu tư của EU hiện chiếm 15% tổng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với 434 dự án, trị giá tổng số vốn đăng ký hơnkhoảng 6,2 tỉ đô la Mỹ. Các dự án đầu tư của châu Âu có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ khá cao, mang lại sự đđóng góp một phần quan trọng có ý nghĩa vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần tăng năng lực xuất khẩu và tạo ra hàng vạn việc làm mới, phát huy vai trò tích cực trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên mức đầu tư này còn khiêm tốn và thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.Điều quan trọng là hầu hết các tập đoàn kinh tế lớn của châu Âu đều đã có mặt tại Việt Nam, làm ăn có hiệu quả và bắt đầu phát huy tác dụng tích cực trong nền kinh tế Việt Nam.

Về viện trợ phát triển, EU khẳng định vị trí là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Các dự án do EU hỗ trợ hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, xoá đói giảm nghèo, phát triển giáo dục và đào tạo, y tế và phát triển nông thôn… Cam kết viện trợ của EU cho Việt Nam liên tục tăng theo từng năm. Điều quan trọng là hầu hết các nước EU đều xếp Việt Nam vào danh sách ưu tiên tiếp nhận viện trợ, trong đó ODA, thậm chí, một số nước còn coi tachương trình viện trợ cho Việt Nam là mô hình thành công. Tại Hội nghị các nhà tài trợ năm 2004, tổng cam kết của EU dành cho Việt Nam năm 2005 là 722,53 triệu Euro (tăng 37%), đặc biệt, Pháp tăng gấp hơn ba lần viện trợ và chúng ta Việt Nam đón nhận thêm hai nhà tài trợ mới là Hungary và Ireland.

Trong quá trình phát triển quan hệ, một sự kiện nổi bật không thể không nhắc đến là cuộc gặp Cấp cao Việt Nam – EU lần đầu tiên được tổ chức trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEM 5 theo sáng kiến của Việt Nam. Quyết tâm chính trị cao của cả hai bên nhằm đưa quan hệ lên một tầm cao mới được thể hiện tại cuộc gặp cấp cao này đã có ý nghĩa quan trọng, tạo ra bước đột phá trong quan hệ song phươngkinh tế, thương mại, thể hiện . Đó cũng là ý nguyệnnguyện vọng của cả hai bên mong muốn biến quan hệ Việt Nam – EU thành "Quan hệ đối tác toàn diện và bền vững, trên tinh thần ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau, vì hoà bình, hợp tác và phát triển phồn vinh trong các thập kỷ tới của Thế kỷ 21".

Sự phát triển quan hệ tốt đẹp Việt Nam và EU trong thời gian qua là đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thành viên EU vì hoà bình, hợp tác và phát triển ở mỗi khu vực, là đóng góp thiết thực vào quá trình hợp tác Á-Âu. Quan hệ tốt đẹp với EU đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam, thực hiện đường lối « Việt Nam là bạn, là đối tác tin cây của các nước trong cộng đồng quốc tế », đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ ngoại giao, tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam trên trường quốc tế.

Câu hỏi: Nhận xét chung của các chuyên gia cho rằng: số lượng doanh nghiệp EU làm ăn tại Việt Nam còn khá khiêm tốn và chưa có nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thế mạnh của EU vào Việt Nam… Bộ trưởng có ý kiến gì về nhận xét này và theo Bộ trưởng đâu là nguyên nhân cơ bản?

Trả lời : Đó là một thực tế. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU nhưng chưa phản ánh đúng và đầy đủ tiềm năng quan hệ kinh tế giữa hai bên. Tôi cho rằng sự hiện diện còn ở mức khiêm tốn của các doanh nghiệp EU tại Việt NamN so với các bạn hàng châu Á có một số nguyên nhân. Khu vực ưu tiên làm ăn của EU hiện nay là châu Phi, Địa Trung Hải, châu Mỹ - Caribê, các nước thành viên mới Đông Âu…. Hơn nữa, đa số các công ty châu Âu có quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế, luôn cần hỗ trợ,/ bảo lãnh của nhà nước, khoảng cách địa lý xa cách, khác biệt về tư duy, văn hóa, tập quán kinh doanh… Tại châu Á, giới kinh doanh EU bị thu hút mạnh vào thị trường Trung Quốc rộng lớn, có tốc độ tăng trưởng cao. Mặt khác, tuy môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt nhưng các nhà đầu tư châu Âu vẫn còn quane ngại về môi trường chính sách, tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, tính hiệu quả của bộ máy hành chính. Các công ty châu Âu làm việc có bài bản, được sàng lọc qua quá trình phát triển lâu dài, vì vậy khá thận trọng, dè dặt, đặc biệt với các nước chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Thêm vào đó Và nguyên nhân cuối cùng là, sức ép cạnh tranh của các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước lớn, nhiều tiềm năng như Trung Qquốc, Nhật bản, Hàn Quốc, thậm chí ngay ngay cả một số các nước trong ASEAN cũng có nhiều thế mạnh tương tự như ta.

Tuy vậy, điều quan trọng và đáng mừng là một số lượng đáng kể các tập đoàn kinh tế lớn của châu Âu đã có mặt tại Việt Nam, làm ăn có hiệu quả và bắt đầu phát huy tác dụng tích cực trong nền kinh tế Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.. điều quan trọng là hầu hết các tập đoàn kinh tế hàng đầu của châu Âu đều đã có mặt tại Việt Nam, làm ăn rất có hiệu quả và bắt đầu phát huy tác dụng trong nền kinh tế Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU có hàm lượng công nghệ và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần tăng năng lực xuất khẩu và tạo ra nhiều việc làm mới, ngày càng khẳng định vai trò tích cực trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi: Theo Bộ trưởng, những vấn đề gì hai bên cần cùng nhau giải quyết để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - EU? Đặc biệt, Việt Nam cần phải làm gì hơn nữa để khai thác tối đa một khu vực kinh tế phát triển cao trên thế giới có nhiều tiềm năng?

Trả lời : Liên minh châu Âu là 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn trên thế giới với diện tích trên 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người (lớn gấp 5 lần Nhật Bản và 2 lần Hoa Kỳ), GDP khoảng 9 200 tỉ Euro, chiếm 27% tổng GDP trên toàn thế giới, sản xuất tới 41% tổng sản phẩm thế giới, chiếm 46% tổng FDI hàng năm của thế giới.

Trước một thực thể có Với tầm vóc như vậy, để duy trì và tăng cường quan hệ với EU, về mặt chính sách, Việt Nam cần nhận thức, đánh giá đầy đủ vai trò, vị trí của EU trong bối cảnh mới, đặc biệt sau khi EU mở rộng, coi EU là một đối tác lớn về quan hệ chính trị và là một đối tác quan trọng hàng đầu trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển, chuyển giao công nghệ và hội nhập quốc tế, một đối tác về hợp tác văn hoá, giáo dục, thể dục thể thao ; ; xây dựng một lộ trình tổng thể tăng cường hợp tác kinh tế với EU, chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các thể chế của EU như các Hội đồng, Nghị viện, Ủy ban châu Âu, tập trung thúc đẩy quan hệ song phương với các nước thành viên lớn của EU như Pháp, Đức, Anh…, đồng thời ổn định và mở rộng quan hệ với các nước có quan hệ truyền thống ở như Bắc Âu, và các nước bạn bè của ta ở Trung và Đông Âu.

Để khai thác một cách tối đa những lợi ích trong hợp tác với khu vực kinh tế châu Âu nhiều tiềm năng, ngoài việc tiếp tục thực hiện cải cách, đổi mới, tích cực và mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các diễn đàn đối thoại nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau, taViệt Nam cũng cần thực thi nhiều biện pháp để thu hút các doanh nghiệp châu Âu kinh doanh ở Việt Nam như: cCải thiện môi trường kinh doanh (hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, đổi mới chính sách đầu tư theo hướng tạo một sân chơi bình đẳngằng phẳng cho đầu tư trong nước và ngoài nước, mở rộng diện lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá các hình thức đầu tư; giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; xây dựng những chính sách ưu tiên đối với các tập đoàn xuyên quốc gia; hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án đầu tư nước ngoài…). Khẩn trương cải cách một cách triệt để hệ thống doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá nhằm huy động các nguồn vốn trên các thị trường tài chính, kể cả thị trường quốc tế. Đồng thời, tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư, chương trình giới thiệu về Việt Nam ... tại Việt Nam cũng như tại các nước EU.

Trong năm 2005 với nhiều sự kiện lớn trong quan hệ Việt Nam - EU, tôi tin tưởng rằng quan hệ hai bên sẽ được nâng đẩy mạnh, tạo một bước ngoặt, đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – EU lên một tầm cao mới, đáp ứng tương xứng hơn nữa vớinguyện vọng mong muốn và tương xứng với tiềm năng của cả hai bên.

Câu hỏi:

Xin Bộ trưởng cho biết ngành ngoại giao có đặt ra những yêu cầu đặc biệt nào đối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước EU?

Trong bối cảnh EU mở rộng trở thành một đối tác lớn, quan trọng, nhiều tiềm năng, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước thành viên EU - cùng với cơ quan đại diện Việt Nam ở khắp các nước khác trên thế giới - đang tích cực thực hiện nhiệm vụ ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Đây là một trong những trọng tâm của ngànhền ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm của tất cả các Bộ, ngành trong cả nước. Về phần mình, ngành ngoại giao phải phải đóng vai trò người đi trước, mở ra quan hệ với các đối tác mới, tham gia các cuộc đàm phán, ký kết các hiệp định khunghợp tác, làmtạo tiên phong đi trước mở đường, tạo khuôn khổ và môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại và tiếp sau đó là vai trò cầu nối, tích cực hỗ trợ để các Bộ, ngành xây dựng quan hệ hiệu quả và tin cậy với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, cCác cơ quan đại diện ngoại giao của ta tại các nước thành viên EU còn phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, cảnh báo sớm về những thay đổi trong tình hình kinh tế thế giới và khu vực, chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư,… của các nước đối tác để trong nước kịp thời có đối sách và hướng xử lý phù hợp. Các đại sứ quán của ta cũng phải , đồng thời tìm hiểu thế mạnh kinh tế của đối tác, giới thiệu tiềm năng kinh tế, tiếp thị hình ảnh Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sang tìm hiểu thị trường châu Âu và cung cấp đầu mối, tư vấn cho các công ty châu Âu sang tìm cơ hội làm ăn tại Việt Nam….

Bên cạnh đó, các đại sứ quán Việt Nam cần làm tốt công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và EU. Vì EU là một thực thể đa dạngphức tạp, vừa hoạt động như một khối thống nhất với những luật lệ, quy định chung, trong khi từng nước thành viên cũng có tiếng nói, ảnh hưởng và tác động nhất định, nhất là với nguyên tắc bỏ phiếểu hiện hành trong Hội đồng, cho nên . Vì vậy, để đảm bảo tốt lợi ích của đất nước, cơ quan đại diện ngoại giao rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và các địa phương trong nước các cơ quan hữu quan trong nước, để cùng nhau vận động từng nước thành viên EU nói riêng cũng như các thể chế của EU nói chung. Những thành công lớn gần đây của ta như thuyết phục EU dỡ bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam, cho Việt Nam thêm hạn ngạch xuất khẩu gạo để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc mở rộng EU, thúc đẩy EU sớm đi đến kết thúc đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO…. có sự đóng góp tích cực của một số cơ quan đại diện của ta tại các nước EU. Nhiệm vụ quan trọng sắp tới là vận động EU công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường và thúc đẩy quan hệ kinh tế - chính trị. giữa Việt Nam và EU tiếp tục phát triển hơn nữa.

Câu hỏi:

Sau khi tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 5, theo Bộ trưởng, hình ảnh Việt Nam trong con mắt của các nước EU hiện nay như thế nào? Việt Nam đã tranh thủ được những cơ hội gì từ Hội nghị quốc tế quan trọng này và những chương trình đang được thực hiện sau Hội nghị có tác động như thế nào đến Việt Nam?

Thành công rực rỡ của ASEM 5, với những kết quả thiết thực đối với hợp tác Á - Âu và chất lượng cao trong công tác tổ chức, đã đem đến cho bạn bè quốc tế một hình ảnh mới về đất nước Việt Nam - đổi mới, ổn định, kiên định và tích cực trên con đường hội nhập quốc tế và khu vực. ASEM 5 còn là một dịp để Việt Nam thể hiện đầy đủ sự cam kết mạnh mẽ và đóng góp tích cực vào tiến trình ASEM vì lợi ích chung của cả hai châu lục. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có cơ hội giới thiệu với cộng đồng thế giới về đất nước mình, một điểm đến hấp dẫn đối với du lịch, đầu tư, kinh doanh, một đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế. Mặt khác, Hội nghị cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các mối quan hệ song phương với các thành viên ASEM, đặc biệt là các nước lớn và lớn có vai trò quan trọng ở cả hai châu lục. Lục địa Á - Âu là một thị trường rộng lớn chiếm tới 50% GDP toàn cầu và 44% thương mại thế giới, có tầm quan trọng chiến lược đối với phát triển kinh tế của Việt Nam.

Cùng với "Chương trình thuận lợi hoá thương mại Á-Âu" và "Chương trình xúc tiến đầu tư Á - Âu" của ASEM, cũng như những thỏa thuận hợp tác ký kết trong khuôn khổ các chuyến thăm cấp cao song phương nhân dịp này, Việt Nam đã tranh thủ được cơ hội hiếm có này để nâng quan hệ song phương của nước ta với một số đối tác quan trọng lên tầm cao mới, mở ra những viễn cảnh mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc hai châu lục Á-Âu.

Câu hỏi: Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ký Hiệp định hợp tác Việt Nam – EU, xin Bộ trưởng cho biết Việt Nam và EU sẽ có những hoạt động thiết thực nào?

Năm 2005 là năm chúng ta tổ chức kỷ niệm nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và dân tộc. Về quan hệ với EU, Trong bối cảnh đó, hai bên nhất trí tổ chức kỷ niệm kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm ký Hiệp định Hợp tác Việt Nam – EU trên tinh thần tập trung vào các hoạt động thiết thực. Trong tháng 3 vừa qua, chuyến thăm chính thức Nghị viện và Ủy ban châu Âu của đoàn đại biểu Quốôc hội ta do Chủ tịch Nguyễn Văn An dẫn đầu đã mở đầu cho những cuộc trao đổi cấp cao giữa cơ quan lập pháp hai bên. Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng dự kiến thăm chính thức một số đối tác quan trọng thành viên của ta tại EU trong năm nay. Vào tháng 10 tới, , sẽ tiến hành họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC lần thứ 5 về hợp tác kinh tế, thương mại và phát triển sẽ được nhóm họp nhằm đánh giá lại chặng đường hợp tác đã qua và đề ra phương hướng, trọng tâm và chương trình hợp tác trên tất cả các lĩnh vực cho những năm cuối của thập kỷ đầu tiên này. Trong năm nay, một số vị Cao ủy của Ủy ban châu Âu cũng dự kiến thăm Việt Nam, nhằm đào sâuthúc đẩy và mở rộng quan hệ hai bên trên từng lĩnh vực cụ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng dự kiến sẽ tổ chức một loạt Những ngày Văn hoá Việt Nam tại Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Italia, Séc, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Ba Lan Tuần lễ Việt Nam tại một số nước châu Âu quan trọng nhằm giới thiệu với nhân dân châu Âu về đất nước, con người, thành tựu phát triển kinh tế và quyết tâm hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, cùng với những hoạt động đa dạng khác mà Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Hà Nội và Đại sứ quán các nước thành viên tại Hà Nội phối hợp tổ chức, hai bên sẽ tiến hành kỷ niệm những sự kiện trên một cách có ý nghĩa.thiết thực./.

 
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail

Bản quyền của Vụ Thông Tin Báo Chí - Bộ Ngoại Giao
© Copyright by Press and Information Department - Vietnam Ministry of Foreign Affairs
Email: Banbientap@mofa.gov.vn 
Hiển thị tốt nhất với Internet Explorer. Best viewed with Internet Explorer