Tuyên bố Hà Nội về quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn
1. Tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 5 (ASEM) tổ chức vào ngày 8 và
2. Nhấn mạnh các nguyên tắc hợp tác kinh tế của ASEM trong đó bao gồm cam kết đối với kinh tế thị trường, hợp tác chặt chẽ hơn giữa chính phủ và doanh nghiệp, tự do hóa và chủ nghĩa khu vực không phân biệt đối xử, phù hợp với các quy định của WTO, tôn trọng lẫn nhau và quan hệ đối tác bình đẳng, với nhận thức rằng các nền kinh tế của hai khu vực châu Á và châu Âu là đa dạng;
3. Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế và giá trị sức mạnh tổng hợp của hai khu vực và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế ASEM để biến các tiềm năng đó thành hiện thực; và đánh giá cao các đóng góp của Kế hoạch Thuận lợi hóa thương mại và Xúc tiến đầu tư ASEM cho mục tiêu này từ năm 1998 đến nay;
4. Được cổ vũ bởi sự hồi phục vững chắc của nền kinh tế châu Á sau thời kỳ trì trệ do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 gây ra và việc mở rộng Liên minh châu Âu (EU). Những sự kiện này tạo ra cơ hội lớn hơn để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác kinh tế giữa châu Á và châu Âu trong một ASEM mở rộng;
5. Quyết tâm cùng hành động để đối phó với các thách thức đối với phát triển kinh tế như bất bình ổn giá dầu, khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách về kỹ thuật số, HIV/AIDS, vấn đề dân số già;
6. Đánh giá cao các báo cáo của Nhóm Đặc trách ASEM về quan hệ kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn và Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu;
Tuyên bố như sau:
7. Các nước đối tác ASEM sẽ tiếp tục các nỗ lực tạo dựng quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn với mục tiêu phát huy tối đa tiềm năng của hai khu vực, thúc đẩy tiến trình hợp tác khu vực và hội nhập, củng cố tính bền vững và hiệu quả của quan hệ đối tác và tăng cường vai trò của ASEM trong quá trình toàn cầu hóa về kinh tế. Việc này cần được thực hiện phù hợp với các mục tiêu chung là tăng cường hợp tác kinh tế ASEM cụ thể là tăng trưởng kinh tế bền vững, môi trường kinh doanh tốt hơn, thương mại và đầu tư thuận lợi hơn, đóng góp vào đối thoại kinh tế toàn cầu, ứng phó trước các tác động của toàn cầu hóa và nâng cao mức sống của nhân dân.
8. Chúng tôi tuyên bố cam kết thúc đẩy sâu sắc hơn hợp tác về kinh tế giữa hai khu vực thông qua mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn nhằm mở rộng thương mại về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Chúng tôi đặt mục tiêu là thúc đẩy mối quan hệ đối tác này trên cơ sở công bằng và bình đẳng, tận dụng các cuộc đối thoại không chính thức về chính sách, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm và cùng làm việc với các mục tiêu thực tế và có định hướng. Chúng tôi cam kết cùng hành động vì một quá trình hợp tác Á-Âu hiệu quả hơn theo những định hướng sau đây.
Tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai khu vực:
9. Chúng tôi cam kết thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong khuôn khổ ASEM, có tính đến Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại (TFAP), Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư (IPAP) và các hình thức hợp tác kinh tế khác. Trong thời gian tới, các hoạt động kinh tế của ASEM sẽ bao gồm các nỗ lực nhằm thuận lợi hóa và thúc đẩy thương mại và đầu tư, giảm bớt các hàng rào thương mại, khuyến khích thương mại giữa hai khu vực, tăng cường mối quan hệ đối tác tư-công (PPP), đẩy mạnh đối thoại hợp tác về các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, các vấn đề thương mại và đầu tư quan trọng như: nâng cao năng lực, minh bạch chính sách và xúc tiến đầu tư chung.
10. Chúng tôi đề nghị các Bộ trưởng Kinh tế và các quan chức cấp cao xác định thêm và thực hiện các sáng kiến mới liên quan đến thuận lợi hóa và thúc đẩy thương mại và đầu tư, trao đổi thông tin về thương mại và đầu tư trong các nước đối tác ASEM mới, tìm kiếm khả năng hỗ trợ cho nhau và hướng đến một sức mạnh tổng hợp giữa các sáng kiến xúc tiến và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của ASEAN, ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) và Liên minh châu Âu nhằm tối đa hóa hiệu quả thương mại và đầu tư ở hai khu vực.
Hợp tác về tài chính
11. Trong mối quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn, hợp tác về tài chính sẽ được đẩy mạnh qua việc chia sẻ thông tin, hợp tác và đối thoại. Các lĩnh vực quan tâm gồm có chính sách tài chính và tiền tệ, phát triển và giám sát thị trường tài chính, quản lý nợ, cải cách cơ cấu, các hành động chống rửa tiền và tài trợ cho khủng bố, và các thách thức do dân số già và nghèo đói gây ra. Trong hợp tác, chúng ta hướng tới một mục tiêu chung xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, lâu bền và linh hoạt để đối phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính và để hỗ trợ sự tăng trưởng bền vững và dựa trên các cơ sở khác nhau ở hai châu lục Á-Âu trong tương lai.
12. Theo tinh thần đó và sau khi xem xét báo cáo của Nhóm Đặc trách ASEM về Quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn, chúng tôi đề nghị các Bộ trưởng Kinh tế trong quyền hạn của mình, đẩy mạnh nghiên cứu các khuyến nghị và các phương thức khác để tăng cường mối quan hệ đối tác này.
Hợp tác trong các lĩnh vực khác
13. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng tiến trình ASEM có thể hoặc sẽ đóng một vai trò xây dựng và hỗ trợ cho hợp tác trong các lĩnh vực như: năng lượng, giao thông, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, du lịch, thương mại điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực cũng như giữa hai khu vực. Chúng tôi mong muốn quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực này được tăng cường thông qua chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tập quán tốt nhất, hợp tác thiết thực và các hoạt động phối hợp trong các lĩnh vực phù hợp.
14. Tính đến tình hình thị trường dầu hiện nay, chúng tôi sẵn sàng tìm kiếm một hướng tiếp cận chung và các khả năng hợp tác trên cơ sở tự nguyện và thương mại trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có lợi ích về các vấn đề liên quan đến năng lượng.
Hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương bằng chủ nghĩa khu vực
15. Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của hệ thống thương mại đa phương hiện tại dựa trên các quy định trong khuôn khổ của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hệ thống này sẽ là phương tiện hiệu quả và chính đáng cho việc duy trì và mở rộng quan hệ thương mại giữa các nước đối tác ASEM.
16. Chúng tôi chúc mừng các thành viên của WTO đã đạt được bước tiến đột phá trong vòng đàm phán toàn cầu tại Doha vừa qua khi thông qua các khuôn khổ đàm phán về một số lĩnh vực đã thỏa thuận; và chúng tôi kêu gọi các thành viên của WTO thực hiện các công việc còn lại để sớm đạt được tiến bộ lâu bền trong các cuộc đàm phán của Chương trình nghị sự phát triển Doha. Chúng tôi cũng bày tỏ quyết tâm thúc đẩy các cuộc đàm phán
17. Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của việc hội nhập vào hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy định; và ủng hộ mạnh mẽ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
18. Chúng tôi ghi nhận rằng châu Âu đã có đà ngày càng mạnh tiến tới liên kết kinh tế sâu hơn và rộng hơn và cũng như ghi nhận rằng một mạng lưới các Hiệp định Thương mại tự do rộng lớn hơn ở Đông Á và Đông Nam Á đang được hình thành. Chúng tôi thỏa thuận rằng chủ nghĩa khu vực bổ sung cho hệ thống thương mại đa phương và chủ nghĩa khu vực kết hợp với hướng tiếp cận hướng ngoại trong quan hệ thương mại với các đối tác ở các khu vực khác có thể về lâu dài sẽ đóng góp tích cực cho quá trình tự do hóa và mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế thế giới. Vì lý do như vậy, chúng tôi ủng hộ các sáng kiến của các nước đối tác ASEM về hội nhập kinh tế sâu sắc hơn, nhưng cũng nhấn mạnh điều quan trọng thiết yếu là phải hội nhập phù hợp với các quy định của WTO và không gây phương hại đến hệ thống thương mại đa phương này. Chúng tôi cam kết tôn trọng nguyên tắc trên trong quá trình phát triển mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn trong khuôn khổ ASEM.Quan hệ tương tác với cộng đồng doanh nghiệp
19. Chúng tôi ghi nhận vai trò động lực của cộng đồng doanh nghiệp và coi Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu là cầu nối quan trọng giữa cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ cũng như giữa doanh nghiệp với nhau, kể cả doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hai khu vực. Chúng tôi khuyến khích Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn, và tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ kể cả thông qua cơ quan trung gian.
20. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình ASEM và phải làm cho quá trình đó linh hoạt hơn, phù hợp hơn và có quan hệ tương tác nhiều hơn với giới doanh nghiệp. Cần tăng cường tham khảo ý kiến trong và ngoài cộng đồng doanh nghiệp để bảo đảm rằng bất cứ biện pháp mới nào cũng có được sự hỗ trợ và tài trợ thích hợp từ những cá nhân và tổ chức được hưởng lợi.
21. Chúng tôi khuyến khích các tổ chức, mạng lưới doanh nghiệp tầm quốc gia và khu vực, các phòng thương mại, liên đoàn các chủ doanh nghiệp và các nhà doanh nghiệp nổi tiếng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động hợp tác trong trụ cột kinh tế ASEM. Chúng tôi kêu gọi các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính, và Chủ tịch sắp tới của Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu sẽ cải thiện hơn nữa các phương thức tương tác giữa doanh nghiệp với các chính phủ.
Kết luận
22. Chúng tôi bày tỏ sự tin tưởng vững chắc rằng mối quan hệ đối tác kinh tế chặt chẽ hơn trong khuôn khổ ASEM được đưa ra phù hợp Tuyên bố này sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững và thịnh vượng chung của hai châu lục Á-Âu chúng ta. Chúng tôi kêu gọi các Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính tổ chức họp càng sớm càng tốt để xúc tiến hoạt động theo những định hướng này và phối hợp với các Bộ trưởng khác có trọng trách thích hợp, có tính đến các đề nghị đưa ra gần đây, kể cả những khuyến nghị của Nhóm đặc trách và Diễn đàn doanh nghiệp Á-Âu.
Ngày 9 tháng 10 năm 2004
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |
Các tin liên quan: |
|