Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ACD
Ông Dũng khẳng định vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với sự phát triển của các nước ACD, giới thiệu kinh nghiệm về phát triển mạng lưới các trung tâm đào tạo nghề cộng đồng trong phát triển nguồn nhân lực và xóa đói giảm nghèo. Kinh nghiệm này của Việt Nam được các đoàn đánh giá cao và ghi nhận trong Tuyên bố Đôha.
Hội nghị lần này đã tập trung thảo luận về các biện pháp làm sống động hơn tiến trình hợp tác và đối thoại châu Á, thúc đẩy hợp tác đi vào thực chất, tương xứng với tầm vóc kinh tế, địa chính trị, con người và văn minh châu Á, đóng góp vào hòa bình, ổn định và phát triển của từng nước và cả khu vực châu Á.
Hội nghị đã đánh giá lại tiến trình hợp tác và đối thoại ACD trong năm qua, đặc biệt trong 19 lĩnh vực hợp tác về an ninh năng lượng, xóa đói giảm nghèo, giáo dục, tài chính, công nghệ thông tin, môi trường. Trong bối cảnh giá dầu tăng cao, vấn đề an ninh năng lượng rất được quan tâm, ACD đã tạo thêm kênh đối thoại giữa các nước xuất khẩu và nhập khẩu dầu chủ chốt tại châu Á nhằm góp phần ổn định thị trường dầu lửa, trao đổi và chia sẻ thông tin cần thiết cho thương mại, sản xuất và đầu tư trong lĩnh vực này...
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Đôha, khẳng định lại những giá trị cốt lõi của Diễn đàn là đồng thuận, phi thể chế, tự nguyện, từng bước, cởi mở, tôn trọng sự đa dạng và tham gia phù hợp của từng thành viên. Hội nghị cũng nhất trí thông qua nhiều đề xuất hợp tác trong đó có việc thành lập diễn đàn năng lượng ACD, thị trường trái phiếu châu Á, tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ACD đầu tiên, thông qua lộ trình hợp tác du lịch, thiết lập cơ chế hợp tác 3 bên trong xóa đói giảm nghèo.
Hội nghị nhất trí giao cho nhóm "Troika", bao gồm các nước chủ nhà hiện tại, chủ nhà Hội nghị trước và sắp tới cùng với nước điều phối là Thái Lan nghiên cứu, kiến nghị về tổ chức, tầm nhìn và đường hướng phát triển tương lai của ACD, báo cáo Hội nghị Bộ trưởng ACD 6 tại Hàn Quốc vào năm 2007./.
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |