Trong bước chuyển quan trọng của đất nước, với chủ đề "Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ", Hội nghị lần này tổng kết sâu sắc công tác của Ngành kể từ Hội nghị Ngoại giao 24 (tháng 8/2003), và đề ra phương hướng và những biện pháp cụ thể nhằm đưa hoạt động đối ngoại lên tầm cao mới, hiệu quả hơn, đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra khi nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới và khu vực.
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Ngoại giao Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng, góp phần đắc lực vào những chiến công hiển hách vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp Đổi mới của đất nước 20 năm qua, Ngoại giao đã kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp rất đỗi tự hào của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh, không ngừng tự đổi mới và ngày càng đáp ứng tốt những yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, hoạt động đối ngoại được triển khai một cách chủ động, tích cực và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định và tạo những điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao hơn nữa vị thế và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
Hiện nay, quan hệ quốc tế của nước ta tiếp tục được mở rộng hơn bao giờ hết. Chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia và từng bước đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là với các nước láng giềng khu vực, các nước lớn, các trung tâm kinh tế chính trị quan trọng trên thế giới đi vào chiều sâu và hiệu quả. Ngoại giao đã có nhiều cố gắng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến biên giới lãnh thổ, từng bước xây dựng đường biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Ngoại giao phục vụ kinh tế đã trở thành một trong những công tác trọng tâm và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, gia tăng thu hút đầu tư (FDI), viện trợ phát triển (ODA), thúc đẩy du lịch, xuất khẩu lao động…; đưa nước ta chủ động và tích cực hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực. Việc Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu bước chuyển mới của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Kết hợp nhịp nhàng với ngoại giao song phương, hoạt động ngoại giao đa phương tiếp tục có bước phát triển mạnh, góp phần nâng cao vị trí và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Đến nay chúng ta đã tham gia vào hầu hết các tổ chức và diễn đàn quốc tế và khu vực. Việc ta tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) tháng 10/2004, Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/2006… đã chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ đối với thế giới và bạn bè quốc tế về một Việt Nam trên đường đổi mới thành công, về sự đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, và về khả năng đóng góp của Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề chính trị - kinh tế quan trọng của khu vực và thế giới.
Ngoài ra, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân, công tác văn hoá, thông tin đối ngoại tiếp tục được cải tiến, và ngày càng hiệu quả.
Những thành tựu đã gặt hái được thời gian qua trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ đối với các hoạt động đối ngoại. Chúng ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, bài học về "kết hợp tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại" trong tình hình mới. Trước những diễn biến mau lẹ và phức tạp của tình hình thế giới, khu vực, chúng ta đã kiên trì nguyên tắc độc lập tự chủ, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ nghĩa xã hội nhưng rất linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến, ứng vạn biến"; đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm về đối tác - đối tượng, về hợp tác - đấu tranh trong quan hệ với các nước theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá IX. Chúng ta đã ph¸t huy ®îc søc m¹nh tæng hîp cña c¶ hÖ thèng chÝnh trÞ, cña c¶ níc trong ho¹t ®éng ®èi ngo¹i; kÕt hîp tèt hoạt động đối ngoại của Nhà nước với hoạt động đối ngoại của Đảng, Quốc hội, hoạt động đối ngoại của các ngành, các cấp, các địa phương, ngoại giao nhân dân.
Trong 5 - 10 năm tới, Việt Nam đứng trước những thời cơ lớn song cũng phải đối phó với những thách thức không nhỏ. Đại hội X đã nhận định trên thế giới, hoà bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Sau 20 năm đổi mới, thế và lực của ta đã tăng lên nhiều. Quan hệ quốc tế của nước ta được mở rộng, vị thế của nước ta tiếp tục được nâng cao. Các nước và các đối tác quan trọng đều coi trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Đó là những thuận lợi lớn. Mặt khác, chúng ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức mới. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt sâu sắc hơn. Tình hình thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp; tập hợp lực lượng quốc tế rất sôi động, đa dạng; hợp tác và đấu tranh đan xen. Quá trình toàn cầu hóa tiếp tục đẩy nhanh, cuốn hút mọi quốc gia, trong đó có chúng ta, vào sân chơi rộng lớn hơn và phức tạp hơn. Quá trình này vừa đem lại cơ hội song cũng tạo ra nhiều thách thức mới.
Những thuận lợi và thách thức nói trên đan xen, lại có thể chuyển hóa. Cơ hội không trở thành hiện thực nếu ta không kịp thời nắm lấy, thách thức sẽ biến thành thời cơ nếu ta chủ động chuẩn bị tốt và có chính sách đúng đắn. Tuy nhiên, xét tổng thể, đất nước ta đang đứng trước những vận hội mới, những thuận lợi rất cơ bản cho phÐp chóng ta gi÷ v÷ng hßa b×nh, æn ®Þnh ®Ó tËp trung bøt ph¸ trong ph¸t triÓn kinh tÕ, ®Èy m¹nh c«ng cuéc c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa ®Êt níc.
Đại hội X đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2006-2010 là "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ Đại hội X đề ra, vai trò của Ngoại giao là rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Ngoại giao phải chủ động hơn, năng động, sáng tạo hơn, phát huy vai trò là một mặt trận quan trọng trong thời bình, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Một là, trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu hơn và thực chất hơn vào kinh tế thế giới và khu vực sau khi đã trở thành thành viên của WTO, điều quan trọng trước tiên là Ngoại giao cần khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề ra một chiến lược tổng thể về hội nhập với các lộ trình và bước đi phù hợp để chủ động nắm bắt thời cơ, đẩy lùi và giảm thiểu những tác động không thuận mà quá trình này tạo ra.
Hai là, phát huy những thành tựu đạt được, chúng ta cần tiếp tục củng cố, xây dựng khuôn khổ quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước, nhất là láng giềng khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác; tạo bước chuyển biến mới theo hướng đưa các mối quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.
Ba là, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao nhiệm vụ phục vụ kinh tế để công tác này thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm và mang lại hiệu quả lớn hơn, nhằm thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoại giao phải chủ động hơn nữa để góp phần vào mở rộng thị trường, gia tăng hợp tác viện trợ, đầu tư, nhất là đón đầu làn sóng đầu tư mới; hỗ trợ đắc lực cho các địa phương, các doanh nghiệp trong hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Bốn là, tiếp tục xây dựng và củng cố đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng, đặc biệt là đẩy mạnh hoàn thành việc phân giới, cắm mốc với Trung Quốc và Cam-pu-chia theo mục tiêu đã đề ra (2008), đồng thời kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến biên giới lãnh thổ, vừa góp phần vào việc tạo môi trường thuận lợi cho phát triển vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Năm là, tăng cường hơn nữa vai trò của nước ta trên các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tích cực hướng tới mục tiêu ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc khoá 2008-2009; nâng cao hơn nữa vai trò của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Sáu là, cần đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, sự hợp tác và tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước. Tiếp tục chủ động đối thoại với các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực về những vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Bảy là, tiếp tục cụ thể hóa Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài bằng những chính sách biện pháp cụ thể. Đồng thời chú ý có biện pháp chính sách phù hợp để tăng cường sự gắn bó của thế hệ trẻ người Việt ở nước ngoài với trong nước. Đặc biệt cần chú trọng hơn nữa công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc như ngày nay.
Muốn thực hiện thành công những nhiệm vụ trên, chúng ta cần chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao cho ngày nay và cho tương lai, đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra. Đó phải là đội ngũ cán bộ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp của Đảng, với lợi ích của dân tộc, năng động, sáng tạo và hiệu quả. Bởi xét cho cùng, con người là yếu tố then chốt, quyết định nhất đến thành - bại của Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn mới./.
(Bài viết đăng trên báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Website Chính phủ nhân dịp Hội nghị Ngoại giao lần thứ 25 của đ/c Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao )
|