Thông cáo chung Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53
1. Chúng tôi, các Bộ trưởng Ngoại giao của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhóm họp ngày 9 tháng 9 năm 2020 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 53 qua hình thức trực tuyến. Chúng tôi thừa nhận rằng, đại dịch Covid-19 đã tạo ra những tác động nghiêm trọng và đa chiều tới khu vực, và bày tỏ lạc quan rằng, các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN sẽ tiếp tục được thúc đẩy với nghị lực và sự tự cường mạnh mẽ của ASEAN, cũng như với sự ủng hộ của các đối tác. Chúng tôi nhấn mạnh ASEAN cần phát huy tinh thần một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng để tăng cường hợp tác và đẩy mạnh quan hệ đối tác nhằm đảm bảo khả năng tự cường và phát triển bền vững tại Đông Nam Á cũng như khu vựcrộng lớn hơn.
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG ASEAN
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025
2. Chúng tôi tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tuyên bố Tầm nhìn của các nhà Lãnh đạo ASEAN về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên thách thức và duy trì tăng trưởng. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vai trò trung tâm và đoàn kết ASEAN trong các nỗ lực xây dựng cộng đồng, đồng thời tăng cường gắn kết với các đối tác bên ngoài. Trước những thách thức chưa từng có và các tác động kinh tế - xã hội nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra, chúng tôi đánh giá cao các tổ chức và cơ quan chuyên ngành của ASEAN về những tiến triển đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) 2025, và hoan nghênh tiến triển của công tác kiểm điểm giữa kỳ (MTR) baKế hoạch Tổng thể của Cộng đồng ASEAN trong năm 2020. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của cách tiếp cận tổng thể của ASEAN trong ứng phó với đại dịch COVID-19 thông qua việc xây dựng Kế hoạch phục hồi ASEAN tổng thể, toàn diện, bao trùm và thiết thực.
3. Chúng tôi tái khẳng định cam kết chung trong duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, trên cơ sở các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
4. Chúng tôi tái khẳng định niềm tin rằng chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương là những nguyên tắc và khuôn khổ hợp tác quan trọng, với sức mạnh và giá trị nằm ở tính bao trùm, dựa trên luật lệ, đề cao lợi ích chung và tôn trọng lẫn nhau.
Các kết quả chính trong năm 2020
Rà soát công tác triển khai Hiến chương ASEAN
5. Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của việc tiến hành rà soát triển khai Hiến chương ASEAN để xây dựng đánh giá toàn diện về cơ cấu tổ chức và chức năng của các cấu trúc thể chế của ASEAN và việc áp dụng các quy tắc và thủ tục quy định hoạt động của ASEAN tại Hiến chương ASEAN và mongđợi hoàn thành Báo cáo phạm vi về công việc này. Báo cáo này cùng với Đánh giá giữa kỳ triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 được kỳ vọng sẽ đóng góp vào việc đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025. Chúng tôi giao các Quan chức cao cấp khẩn trương hoàn thiện Báo cáo phạm vi về công tác rà soát và trình các khuyến nghị lên Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC).
Đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN
6. Chúng tôi hài lòng với tiến trình Đánh giá giữa kỳ của ba Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng ASEAN bởi đây là công việc quan trọng nhằm đánh giá tiến trình cho tới nay, chỉ ra thiếu sót, giải quyết các thách thức, và tăng cường triển khai các Kế hoạch Tổng thể nhằm hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Chúng tôi cũng mong đợi việc hoàn thành Đánh giá giữa kỳ của Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025 (MPAC) vào cuối năm nay. Kết quả kiểm điểm giữa kỳ là cơ sở để rút ra các bài học và đánh giáđể xây dựng định hướng tương lai của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, trong đó tính đến cả những vấn đề mới nổi lên. Các Đánh giá giữa kỳ sẽ đóng vai trò nền tảng đối với các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN sau 2025. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chuyên ngành liên quan thuộc ba trụ cột Cộng đồng ASEAN tiếp tục nỗ lực thực hiện đánh giá toàn diện để trình lên các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025
7. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến tổ chức các cuộc thảo luận về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, gồm Cuộc họp Quan chức đặc biệt, Cuộc họp thảo luậnQuan chức liên ngành và Đối thoại tham vấn đa thành phần. Kết quả của Đánh giá giữa kỳ các Kế hoạch Tổng thể Cộng đồng ASEAN, MPAC 2025 và tiến trình của Báo cáo phạm vi về việc thực hiện Hiến chương ASEAN sẽ định hướng thêm cho các cuộc thảo luận tiếp theo về Tầm nhìn sau 2025. Điều này sẽ giúp ASEAN có cơ hội hợp tác,xác định hướng đi tương lai cho các nỗ lực xây dựng Cộng đồng sau 2025 trong bối cảnh môi trường chiến lược toàn cầu và khu vực thay đổi mau lẹ. Với sự đóng góp của các cơ quan chuyên ngành ASEAN và các bên liên quan, chúng tôi mong đợi các cuộc thảo luận tiếp theo về định hướng xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 để trình các khuyến nghị lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, và ra Tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025.
Tăng cường hình ảnh và sự hiện diện của ASEAN
8. Chúng tôi ghi nhận đánh giá Ban Thư ký ASEAN về việc thúc đẩy việc treo Cờ ASEAN ở các Quốc gia Thành viên ASEAN và việc sử dụng ASEAN ca tại sự kiện chính thức của ASEAN. Chúng tôi quyết tâm tiếp tục thúc đẩy bản sắc ASEAN, tăng cường nhận thức của người dân về ASEAN và sự hiện diện của ASEAN. Chúng tôi khuyến khích sử dụng ASEAN ca tại tất cả các sự kiện chính thức của ASEAN.
Ứng phó với đại dịch COVID-19
9. Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những tổn hại và mất mát về con người cũng như những hậu quả kinh tế - xã hội nghiêm trọng do dịch COVID-19 gây ra, đồng thời ghi nhận các nỗ lực không ngừng của các quốc gia thành viên ASEAN và cách tiếp cận chủ động toàn cộng đồng trong thúc đẩy các nỗ lực tập thể nhằm ứng phó với dịch COVID-19 cho đến nay. Chúng tôi cũng ghi nhận vai trò điều phối quan trọng của ACC và các hoạt động tích cực của Nhóm Công tác liên ngành trực thuộc Hội đồng Điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE), cũng như các cơ quan chuyên ngành Y tế ASEAN và các cơ quan chuyên ngành khác. Những nỗ lực này đã cho thấy tinh thần đoàn kết ASEAN và khả năng giải quyết những thách thức chưa từng có của đại dịch theo hướng đa ngành, liên trụ cột và đa thành phần.
10. Chúng tôi cam kết tiếp tục triển khai các kết quả của Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó COVID-19 ngày 14 tháng 4 năm 2020, cũng như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 vào ngày 26 tháng 6 năm 2020. Kết quả của các Hội nghị đã tiếp tục khẳng định quyết tâm của ASEAN trong việc ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát và ứng phó hiệu quả với sự lây lan của dịch COVID-19, đồng thời giải quyết các thách thức nghiêm trọng, nhiều mặt của đại dịch. Để đạt được điều đó, chúng tôi khuyến khích việc vận hành hiệu quả Quỹ ASEAN ứng phó dịch COVID-19. Chúng tôi mong đợi tiến triển trong triển khai các sáng kiếnứng phó với COVID-19 khác gồm Kho dự trữ khu vực ASEAN về vật tư y tế (RRMS) cho các tình huống y tế công cộng khẩn cấp, Quy trình hoạt động chuẩn của ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và Trung tâm ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và các dịch bệnh mới nổi.
11. Thực hiện chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, chúng tôi nhấn mạnh ASEAN cần khẩn trương xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện để thúc đẩy các nỗ lực phục hồi nhằm giảm thiểu tác động sâu sắc và đa chiều của dịch COVID-19, duy trì kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ phục hồi kinh tế, cải thiện sự ổn định và khả năng phục hồi của nền kinh tế khu vực, đồng thời thận trọng với các làn sóng lây nhiễm tiếp theo. Chúng tôi đánh giá cao tiến trình xây dựng Kế hoạch phục hồi toàn diện ASEAN và Kế hoạch thực hiện cụ thể của Nhóm công tác ACCWG-PHE với sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo tiến trình này được thực hiện bao trùm, tổng thể, với cách tiếp cận cảcộng đồng với sự đóng góp của tất cả các Trụ cột Cộng đồng và các bên liên quan. Chúng tôi cũng mong đợi sẽ đệ trình Kế hoạch phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch thực hiện lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
12. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác ASEAN với các Đối tác Đối thoại, các đối tác khác và các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết các thách thức từ đại dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm mới và cũ, cũng như các tình huống y tế công cộng khẩn cấp khác. Chúng tôi nhắc lại việc tổ chức các Hội nghị Đặc biệt cấp Bộ trưởng với các Đối tác Đối thoại, trong đó có Úc, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Nga và Mỹ bằng hình thức trực tuyến để thảo luận hợp tác ứng phó đại dịch COVID-19 và tác động kinh tế xã hội của đại dịch, bao gồm việc xây dựng và duy trì các chuỗi cung ứng linh hoạt, cởi mở và kết nối, cũng như đóng góp cho Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19.
13. Chúng tôi kêu gọi tăng cường hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin, dự phòng khả năng cung ứng thuốc chữa COVID-19 và các bệnh khác trong các tình huống y tế công cộng khẩn cấp trong tương lai, đồng thời đảm bảo sẵn có, với giá cả phải chăng như một mặt hàng phổ biến toàn cầu.
14. Vềkinh tế, chúng tôi nhận ra những thách thức chưa từng có do COVID-19 gây ra với sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên diện rộng, mất việc làm và những cú sốc về nhu cầu. Chúng tôi nhắc lại cam kết giữ mở cửa thị trường thương mại và đầu tư, thúc đẩy và tăng cường các nỗ lực tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, không áp đặt các biện pháp phi thuế quan không cần thiết để đảm bảo chuỗi cung ứng xuyên suốt, đặc biệt đối với thực phẩm, thuốc men, vật tư y tế và các sản phẩm thiết yếu khác; chúng tôi tán thành sự phối hợp và nỗ lực của các cơ quan chuyên ngành về các biện pháp hướng tới việc mở cửa và phục hồi. Chúng tôi thừa nhận sự cần thiết phải tiếp tục cảnh giác với những rủi ro tiềm tàng và thúc đẩy hợp tác giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN để đảm bảo năng lực tự cường của khu vực gồm đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng và ổn định tài chính. Chúng tôi mong đợi việc thực hiện Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm Tăng cường Hợp tác Kinh tế ASEAN và Chuỗi Cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã được thông qua. Chúng tôi lưu ý sự cần thiết phải tận dụng tiềm năng của thị trường nội khối ASEAN trong việc hỗ trợ phục hồi kinh tế nhanh chóng trong khu vực, đồng thời ghi nhận sự đóng góp vào nỗ lực này của khu vực tư nhân trong thúc đẩy niềm tin đầu tư và cơ hội kinh doanh.
15. Chúng tôi khuyến khích duy trì liên kết cần thiết trong khu vực bằng cách tạo điều kiện thuận lợi, trong phạm vi có thể, các di chuyển thiết yếu của người dân gồm các chuyến đi công việc, đồng thời đảm bảo y tế công cộng trong nỗ lực chung chống lại đại dịch.
16. Chúng tôi cũng ghi nhận những nỗ lực chung và cam kết không ngừng của các ngành lao động, giáo dục, giao thông, thể thao, phúc lợi xã hội, xây dựng, du lịch và y tế trong ứng phó chung với đại dịch COVID-19. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi hoan nghênh việc thông qua Tuyên bố chung các Bộ trưởng Du lịch ASEAN về thúc đẩy hợp tác để phục hồi du lịch ASEAN vào ngày 29 tháng 4 năm 2020. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về ứng phó với các tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với lao động và việc làm vào ngày 14 tháng 5 năm 2020. Chúng tôi cũng hoan nghênh Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN phụ trách Phúc lợi xã hội và Phát triển về giảm thiểu tác động của COVID-19 đến các nhóm dễ bị tổn thương trong ASEAN vào ngày 10 tháng 6 năm 2020. Chúng tôi mong muốn được thông qua của Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phát triển nông thôn và Xóa đói giảm nghèo (AMRDPE) tại Hội nghị trực tuyến đặc biệt về Giảm nghèo và Xây dựng khả năng phục hồi hướng tới phục hồi COVID-19. Chúng tôi cũng đánh giá cao sự hợp tác giữa Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về thể thao với Hiệp hội bóng đá quốc tế (FIFA), với Biên bản ghi nhớ ASEAN-FIFA, trong việc thực hiện Chiến dịch nâng cao nhận thức chung về COVID-19 nhằm tăng cường sức khỏe và hạnh phúc của công dân ASEAN trong bối cảnh đại dịch; Chiến lược hợp tác khu vực về an ninh và tự cường về dược phẩm của ASEAN, Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về an ninh và tự lực về vắc xin của ASEAN; Đánh giá nhanh tình hình ASEAN: Tác động của Đại dịch COVID-19 đối với Sinh kế của Người dân ASEAN. Chúng tôi cũng nhận thấy COVID-19 có thể ảnh hưởng đến hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia và mong muốn Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) tăng cường nỗ lực để ứng phó với những thách thức này.
17. Để thúc đẩy công việc của ASEAN bất chấp những thách thức nảy sinh do đại dịch COVID-19, chúng tôi hoan nghênh việc tăng cường sử dụng hình thức hội nghị trực tuyến để tiến hành các cuộc họp liên quan đến ASEAN, bao gồm việc hoàn thiện Bộ phương thức Tổ chức các Cuộc họp của ASEAN bằng hình thức Hội nghị trực tuyến để đảm bảo các công việc của ASEAN tiếp tục một cách hiệu quả và năng suất.
Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI)
18. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, bao gồm khoảng cách số, đặc biệt khi COVID-19 đã ảnh hưởng tới sinh kế của người dân, nhất là các nhóm yếu thế trong ASEAN.
19. Chúng tôi hài lòng với tình hình triển khai Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn III (2016-2020), với 22 trên 26 dòng hành động (84.6%) đang được thực hiện, để hỗ trợ Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, và Việt Nam (CLMV) đạt được các mục tiêu và cam kết toàn ASEAN, hướng tới hoàn thành các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN, và các nỗ lực hiện có để hoàn thành Kế hoạch Công tác. Chúng tôi mong đợi Kế hoạch Công tác IAI giai đoạn IV (2021-2025) sẽ tập trung và thực tế, giải quyết các thách thức hiện có, thúc đẩy phát triển, thu hẹp khoảng cách trong ASEAN và tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một khu vực.
Hợp tác tiểu vùng
20. Chúng tôi ghinhận vai trò và đóng góp quan trọng của các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng như Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya- Mekong(ACMECS), Tam giác Tăng trưởng In-đô-nê-xi-a – Ma-lai-xi-a – Thái Lan (IMT-GT), Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN Bru-nây Đa-rút-xa-lam – In-đô-nê-xi-a – Ma-lai-xi-a – Phi-líp-pin (BIMP-EAGE), hợp tác Cam-pu-chia – Lào – Mi-an-ma – Việt Nam (CLMV), Khu vực Tam giác Phát triển Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam, và Tam giác Tăng trưởng Xing-ga-po – Giô-ho – Ri-au (SIJORI). Chúng tôi khuyến khích phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan chuyên ngành ASEAN và các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng trong việc hoàn thành mục tiêu về thu hẹp khoảng cách phát triển trong và giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN.
21. Chúng tôi đã tổ chức Phiên họp Đặc biệt của Hội đồng Điều phối ASEAN về Phát triển Tiểu vùng trong ASEAN vào ngày 09/9/2020. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy phát triển tiểu vùng trong ASEAN nhằm đảm bảo phát triển bền vững, đồng đều và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Chúng tôi ghi nhận thảo luận của các Quan chức Cao cấp ASEAN về kết quả của Diễn đàn ASEAN về Phát triển Tiểu vùng: Kết nối hợp tác tiểu vùng Mê Công với các mục tiêu của ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh và khuyến khích các nỗ lực của các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, bao gồm tại khu vực sông Mê Công như ACMECS, BIMP-EAGA, và IMT-GT, để thúc đẩy phát triển đồng đều và bền vững trên toàn Cộng đồng ASEAN thông qua gắn tăng trường tiểu vùng với phát triển toàn diện của ASEAN.
Kết nối ASEAN
22. Chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của việc tăng cường Kết nối ASEAN và theo đó, chúng tôi đánh giá cao tiến độ thực hiện MPAC 2025 thông qua các nỗ lực chung của Ủy ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC), các Điều phối Quốc gia, các Đầu mối Quốc gia, các Cơ quan chuyên ngành, các bên Đối thoại và các đối tác bên ngoài khác của ASEAN. Chúng tôi kêu gọi các đối tác bên ngoài và các bên liên quan tăng cường cơ sở hạ tầng bền vững trong khu vực bằng cách như đầu tư và thúc đẩy thực hiện Danh sách dự án cơ sở hạ tầng tiềm năng của ASEAN, và hỗ trợ các nỗ lực thực hiện Chiến lược đô thị hóa bền vững ASEAN (ASUS). Chúng tôi hoan nghênh việc hoàn thiện Khung nâng cao năng suất cơ sở hạ tầng ASEAN nhằm hỗ trợ các nỗ lực cơ sở hạ tầng bền vững. Chúng tôi nhấn mạnh nhu cầu tăng cường kết nối chuỗi cung ứng và phát triển nguồn lực con người cho tăng trưởng và phục hồi. Theo đó, chúng tôi mong đợi việc hoàn thành Cơ sở dữ liệu ASEAN về các tuyến giao thương và Khuôn khổ nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng vào cuối năm 2020, đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng nhằm xây dựng các kỹ năng sẵn sàng cho tương lai thông qua đào tạo kỹ thuật và dạy nghề (TVET) và giáo dục đại học.
23. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác hơn nữa và phát huy sức mạnh tổng hợp giữa MPAC 2025, Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN và các sáng kiến kết nối liên quan, trong đó có cách tiếp cận Kết nối các kết nối, và tìm kiếm thêm các cách thức và phương tiện để thực hiện sự hợp tác đó thông qua các hành động cụ thể nhằm đạt được phát triển bao trùm và bền vững. Chúng tôi mong đợi hoàn tất Báo cáo kiểm điểm giữa kỳ của MPAC 2025 và các khuyến nghị tăng cường triển khai để trình lên ACC xem xét.
Thúc đẩy Tính tương hỗ giữa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững 2030
24. Chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác phát triển bền vững, bao gồm cả với các Đối tác Đối thoại và các đối tác bên ngoài, bằng cách thúc đẩy Sáng kiến Tương hỗ. Chúng tôi đánh giá cao sự lãnh đạo của Thái Lan với tư cách là Điều phối viên ASEAN về Hợp tác Phát triển Bền vững và nhắc lại sự hỗ trợ tiếp tục của chúng tôi đối với việc thực hiện hiệu quả Lộ trình Tương hỗ (2020-2025) và đối với nhiệm vụ của Trung tâm Đối thoại và Nghiên cứu Phát triển Bền vững ASEAN (ACSDSD). Chúng tôi ghi nhận kết quả của Đối thoại Cao cấp (HLBD) lần thứ 4, khuyến khích ASEAN tái thiết hiệu quả hơn từ tác động đa chiều của COVID-19 và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của người dân, hỗ trợ phục hồi kinh tế bao trùm và bền vững, khôi phục và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, tranh thủ số hóa và công nghệ, cũng như tăng cường quan hệ đối tác nhiều bên và toàn diện.
Mạng lưới các Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN)
25. Chúng tôi nhấn mạnh tiềm năng của ASCN trong việc tạo cơ hội phát triển các giải pháp công nghệ và sáng tạo để hỗ trợ sự phát triển thông minh và bền vững của các thành phố trong khu vực, đồng thời thúc đẩy hiểu biết văn hoá sâu sắc hơn. Theo đó, chúng tôi hoan nghênh kết quả của Hội nghị Thường niên lần thứ ba Mạng lưới các Thành phố Thông minh ASEAN (ASCN) vào ngày 17/7/2020, bao gồm việc thông qua Khung Giám sát và Đánh giá ASCN và Hướng dẫn Quan hệ giữa ASCN với các Đối tác Bên ngoài. Chúng tôi hài lòng với những nỗ lực không ngừng của các Thành phố ASCN trong triển khai các Kế hoạch Hành động Thành phố Thông minh (SCAPs) tương ứng của họ. Chúng tôi đánh giá cao hoạt động của ASCN trong tăng cường các cơ chế thể chế để hỗ trợ các Thành phố ASCN giám sát tiến độ thực hiện Kế hoạch Hành động Thành phố Thông minh của họ, củng cố quan hệ hợp tác, và xem xét hợp tác với các khuôn khổ phát triển thành phố thông minh khác. Chúng tôi cũng hoan nghênh các Đối tác Đối thoại và các đối tác bên ngoài tiếp tục tham gia tích cực vào ASCN, phù hợp với Hướng dẫn Quan hệ giữa ASCN với các Đối tác Bên ngoài.
Ban Thư ký ASEAN
26. Chúng tôi ghi nhận rằng Tòa nhà Thư ký ASEAN mới, kể từ khi đi vào hoạt động hoàn toàn, đã tổ chức ngày càng nhiều cuộc họp ASEAN. Chúng tôi mong muốn tối ưu hóa việc sử dụng các cơ sở của Ban Thư ký ASEAN để tổ chức các cuộc họp; về vấn đề này, chúng tôi khuyến khích các Chủ tịch ASEAN và các cơ quan chuyên ngành ASEAN ở cả ba Trụ cột Cộng đồng tổ chức thêm các cuộc họp ASEAN tại tòa nhà trụ sở mới, bao gồm xây dự bộ phương thức tổ chức các cuộc họp tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta. Chúng tôi ghinhận tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực thể chế của Ban Thư ký ASEAN và điều khoản hỗ trợ chính sách cho quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh sự ra mắt của Tạp chí “ASEAN” và “Bản tóm tắt chính sách ASEAN” của Ban Thư ký ASEAN để chia sẻ và thông tin công việc của ASEAN cũng như thúc đẩy nhận thức nhiều hơn về ASEAN.
CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN
Triển khai Kế hoạch Tổng thể Trụ cột Chính trị An ninh ASEAN 2025
27. Chúng tôi hài lòng ghi nhận tiến triển đáng khích lệ trong triển khai KHTT Trụ cột CTAN 2025 với 86% các dòng hành động đã được thực hiện. Chúng tôi khuyến khích các cơ quan chuyên ngành liên quan tiếp tục hợp tác hiệu quả và khẩn trương để xử lý các dòng hành động còn lại. Đồng thời, chúng tôi hoan nghênh báo cáo sơ bộ Kiểm điểm giữa kỳ của KHTT Trụ cột CTAN 2025 do Ban Thư ký ASEAN chuẩn bị. Chúng tôi ủng hộ nỗ lực phản ánh những diễn tiến gần đây trong ASEAN trong quá trình kiểm điểm, ví dụ như việc thông qua Tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng tôi cảm thấy đáng khích lệ khi hầu hết các hoạt động được triển khai đến thời điểm này có tác động từ trung bình tới cao lên quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, và 80% các hoạt động được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả trong tương lai. Chúng tôi khuyến khích tất cả các cơ quan chuyên ngành hợp tác để nâng cao chất lượng và hoàn tất Báo cáo kiểm điểm giữa kỳ để trình Hội nghị Hội đồng CTAN lần thứ 22, Hội nghị điều phối ASEAN, và tiếp đó là Cấp cao ASEAN lần thứ 37 trong tháng 11/2020.
Các thách thức an ninh phi truyền thống
Khủng bố và Bạo lực cực đoan
28. Ghi nhận tầm quan trọng của cách tiếp cận tập thể và toàn diện để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố, và cực đoan bạo lực vốn tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố và cấp tiến hóa, chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với Kế hoạch Hành động ASEAN về phòng, chống sự gia tăng của cấp tiến hóa và bạo lực cực đoan (2018-2025) và hoan nghênh việc thông qua Kế hoạch Công tác (PoA) ASEAN về Phòng, chống sự gia tăng của cấp tiến hoá và bạo lực cực đoan (PCRVE) 2019-2025 (Kế hoạch Công tác Ba-li) tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 13 vào tháng 11 năm 2019. Chúng tôi đánh giá cao Hội nghị các quan chức cao cấp ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) vì đã đi đầu trong sáng kiến này và mong đợi sự tham gia tích cực của 19 cơ quan chuyên ngành/tổ chức/thực thể liên quan của ASEAN cũng như các Đối tác Đối thoại và đối tác bên ngoài, trong việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch Công tác Ba-li.
Ma tuý
29. Chúng tôi đánh giá cao và khẳng định sự ủng hộ đối với Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về các vấn đề ma tuý (AMMD) và Hội nghị các Quan chức Cao cấp ASEAN về các vấn đề ma tuý (ASOD) trong vai trò điều phối liên ngành, liên trụ cột nhằm thực hiện các hoạt động chống ma tuý tại khu vực. Chúng tôi quan ngại sâu sắc về xu hướng điều chỉnh chính sách kiểm soát ma tuý toàn cầu theo hướng hợp pháp hoá sử dụng một số chất ma tuý, được nêu trong một số Công ước quốc tế, và tái khẳng định cam kết hướng tới xây dựng một khu vực không ma tuý và không khoan nhượng với ma tuý. Chúng tôi cũng bày tỏ quan ngại về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kiến nghị thay đổi phạm vi kiểm soát một số chất ma tuý và tái khẳng định nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm chung. Chúng tôi đánh giá cao kết quả Kiểm điểm nội bộ lần thứ nhất của Kế hoạch Công tác ASEAN về Bảo vệ Cộng đồng Chống Ma tuý Bất hợp pháp 2016-2025 (Kế hoạch Công tác ASEAN 2016-2025), trong đó công tác rà soát tỉ lệ thực hiện các hoạt động, cho tới nay, đã lên tới 79%. Chúng tôi đánh giá cao hoạt động của Trung tâm Hợp tác Ma tuý ASEAN (ASEAN NARCO) trong việc ban hành Báo cáo Giám sát Ma tuý ASEAN (ADM) lần thứ 4 (2018) bên lề Hội nghị ASOD lần thứ 40 và các Hội nghị liên quan tổ chức ngày 27-30 tháng 8 năm 2019 tại Xiêm Riệp, Cam-pu-chia và trông đợi các Báo cáo tiếp theo. Chúng tôi khuyến khích việc xây dựng Kiểm điểm Giữa kỳ Kế hoạch Công tác nêu trên và trông đợi Cuộc họp ASOD lần thứ 41 tại Indonesia. Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi tất cả các nước thành viên ASEAN cùng tăng cường nỗ lực phòng, chống ma tuý nhằm bảo vệ Cộng đồng ASEAN khỏi buôn bán ma tuý trái phép và các tội phạm ma tuý khác.
Buôn bán người
30. Chúng tôi đánh giá cao Hội nghị các Quan chức cao cấp về Tội phạm xuyên quốc gia (SOMTC) trong việc tăng cường hợp tác chống buôn bán người với vai trò điều phối toàn diện, liên ngành, liên trụ cột. Chúng tôi ghi nhận những tiến bộ thực hiện Kế hoạch Công tác chống buôn bán người Bohol (2017-2020), trong đó có sự tham gia của 9 cơ quan chuyên ngành và mong đợi kết quả kiểm điểm Kế hoạch Công tác.
31. Chúng tôi thảo luận về vấn đề di cư bất thường, bao gồm mối liên hệ giữa vấn đề này với buôn bán người và đưa người di cư trái phép trong khu vực. Điều này đòi hỏi các bên liên quan phải xác định và giải quyết tận gốc nguyên nhân và các yếu tố liên quankhác, bất kể tại nơi xuất phát, quá cảnh, nơi đến cũng như sự tham gia của các bên liên quan dựa trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm chung và cân bằng giữa thực thi pháp luật và ứng phó nhân đạo trong giải quyết các thách thức an ninh.
32. Chúng tôi nhắc lại việc thành lập Quỹ Hỗ trợ nỗ lực cứu trợ nhân đạo khẩn cấp liên quan đến di cư bất thường tại Đông Nam Á do Ban thư ký ASEAN quản lý. Chúng tôi kêu gọi các nước đóng góp tự nguyện vào quỹ cũng như sử dụng hiệu quả quỹ này như được quy định trong Điều khoản tham chiếu của Quỹ.
33. Chúng tôi cũng nhắc lại cam kết tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN, Đối tác Đối thoại và cộng đồng quốc tế trong hợp tác phòng, chống đưa người trái phép và buôn bán người, bao gồm hợp tác thực thi pháp luật, chia sẻ và trao đổi thông tin cũng như nâng cao năng lực.
34. Chúng tôi bày tỏ quan ngại về tình trạng di cư bất thường tại khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi ghi nhận việc các nhóm tội phạm lợi dụng tác động về kinh tế - xã hội của đại dịch COVID để nhằmvào những nhóm người dễ bị tổn thương. Chúng tôi ghi nhận mối liên hệ chặt chẽ giữa di cư bất thường, buôn bán người, và đưa người di cư trái phép. Chúng tôi tái khẳng định các quốc gia thành viên ASEAN cần ứng phó tập thể để giải quyết vấn đề buôn bán người, đưa người di cư trái phép và tội phạm xuyên quốc gia liên quan, bao gồm cả di cư bất thường.
Quản lý biên giới
35. Chúng tôi ghi nhận nỗ lực nâng cao hợp tác quản lý biên giới và Tài liệu Khái niệm “Lộ trình hợp tác quản lý biên giới ASEAN” của Thái Lan, đã được đưa ra thảo luận tại SOMTC và Hội nghị những Người đứng đầu Cơ quan Xuất nhập cảnh và Cơ quan Lãnh sự Bộ Ngoại giao (DGICM). Chúng tôi ghi nhận những tiến triển trong triển khai Tài liệu hướng dẫn của ASEAN về hỗ trợ khẩn cấp của cơ quan đại diện ngoại giao ASEAN tại nước thứ ba cho công dân ASEAN và khuyến khích việc thực thi Bộ Tài liệu dựa trên các nguyên tắc đã thoả thuận. Chúng tôi bày tỏ sự cảm kích đối với các nước thành viên ASEAN đã hỗ trợ sơ tán công dân bị mắc kẹt tại các quốc gia này hoặc quốc gia thứ ba trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19. Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực không ngừng để xây dựng Cổng thông tin thị thực ASEAN cũng như tính khả thi của Thẻ đi lại doanh nhân ASEAN trong khuôn khổ DGICM.
An ninh mạng
36. Chúng tôi hài lòng ghi nhận những tiến triển trong hợp tác ASEAN về an ninh mạng và tái khẳng định cam kết xây dựng không gian mạng an toàn và lành mạnh. Ghi nhận tính chất xuyên biên giới và liên trụ cột của an ninh mạng, chúng tôi hoan nghênh việc thành lập Uỷ ban điều phối an ninh mạng ASEAN (ASEAN Cyber-CC) nhằm thúc đẩy hợp tác liên ngành, liên trụ cột giữa các cơ quan chuyên ngành ASEAN trong nỗ lực tăng cường an ninh mạng trong khu vực, tạo thuận lợi cho thảo luận, thúc đẩy nhất quán chính sách giữa các bộ, ngành, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh mạng khu vực cũng như tăng cường liên kết chính sách an ninh mạng khu vực phù hợp với chính sách quốc gia của từng nước. Chúng tôi ghi nhận vai trò của các hoạt động và chương trình đào tạo của Trung tâm An ninh mạng chất lượng cao ASEAN-Singapore (ASCCE) và Trung tâm Nâng cao Năng lực An ninh mạng ASEAN-Nhật Bản tại Băng Cốc nhằm gắn kết các nỗ lực hiện có của ASEAN trong nâng cao năng lực an ninh mạng.
Hòa bình và an ninh
37. Chúng tôi tái khẳng định Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) là bộ quy tắc then chốt để điều chỉnh các mối quan hệ liên quốc gia trong khu vực và là nền tảng để duy trì hoà bình và ổn định khu vực. Chúng tôi cam kết thúc đẩy hơn nữa các nguyên tắc nêu trong TAC và nhấn mạnh tầm quan trọng việc các Bên tham gia ký kết thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Hiệp ước. Chúng tôi hoan nghênh việc Đức và Ba-ranh tham gia TAC, và trông đợi Cuba và Nam Phi sớm chính thức tham gia trong thời gian tới. Chúng tôi hoan nghênh sự quan tâm ngày càng tăng của các nước ngoài khu vực với việc tham gia TAC trên cơ sở tôn trọng giá trị và phù hợp với các mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp ước.
38. Chúng tôi hài lòng nhận thấy, tất cả các sáng kiến hiện có trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) đã được đánh giá đúng mức và tiếp tục phù hợp với tình hình hiện nay. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng, công tác hoàn thiện Chương trình công tác Ba năm ADMM giai đoạn 2020-2022 và các Kế hoạch Công tác giai đoạn 2020/21-2023 của Nhóm làm việc các chuyên gia ADMM+ đã được triển khai để định hướng hợp tác quốc phòng thực tiễn của ASEAN trong tương lai.
39. Chúng tôi ghi nhận cam kết và đóng góp của lĩnh vực quốc phòng trong nỗ lực tập thể ứng phó với Covid-19 của ASEAN như thể hiện trong Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN về Hợp tác Quốc phòng phòng chống sự bùng phát của dịch bệnh được thông qua tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tháng 2/2020. Theo đó, chúng tôi hoan nghênh việc tổ chức thành công Diễn tập sa bàn ADMM về Covid-19 ngày 27 tháng 5 năm 2020 do Trung tâm Quân y ASEAN (ACMM) tiến hành, và Hội thảo trực tuyến về thúc đẩy hợp tác khoa học để quản lý sự bùng phát của các dịch bệnh truyền nhiễm ngày 30 tháng 6 năm 2020 trong khuôn khổ Mạng lưới các chuyên gia quốc phòng ASEAN về hóa học, sinh học và phóng xạ học.
40. Chúng tôi ghi nhận tiến triển hợp tác ASEAN về tư pháp và các vấn đề pháp lý trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp ASEAN (ALAWMM) và Hội nghị Quan chức Cao cấp Tư pháp ASEAN (ASLOM) nhằm hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN và thúc đẩy một ASEAN dựa trên luật lệ. Chúng tôi trông đợi tiến triển của sáng kiến xây dựng Hiệp ước Dẫn độ ASEAN.
41. Chúng tôi hoan nghênh việc đưa Hội nghị các Bộ trưởng/Tổng trưởng lý ASEAN của Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp hình sự (AMAG-MLAT) thành một cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN thuộc Phụ lục 1 của Hiến chương ASEAN, và hoan nghênh đóng góp quan trọng của cơ chế này cho ASEAN, đặc biệt trong thúc đẩy cấu trúc thể chế ASEAN trong lĩnh vực pháp lý hình sự và chống tội phạm xuyên quốc gia. Chúng tôi trông đợi cuộc họp đầu tiên của Các quan chức cao cấp của Cơ quan trung ương về tương trợ tư pháp về hình sự (SOM-MLAT) dự kiến được tổ chức tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam, nhằm thảo luận các vấn đề liên quan tới tương trợ tư pháp, cũng như thúc đẩy triển khai hiệu quả Hiệp ước ASEAN về tương trợ tư pháp trong các vấn đề hình sự.
42. Chúng tôi trông đợi việc triển khai các Thỏa thuận (PA) giữa ASEAN và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) về hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và ứng dụng hạt nhân, bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân được ký kết tháng 9 năm 2019. Chúng tôi cũng trông đợi Hội nghị thường niên của Mạng lưới các cơ quan vận hành năng lượng nguyên tử ASEAN (ASEANTOM) được dự kiến tổ chức trong tháng 11 năm 2020 để thúc đẩy hợp tác giữa các cơ quan vận hành nguyên tử, và tăng cường an toàn, an ninh và đảm bảo an toàn hạt nhân ở khu vực.
43. Chúng tôi tái khẳng định cam kết duy trì Đông Nam Á là khu vực phi vũ khí hạt nhân và tất cả các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác như được nêu trong Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và Hiến chương ASEAN. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp ước SEANWFZ, bao gồm thông qua triển khai Kế hoạch hành động thúc đẩy triển khai SEANWFZ (2018-2020). Chúng tôi tái khẳng định cam kết tiếp tục hợp tác với các Cường quốc hạt nhân (NWS) và tăng cường các nỗ lực hiện nay của tất cả các bên để giải quyết các vấn đề tồn đọng phù hợp với mục tiêu và nguyên tắc của Hiệp ước SEANWFZ. Các chuyên gia ASEAN có thể nghiên cứu cách thức để xử lý những khác biệt, bao gồm khả năng tham vấn với các chuyên gia từ các nước NWS. Chúng tôi sẽ tiếp tục đệ trình Nghị quyết về SEANWFZ lên Ủy ban thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
44. Chúng tôi chúc mừng Viện Hòa bình và Hòa giải ASEAN (ASEAN-IPR) đã hoàn thành dự án nghiên cứu “Bài học từ tiến trình giải quyết xung đột giữa Chính phủ Cộng hòa Phi-líp-pin (GRP) và Mặt trận giải phóng dân tộc Moro (MNLF) do In-đô-nê-xi-a làm trung gian (1993-1996)”. Chúng tôi đánh giá cao ASEAN-IPR tiếp tục nỗ lực triển khai Tuyên bố chung của các Lãnh đạo ASEAN về thúc đẩy phụ nữ, hòa bình và an ninh trong ASEAN, tập trung nâng cao vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và hòa giải, và đẩy mạnh quan hệ đối tác với các cơ quan liên quan trực thuộc ASEAN để thúc đẩy văn hóa hòa bình và ôn hòa trong ASEAN. Đáng chú ý, việc “Đối thoại phụ nữ ASEAN: thúc đẩy hiểu biết và tính bao trùm” được tổ chức ngày 12-13 tháng 11 năm 2020, với sự tham gia của các thành viên của Nhóm phụ nữ ASEAN vì hòa bình (AWPR) trong tư cách đại biểu và nhân sự chủ chốt, là một minh chứng cho cam kết của chúng ta nhằm khuyến khích và trao quyền cho các nữ bác sĩ và nữ chuyên gia trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.
45. Chúng tôi thảo luận và trao đổi quan điểm giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, các đối tác đối thoại và Liên hợp quốc về “Thúc đẩy vai trò của phụ nữ với hòa bình và an ninh bền vững”. Các thảo luận của chúng tôi đã đóng góp vào nỗ lực chung của ASEAN nhằm thúc đẩy triển khai Nghị quyết 1325 của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về phụ nữ, hòa bình và an ninh nhân dịp kỷ niệm 20 năm thông qua Nghị quyết trong năm nay. Chúng tôi cũng nhấn mạnh cần nâng cao vai trò của phụ nữ ASEAN trong duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của ASEAN và sáng kiến của các thành viên về trao quyền cho phụ nữ và vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, bao gồm thông qua hoạt động tích cực của Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phụ nữ (AMMW), Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em (ACWC), Mạng lưới nữ doanh nhân ASEAN (AWEN), và Nhóm Phụ nữ vì hòa bình ASEAN (AWPR). Chúng tôi đánh giá cao Phiên họp đặc biệt của các nhà Lãnh đạo ASEAN về trao quyền cho phụ nữ trong kỷ nguyên số dịp Cấp cao ASEAN lần thứ 36. Chúng tôi hoan nghênh Hội thảo trực tuyến về vai trò của các nữ thương thuyết gia và nữ hòa giải viên trong duy trì hòa bình hòa bình và an ninh khu vực do Indonesia tổ chức ngày 1-2 tháng 7 năm 2020.
46. Chúng tôi khuyến khích đóng góp của Viện hòa bình và hòa giải ASEAN nhằm thúc đẩy hơn nữa các giá trị hòa bình hướng tới hòa hợp, hòa bình, an ninh, và ổn định trong khu vực thông qua các hoạt động xây dựng năng lực và nghiên cứu về thực tiễn tối ưu và kinh nghiệm của ASEAN trong quản lý hòa bình và xung đột, kiến tạo hòa bình hậu xung đột, và lồng ghép giới trong các lĩnh vực này với các cơ quan liên quan trực thuộc ASEAN.
47. Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của công tác khắc phục hậu quả bom mìn đối với tiến trình phục hồi quốc gia và phát triển bền vững,và hoan nghênh các nỗ lực thúc đẩy hành động bom mìn ở cấp độ toàn cầu, bao gồm tại Liên hợp quốc. Chúng tôi đánh giá cao vai trò của Trung tâm Hành động Bom mìn Khu vực ASEAN (ARMAC) là trung tâm chất lượng cao nhằm thúc đẩy các nỗ lực của ASEAN trong việc giải quyết vấn đề vật nổ còn sót lại sau chiến tranh (ERW) cho các nước thành viên ASEAN liên quan và nâng cao nhận thức của các cộng đồng bị ảnh hưởng về sự nguy hiểm của ERW. Chúng tôi đánh giá cao đóng góp của các Đối tác ASEAN trong việc thực hiện các dự án và hoạt động của ARMAC.
Hợp tác biển
48. Chúng tôi ghi nhận Nghị quyết A/RES/74/19 của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhấn mạnh, trong Phần mở đầu, tính phổ quát và thống nhất của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đồng thời khẳng định Công ước là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên đại dương và biển, cũng như tầm quan trọng chiến lược của Công ước với vai trò là cơ sở cho mọi hành động và hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế trong lĩnh vực biển. Chúng tôi hoan nghênh những tiến triển tích cực trong hợp tác biển giữa các nước thành viên ASEAN, bao gồm duy trì đối thoại xây dựng về các vấn đề là lợi ích và quan tâm chung trong các khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF). Chúng tôi khuyến khích các nước thành viên ASEAN tăng cường hợp tác trong thúc đẩy an ninh biển, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, đối phó tội phạm xuyên quốc gia trên biển, xây dựng môi trường thuận lợi cho giải quyết hòa bình các tranh chấp, bảo đảm sự bền vững biển, hỗ trợ nhân đạo cho người và phương tiện gặp nạn trên biển, chống nạn đánh cá bất hợp pháp, không khai báo, và không theo quy định (IUU), thúc đẩy kết nối và thương mại biển, tăng cường nghiên cứu khoa học biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, các Tiêu chuẩn và Khuyến nghị thực tiễn (SARPs) liên quan của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), và các văn kiện và công ước liên quan của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO).
49. Chúng tôi hài lòng ghi nhận Diễn đàn biển ASEAN lần thứ 9 (AMF-9) và Diễn đàn biển ASEAN mở rộng lần thứ 7 (EAMF-7) tổ chức thành công ở Đà Nẵng vào tháng 12 năm2019, và khẳng định vai trò của AMF và EAMF trong thúc đẩy hợp tác biển khu vực thông qua đối thoại và tham vấn. Xéttính chất liên nghành của hợp tác biển, chúng tôi nhấn mạnh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cả 3 Trụ cột Cộng đồng ASEAN để tránh các nỗ lực bị trùng lặp. Chúng tôi mong đợi AMF-10 và EAMF-8 được tổ chức vào tháng 12/2020 ở Việt Nam.
Nhân quyền
50. Chúng tôi chúc mừng Uỷ ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vì những tiến triển và thành tựu trong triển khai Kế hoạch Công tác năm năm 2016-2020 và ghi nhận Báo cáo Thường niên AICHR 2020. Đặc biệt, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực bền bỉ của AICHR nhằm tăng cường hợp tác liên ngành và lồng ghép nhân quyền trong Cộng đồng ASEAN, như trong các lĩnh vực quyền giáo dục, quyền của người khuyết tật, đánh giá tác động môi trường, quyền trẻ em, tự do ý kiến và biểu đạt, và tranh luận thanh niên về nhân quyền. Chúng tôi hài lòng ghi nhận AICHR duy trì những trao đổi mang tính xây dựng với các đối tác đối thoại, đối tác bên ngoài, và các bên liên quan, trong đó bao gồm các cơ chế nhân quyền khu vực và quốc tế, xã hội dân sự, và khu vực tư nhân. Chúng tôi cũng khen ngợi AICHR nỗ lực gắn kết và chủ động thích ứng trong ứng phó với các thách thức mới nổi, bao gồm trong đại dịch Covid-19, và ghi nhận Thông cáo Báo chí về Covid-19 của AICHR kêu gọi chú ý đến các tác động nhân quyền trong các tình huống y tế khẩn cấp. Chúng tôi giao các Quan chức Cao cấp tiếp tục triển khai quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM) lần thứ 52 về AICHR và trông đợi Nhóm Chuyên gia sẽ được thành lập.
51. Chúng tôi hoan nghênh và thông qua Kế hoạch Công tác năm năm của AICHR giai đoạn 2021-2025 và Chương trình ưu tiên của AICHR năm 2021. Trong thời gian tới, chúng tôi khuyến khích AICHR tiếp tục các nỗ lực thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ và chức năng của AICHR, đặc biệt trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của người dân ASEAN, và củng cố hợp tác với các đối tác bên ngoài và các thể chế khu vực, trong khi duy trì ưu tiên tiếp cận cộng đồng nhằm thu hút mọi thành viên trong xã hội tham gia đóng góp vào xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng đến người dân và lấy người dân làm trung tâm.
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
Hội nhập Kinh tế
Các sáng kiến ưu tiên về kinh tế của Việt Nam
52. Chúng tôi hoan nghênh những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện 13 sáng kiến kinh tế ưu tiên (PEDs) của Việt Nam với chủ đề “Gắn kết và chủ động thích ứng”, các sáng kiến này đang được triển khai theo ba ưu tiên chính, bao gồm: (i) thúc đẩy hội nhập và kết nối kinh tế nội khối ASEAN, (ii) làm sâu sắc quan hệ của ASEAN với cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững, và (iii) nâng cao năng lực của ASEAN về thể chế tổ chức và khả năng ứng phó. Chúng tôi bày tỏ lạc quan rằng, mặc dù đối mặt những thách thức chưa từng có do COVID-19 mang lại, các Quốc gia Thành viên ASEAN, dưới sự lãnh đạo của Việt Nam, sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành thành công các sáng kiến ưu tiên này như mục tiêu đã đề ra.
Một ASEAN toàn cầu: Hệ thống thương mại đa phương, Tiến triển trong các FTAs+1, RCEP
53. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tái khẳng định cam kết của họ đối với mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP vào cuối năm nay, theo chỉ đạo của các nhà Lãnh đạo của chúng ta. Chúng tôi nhất trí rằng việc ký kết một Hiệp định hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi còn là hành động ứng phó mạnh mẽ nhất của khu vực chúng ta đối với đại dịch COVID-19 toàn cầu. Chúng tôi cũng được khuyến khích bởi những nỗ lực từ sớm đang được triển khai không chỉ trong việc tăng cường và nâng cấp các Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN với các đối tác (FTAs+1), bao gồm các Hiệp định với Trung Quốc, Hàn Quốc và với Australia và New Zealand, mà còn trong việc thu hút các đối tác FTA tiềm năng. Chúng tôi tin rằng các FTA của ASEAN có vai trò quan trọng trong việc góp phần làm vững mạnh hơn một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ lấy Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) làm trung tâm và xây dựng một Cộng đồng Kinh tế ASEAN tự cường hơn, phù hợp với cam kết của các Nhà lãnh đạo về duy trì một cấu trúc khu vực mở, có tính bao trùm, minh bạch và dựa trên luật lệ. Chúng tôi cũng thừa nhận sự cần thiết phải cải cách hệ thống WTO theo hướng có tính đến tình hình thực tế đang có sự thay đổi trên toàn cầu.
Phát triển thông minh, bao trùm và bền vững
Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (4IR) và Kết nối số, với nhấn mạnh vào tính chất liên ngành.
54. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng tốc độ trong chuyển đổi kỹ thuật số ở xã hội và nền kinh tế của chúng ta, đặc biệt là việc nhanh chóng áp dụng các công nghệ kỹ thuật số để đối phó với tác động của đại dịch COVID-19 và tạo điều kiện phục hồi kinh tế. Trong bối cảnh đó, chúng tôi nhấn mạnh cam kết của ASEAN trong việc thúc đẩy triển khai áp dụng các công nghệ mới và xử lý các khoảng cách kỹ thuật số đa dạng trong kỹ năng, cơ sở hạ tầng và các quy định, trong và giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN, cũng như những rủi ro và thách thức mà quá trình số hóa kéo theo. Nhằm mục đích này, chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của Chiến lược hợp nhất về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cho ASEAN đang tiếp tục được triển khai.
55. Về kinh tế số, chúng tôi được khuyến khích bởi việc tiếp tục rà soát Kế hoạch tổng thể Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) ASEAN 2020 và việc xây dựng kịp thời Kế hoạch tổng thể về kỹ thuật số ASEAN 2025. Chúng tôi ghi nhận những kết quả trong việc thực hiện Kế hoạch hành động Khung hội nhập kỹ thuật số ASEAN (DIFAP) của các cơ quan chuyên ngành liên quan nhằm thiết lập nền tảng vững chắc cho nền kinh tế số ASEAN. Chúng tôi đánh giá cao việc hoàn thành Chỉ số hội nhập số ASEAN (ADII), cho phép số hóa trở thành một trụ cột hiệu quả của tăng trưởng kinh tế bằng cách giúp các nhà hoạch định chính sách khu vực phát triển một cách tiếp cận hài hòa để đánh giá và thúc đẩy hội nhập kỹ thuật số của ASEAN. Về vấn đề này, chúng tôi hoan nghênh cam kết của Ủy ban Điều phối ASEAN về Thương mại Điện tử trong việc sẽ hoàn thành các quy trình phê chuẩn từ nay tới tháng 11/2020 và báo cáo cập nhật về việc cóhiệu lực của Hiệp định Thương mại Điện tử tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37.
Phát triển kinh tế bao trùm và bền vững – Năng lượng, Nông nghiệp và Thuỷ sản, Buôn bán Động vật Hoang dã
56. Chúng tôi thừa nhận rằng một trong những bài học từ dịch bệnh COVID-19 là sự phụ thuộc liên kết giữa phát triển kinh tế dài hạn với những cân nhắc về tính bền vững trên mọi mặt. Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực đang được triển khai để tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành các mục tiêu của ASEAN về đảm bảo an ninh, khả năng tiếp cận, khả năng chi trả, và sự bền vững năng lượng cho tất cả mọi người. Chúng tôi ghi nhận những tiến triển tích cực trong việc xây dựng Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác Năng lượng (APAEC) Giai đoạn II 2021-2025, dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 vào tháng 11/2020. Chúng tôi ghi nhận sự cần thiết phải hỗ trợ ngành năng lượng tăng cường các nỗ lực và hợp tác nhằm giải quyết các khoảng cách và thách thức trong hoàn thành những mục tiêu mong muốn về năng lượng tái tạo và giảm cường độ năng lượng. Chúng tôi cũng mong đợi thúc đẩy hội nhập điện năng khu vực và thương mại điện năng đa phương trong ASEAN, trong đó bao gồm tích hợp năng lượng tái tạo vào Lưới Điện ASEAN.
57. Chúng tôi hài lòng với những nỗ lực không ngừng để thiết lập Mạng lưới ASEAN về Chống Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (AN-IUU) làm khuôn khổ hợp tác để chia sẻ thông tin hỗ trợ nghề cá bền vững. Chúng tôi hoan nghênh việc hoàn thành xây dựng Khung Hợp tác, Điều khoản Tham chiếu, và Quy chế Hoạt động của AN-IUU và trông đợi các Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN sẽ thông qua vào thàng 10, 2020, từ đó tăng cường năng lực và khả năng Theo dõi, Kiểm soát và Giám sát (MCS) của các Quốc gia Thành viên ASEAN trong cuộc chiến chống lại đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý. Chúng tôi hoan ngênh việc xây dựng Lộ trình Chống Đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý trong khu vực ASEAN cho giai đoạn 2020-2025 là một trong những ưu tiên kết quả hợp tác kinh tế của Việt Nam trong năm 2020, trong đó sẽ xác định các vấn đề ưu tiên, chương trình hành động và các thoả thuận triển khai giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý.
58. Do nạn buôn bán động vật hoang dã đang trở thành một vấn đề ngày càng tăng ở quốc tế, chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực không ngừng để triển khai Hướng dẫn ASEAN về Phát hiện và Ngăn chặn Buôn bán Động vật Hoang dã để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật chống lại buôn bán trái phép động vật hoang dã và những tội phạm xuyên quốc gia liên quan. Chúng tôi ghi nhận thảo luận về chống buôn bán động vật hoang dã trong quá trình xây dựng Khung Tổng thể Phục hồi ASEAN. Chúng tôi nhắc lại cam kết duy trì cách tiếp cận có sự phối hợp giữa các trụ cột và các cơ quan chuyên ngành ASEAN liên quan trong chia sẻ thông tin và điều tra, hỗ trợ tầm nhìn chung về ngăn chặn và phát hiện buôn bán động vật hoang dã.
59. Chúng tôi ghi nhận rằng sản xuất thực phẩm bền vững và thực hành nông nghiệp tự cường, bao gồm sản xuất bền vững dầu thực vật, đặc biệt là dầu cọ, là thiết yếu để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào 2030. Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ của chúng tối đối với các nỗ lực của các Quốc gia Thành viên liên quan trong việc thu hút các bên liên quan tham gia thiết lập một khuôn khổ để giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất bền vững dầu cọ và bảo vệ môi trường một cách toàn diện, minh bạch và không phân biệt đối xử.
CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ-XÃ HỘI ASEAN
Người dân và các thể chế
Văn hoá
60. Chúng tôi hoan nghênh việc lấynăm 2020 là Năm Bản sắc ASEAN. Chúng tôi biểu dương các nỗ lực của In-đô-nê-xia với vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng phụ trách Văn hoá và Nghệ thuật ASEAN (AMCA) đã chủ trì xây dựng Bản Tường thuật về Bản sắc ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh việc tổ chức Tham vấn trực tuyến ASEAN với các Tổ chức Xã hội dân sự (CSOs) về Bản Tường thuật về Bản sắc ASEAN cũng như Tham vấn trực tuyến liên trụ cột ASEAN về Bản Tường thuật về Bản sắc ASEAN, và trông đợi việc thông qua Bản Tường thuật về Bản sắc ASEAN tại Cấp cao ASEAN 37 tháng 11/2020. Chúng tôi cũng biểu dương những nỗ lực nhằm đưa văn hoá và nghệ thuật tới gần người dân hơn nữa thông qua việc ra mắt Kho lưu trữ số Di sản Văn hoá ASEAN (ACHDA), cung cấp một khối lượng lưu trữ phong phú các đồ tạo tác văn hoá có thể được quan sát 3 chiều.
Lồng ghép giới
61. Chúng tôi được khích lệ bởi Phiên đặc biệt của các nhà Lãnh đạo ASEAN về Tăng quyền cho phụ nữ trong thời đại số tại Cấp cao ASEAN 36. Chúng tôi tái khẳng định cam kết ủng hộ bình đẳng giới và bảo đảm sự tham gia ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái vào tiến trình phát triển kinh tế và xã hội khu vực. Chúng tôi tái nhấn mạnh ủng hộ thúc đẩy vai trò lãnh đạo chính trị của phụ nữ và biểu dương Ủy ban ASEAN về Phụ nữ và Ủy ban ASEAN về Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của Phụ nữ và Trẻ em trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình và an ninh, tăng cường kho dữ liệu và số liệu thống kê về giới, và thúc đẩy bình đẳng cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái, trông đợi nghiên cứu khu vực đầu tiên về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, Tầm nhìn Giới ASEAN và việc hoàn thành khung chiến lược khu vực về lồng ghép giới ở cả 3 trụ cột Cộng đồng.
Phúc lợi xã hội và Phát triển
62. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết của việc bảo trợ xã hội nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với các nhóm yếu thế và ghi nhận các khuyến nghị của Cuộc họp trực tuyến đặc biệt Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Phúc lợi xã hội và Phát triển (AMMSWD) được tổ chức vào tháng 6/2020. Chúng tôi cũng ghi nhận với sự đánh giá cao các đóng góp của công tác xã hội và các nhân viên xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng như trong việc bảo đảm sức khỏe, an toàn và an sinh của người dân ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam trong việc xây dựng một Tuyên bố ASEAN về Tăng cường Công tác xã hội hướng tới một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, và trông đợi việc thông qua Tuyên bố này tại Cấp cao ASEAN 37 tháng 11/2020.
Phát triển nguồn nhân lực
63. Chúng tôi biểu dương và hoan nghênh các nỗ lực đa lĩnh vực nhằm tăng cường nguồn nhân lực ASEAN với mục tiêu phát triển một lực lượng lao động khu vực có tính tự cường, cạnh tranh và sẵn sàng cho tương lai. Các nỗ lực này bao gồm việc Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN đã thông qua Điều khoản tham chiếu Hội đồng Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp ASEAN (TVET), sẽ hỗ trợ công tác tăng cường lĩnh vực TVET của ASEAN trong khu vực. Trước những cơ hội và thách thức liên quan đến các tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật, sự dịch chuyển môi trường địa chính trị và các nền kinh tế xanh, chúng tôi trông đợi các lĩnh vực giáo dục và lao động sẽ cùng nỗ lực xây dựng Lộ trình thực hiện Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay được thông qua tại Cấp cao ASEAN 36. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc xây dựng các kế hoạch công tác chuyên ngành giai đoạn 2021-2025, và trông đợi sớm hoàn thiện và phê chuẩn trong năm sau. Chúng tôi nhấn mạnh rằng nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi một cách tiếp cận quyết liệt và hài hòa với sự tham gia của tất cả các cơ quan chuyên ngành liên quan. Chúng tôi trông đợi việc hoàn thiện Nghiên cứu về Khả năng sẵn sàng trong Phát triển nguồn nhân lực ASEAN, sẽ góp phần hỗ trợ các Quốc gia Thành viên ASEAN trong việc xem xét các cách tiếp cận và đổi mới cần thiết.
Phát triển thanh niên
64. Chúng tôi hoan nghênh những nguyện vọng của các đại diện thanh niên tại Cuộc gặp giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN và các Đại diện Thanh niên ASEAN, được tổ chức bên lề Cấp cao ASEAN 36 và phù hợp với khuôn khổ lớn hơn về Phát triển nguồn nhân lực, ghi nhận tính cần thiết phải đầu tư, tăng cường các hệ thống giáo dục chuẩn bị cho tương lai, nằm trong khuôn khổ học tập suốt đời. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của 3 lĩnh vực trọng tâm, gồm thanh niên tình nguyện, thanh niên khởi nghiệp, và xây dựng các kỹ năng cần thiết cho thanh niên trong Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0. Theo đó, chúng tôi trông đợi việc triển khai dự án Tình nguyện ASEAN sau khi tình hình COVID-19 được ổn định. Chúng tôi bày tỏ ủng hộ việc thúc đẩy phát triển thanh niên trong khu vực, nhất là xoay quanh 5 lĩnh vựcChỉ số Phát triển Thanh niên ASEAN: Giáo dục, Sức khỏe và Đời sống, Công việc và Cơ hội nghề nghiệp, Tham gia và Gắn kết, Nhận thức, Giá trị và Bản sắc ASEAN. Chúng tôi cũng khuyến khích thanh niên ASEAN tương tác nhiều hơn với các đối tác thông qua các hoạt động cụ thể thuộc khuôn khổ các cơ chế hiện có do ASEAN dẫn dắt.
Phát triển y tế và các sáng kiến liên ngành liên quan
65. Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực của kênh Y tế ASEAN trong việc ứng phó kịp thời và gắn kết khu vực trước đại dịch COVID-19 thông qua việc tận dụng các nền tảng điều phối như Mạng lưới các Trung tâm Ứng phó khẩn cấp ASEAN, Trung tâm Trực tuyến BioDiaspora ASEAN, Trung tâm Đo lường và Đánh giá rủi ro ASEAN, và Mạng lưới Đào tạo dịch tễ học thực địa ASEAN+3. Chúng tôi cũng ghi nhận các nỗ lực của các Bộ trưởng Y tế ASEAN trong việc tăng cường khả năng ứng phó khẩn cấp y tế cộng đồng và an ninh y tế khu vực nhằm ứng phó với các nguy cơ và mối đe dọa đang nổi lên, bao gồm việc giảm thiểu các mối đe dọa sinh học, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực này.
66. Chúng tôi ghi nhận tiến độ triển khai Kế hoạch hành động đa phương, đa lĩnh vực nhằm thực hiện Tuyên bố các nhà Lãnh đạo ASEAN về Quản lý Y tế trong thảm họa (2019-2025), bao gồm việc xây dựng năng lực cho đội ngũ y tế khẩn cấp; và việc ký Hiệp định Thành lập trung tâm Tuổi già năng động và sáng tạo (ACAI) nhằm hỗ trợ hợp tác liên trụ cột và lĩnh vực trong thúc đẩy việc già hóa năng động và khỏe mạnh. Chúng tôi trông đợi việc thông qua Khuôn khổ chiến lược ASEAN về Chống kháng khuẩn thông qua một cách tiếp cận y tế chung (2019-2030) nhằm đóng góp việc bảo đảm an ninh y tế và phát triển bền vững của các lĩnh vực khác liên quan đến y tế, nông nghiệp, môi trường, và an ninh và an toàn thực phẩm.
Thông tin
67. Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực của kênh thông tin nhằm xử lý việc lan truyền các tin tức giả mạo và thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch COVID-19. Chúng tôi ghi nhận việc thông qua Tuyên bố chung của các Bộ trưởng ASEAN phụ trách thông tin (AMRI) nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của COVID-19 ngày 25/8/2020. Cùng với việc thông qua Kế hoạch tổng thể về Thông tin ASEAN 2018-2025 (ACMP II), chúng tôi ghi nhận các sáng kiến thúc đẩy ASEAN trở thành một Cộng đồng mang lại cơ hội cho tất cả, bao gồm việc ra mắt kênh Thăm dò nhận thức về ASEAN (PoAA).
Lao động và lao động nhập cư
68. Chúng tôi biểu dương các Quốc gia Thành viên ASEAN đã hoàn thành tự dánh giá việc triển khai Tuyên bố Đồng thuận ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền của Lao động nhập cư, và dịch Tuyên bố này sang một vài ngôn ngữ quốc gia. Các kết quả sẽ là cơ sở đề xuất các sáng kiến khu vực nhằm thực hiện Tuyên bố trong 5 năm tới. Bên cạnh đó, chúng tôi trông đợi việc thông qua Hướng dẫn về việc Trở lại và Tái hòa nhập hiệu quả của lao động nhập cư ASEAN, trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho các Quốc gia Thành viên ASEAN trong việc nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận với các chương trình trở lại và tái hòa nhập. Chúng tôi trông đợi việc các Bộ trưởng Lao động ASEAN thông qua Lộ trình ASEAN về Xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2025 như một khuôn khổ hợp tác liên lĩnh vực về bảo vệ trẻ em cũng như cấm, ngăn chặn và xóa bỏ việc sử dụng lao động trẻ em.
69. Chúng tôi ghi nhận việc hoàn thiện 4 nghiên cứu khu vực về Mở rộng An ninh xã hội đối với lao động phi chính thức ở khu vực ASEAN; Bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi ở các Quốc gia Thành viên ASEAN; Thống kê lao động phi chính thức để hỗ trợ thúc đẩy công việc tốt trong ASEAN; và Quản lý các hệ lụy của công nghệ đối với công việc, lao động và các mối quan hệ tuyển dụng trong ASEAN, trong đó có những đề xuất đóng góp vào việc xây dựng một cách tiếp cận toàn diện hướng tới các chính sách an ninh xã hội hiệu quả cho người lao động phi chính thức và người về hưu, và được coi là nguồn tham khảo xây dựng các kế hoạch công tác chuyên ngành sau 2020. Chúng tôi cũng ủng hộ việc áp dụng thí điểm các nguyên tắc hướng dẫn ASEAN về Bảo đảm chất lượng và Thừa nhận các hệ thống chứng nhận năng lực cạnh tranh, và trông đợi các kết quả cuối cùng cuối năm nay.
Công vụ
70. Chúng tôi ghi nhận vai trò then chốt của Hợp tác ASEAN về các vấn đề công vụ (ACCSM) trong việc liên tục thúc đẩy quản trị tốt và các hệ thống công vụ minh bạch và đáng tin cậy ở tất cả các cấp độ. Chúng tôi trông đợi việc hoàn thiện Kế hoạch công tác ACCSM 2021-2025, đặt ra mục tiêu xây dựng và duy trì nền công vụ hiệu suất cao, năng động và lấy người dân làm trung tâm cho người dân ASEAN thông qua việc tăng cường tiêu chuẩn và năng lực cạnh tranh của lực lượng lao động trong các lĩnh vực công; xây dựng năng lực thể chế và hợp tác liên ngành; lãnh đạo chuyển đổi; tăng cường các Trung tâm nguồn ASEAN; đổi mới và hiện đại hóa lĩnh vực công.
71. Trong kỷ nguyên công nghệ đột phá, việc tăng cường năng lực công vụ năng động, hiệu quả và lấy người dân làm trung tâm được nhấn mạnh trong Tuyên bố ASEAN về Thúc đẩy Quản trị tốt và Tăng cường một nền công vụ năng động trong nền kinh tế số. Chúng tôi trông đợi việc thông qua Hướng dẫn ASEAN về Cung cấp dịch vụ công. Hướng dẫn này được kỳ vọng sẽ hướng dẫn các nước ASEAN trong việc cung cấp các dịch vụ công tiêu chuẩn cao và hướng tới người dân thông qua 5 nguyên tắc thúc đẩy tiến bộ trong việc cung cấp dịch vụ công ở khu vực, gồm: khả năng tiếp cận thông tin, tham gia, thích ứng, tin cậy, không phân biệt đối xử và bao trùm.
Môi trường và Ô nhiễm khói mù xuyên biến giới
72. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác và củng cố quan hệ đôi tác trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường, có nhiều nỗ lực hơn trong việc giải quyết các vấn đề có tính liên ngành phục vụ phát triển bền vững, trong đó có ô nhiễm rác thải biển, biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch, quản lý nguồn nước bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Biến đổi khí hậu:
73. Chúng tôi khẳng định lại các cam kết của chúng tôi đối với Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Hiệp định Paris, và hướng tới việc tổ chức Phiên họp lần thứ 26 của Hội nghị các bên tham gia UNFCCC (COP 26) trong năm 2021 tại Glasgow, Anh, cũng như Hội nghị Cấp cao về Thích ứng với Khí hậu sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 25/1/2021. Chúng tôi ghi nhận những tiến triển gần đây trong việc thực hiện Báo cáo về Tình hình biến đổi khí hậu quốc gia ASEAN và Chiến lược tài chính ASEAN về Khí hậu nhằm hỗ trợ thực hiện Đóng góp quôc gia theo Hiệp định Paris.
Rác thải Biển
74. Chúng tôi khẳng định lại các cam kết của chúng tôi đối với Tuyên bố Băng cốc về xử lý rác thải biển trong khu vực ASEAN và thực hiện Khung Hành động ASEAN về Rác thải biển, trong đó có việc xây dựng Kế hoạch hành động về Rác thải biển. Chúng tôi ghi nhận các sáng kiến hiện nay nhằm giảm ô nhiễm rác thải nhựa trên biển và ủng hộ ASEAN chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
Đa dạng sinh học
75. Chúng tôi khẳng định lại cam kết của ASEAN trong việc thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững và tập trung đạt được các Mục tiêu da dạng sinh học Aichi, nhằm giảm thiểu các hậu quả khủng khiếp của sự biến mất của đa dạng sinh học và sự xói mòn hệ sinh thái. Chúng tôi ghi nhận việc Trung tâm ASEAN về đa dạng sinh học (ACB) tổ chức thành công Hội nghị các công viên di sản ASEAN lần thứ 6 vào các ngày 21-24/10/2019 tại Pakse, Lào và trông đợi sẽ có thêm nhiều khu vực được bảo vệ trong các Quốc gia Thành viên ASEAN được lựa chọn là Các công viên di sản ASEAN (AHPs). Chúng tôi ghi nhận việc ACB đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về đa dạng sinh học và y tế vào tháng 5/2020 để trao đổi kiến thức, ý tưởng và kinh nghiệm về mối liên hệ, gắn kết giữa đa dạng sinh học và sức khỏe con người.
Ô nhiễm khói mù xuyên biến giới
76. Chúng tôi lưu ý rẳng ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, bắt nguồn từ các vụ cháy rừng và trên đất liền, là mối lo ngại lớn trong khu vực. Chúng tôi khẳng định lại cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới (AATHP) và Lộ trình Hợp tác ASEAN hướng tới việc kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới với Các biện pháp thực hiện (Lộ trình) nhằm đạt được một ASEAN không có khói mù trong năm 2020. Chúng tôi hài lòng nhận thấy rằng đã có tiến triển trong việc thực hiện Lộ trình Hợp tác ASEAN hướng tới việc kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới với Các biện pháp thực hiện (Lộ trình) giai đoạn 2016-2020, Chiến lược quản lý đầm lầy ASEAN (APMS) 2006-2020, và Chương trình ASEAN về quản lý bền vững các hệ sinh thái đầm lầy (APSMPE) 2014-2020. Chúng tôi hoan nghênh sự hỗ trợ quý báu của các đối tác trong việc thực hiện (i) Sử dụng bền vững việc giảm thiểu khói mù và đầm lầy trong ASEAN (SUPA) do EU hỗ trợ; (ii) Hành động bài bản nhằm Quản lý đất bền vững không có khói mù ở Đông Nam Á (MAHFSA) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) hỗ trợ; và (iii) Dự án GEF-6 về Quản lý bền vững các hệ sinh thái đầm lầy tại các nước Mê Công do Liên Hiệp bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) hỗ trợ. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng cần phải cảnh giác và lưu ý cần tiếp tục các nỗ lực phòng ngừa hiện nay nhằm giảm thiểu, hạn chế để xẩy ra các vụ khói mù xuyên biên giới trong thời gian thời tiết hanh khô. Chúng tôi trông đợi việc thực hiện kiểm điểm cuối cùng đối với APMS và Lộ trình nhằm đánh giá thành tựu của việc thực hiện một ASEAN không có khói mù.
Quản lý thiên tai và Ứng phó khẩn cấp
77. Chúng tôi đánh giá cao công việc của Ủy ban ASEAN về Quản lý Thiên tai và Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ Nhân đạo về Quản lý Thiên tai (Trung tâm AHA) trong việc nâng cao năng lực và phối hợp của ASEAN trong quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp. Chúng tôi tái khẳng định cam kết của mình trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của các thảm họa khởi phát chậm như hạn hán trong khu vực và mong muốn xây dựng Tuyên bố ASEAN về Xây dựng khả năng chống chịu với hạn hán và kế hoạch hành động tiếp theo. Chúng tôi ghi nhận sự phát triển của Hiệp định ASEAN về Quản lý Thảm họa và Ứng phó Khẩn cấp (AADMER) 2021-2025 đề ra các ưu tiên và hoạt động hướng tới việc hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 về Quản lý Thảm họa, và thực hiện AADMER hướng tới một cách tiếp cận định hướng người dân, lấy người dân làm trung tâm, bền vững và kết nối vào năm 2025 và ghi nhận cuộc thảo luận đang diễn ra nhằm thiết lập một nền tảng phù hợp cho từng thành viên trong cộng đồng ASEAN cùng đóng góp cho các nỗ lực ứng phó thảm họa của ASEAN, có thể bao gồm Quỹ Quản lý Thảm họa và Ứng phó Khẩn cấp (AADMER). Chúng tôi ghi nhận việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN về Quản lý Thảm họa vào ngày 26/02/2020 của Ban Thư ký ASEAN như một nền tảng quan trọng của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác xuyên suốt giữa các Trụ cột Cộng đồng ASEAN và tăng cường phối hợp liên ngành trong việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với các thảm họa. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp giữa các Quốc gia Thành viên ASEAN trong quản lý thảm họa và hỗ trợ hoạt động của Trung tâm Điều phối Hỗ trợ Nhân đạo ASEAN về quản lý thiên tai (Trung tâm AHA), bao gồm Hệ thống Hậu cần thiên tai khẩn cấp (DELSA) cho các Kho hàng quốc gia và các kho hàng vệ tinh trong khu vực ASEAN.
78. Chúng tôi tái khẳng định lập trường ủng hộ ASEAN phát huy hơn nữa vai trò để hỗ trợ Mianma trong viện trợ nhân đạo, tạo thuận lợi cho quá trình hồi hương và thúc đẩy phát triển bền vững ở bang Rakhine. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Tổng Thư ký ASEAN trong dẫn dắt thực hiện các khuyến nghị trong Đánh giá nhu cầu sơ bộ (PNA) và khuyến khích Tổng Thư ký ASEAN tiếp tục xác định các lĩnh vực tiềm năng để ASEAN có thể hỗ trợ thực hiện hiệu quả quá trình hồi hương. Chúng tôi hoan nghênh hoạt động của Nhóm hỗ trợ cho Ban Thư ký ASEAN với mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc thực hiện các khuyến nghị của PNA và mong muốn tiến hành Đánh giá nhu cầu toàn diện (CNA). Chúng tôi cũng hoan nghênh Cuộc họp trực tuyến Điều phối Cấp cao lần thứ 3 tổ chức vào ngày 27/7/2020 đã phê duyệt các dự án hoàn thiện. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của các Quốc gia Thành viên ASEAN và một số đối tác bên ngoài khu vực trong việc hỗ trợ các hoạt động của ASEAN, bao gồm các dự án ưu tiên ở bang Rakhine, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình hồi hương và thúc đẩy phát triển toàn diện và bền vững thông qua chương trình cung cấp các dịch vụ cơ bản và tạo sinh kế cho những người tị nạn.
79. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng và tái khẳng định lập trường tiếp tục ủng hộ cam kết của Mianma trong việc đảm bảo an toàn và an ninh cho tất cả các cộng đồng ở bang Rakhine và tạo điều kiện cho sự trở về tự nguyện của người tị nạn trên tinh thần bảo đảm an ninh, an toàn và nhân phẩm được tôn trọng. Chúng tôi mong muốn và sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đầy đủ Thỏa thuận về việc hồi hương của người tị nạn bang Rakhine giữa Chính phủ Mianma và Chính phủ Băng-la-đét được ký kết vào năm 2017 và Biên bản ghi nhớ mới giữa Chính phủ Mianma và Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho đến tháng 6/2021. Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện thúc đẩy đối thoại hơn nữa giữa Mianma và Băng-la-đét về vấn đề này.Chúng tôi khuyến khích chính phủ Mianma tiếp tục thực hiện các khuyến nghị còn lại của báo cáo cuối cùng của Ủy ban Cố vấn về bang Rakhine. Chúng tôi lưu ý rằng Ủy ban Điều tra Độc lập (ICOE) đã đệ trình Báo cáo cuối cùng lên Chính phủ Mianma vào tháng 1/2020 và nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp toàn diện và lâu dài để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột và tạo ra một môi trường thuận lợi để các cộng đồng bị ảnh hưởng có thể tái thiết cuộc sống của họ. Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực của Chính phủ Mianma trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về đóng cửa các trại tị nạn. Chúng tôi tái khẳng định ASEAN tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Mianma nhằm mang lại hòa bình, ổn định, thượng tôn pháp luật, thúc đẩy hòa hợp và hòa giải giữa các cộng đồng khác nhau, cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững và công bằng ở bang Rakhine.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA ASEAN
80. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường sự đoàn kết và Vai trò Trung tâm của ASEAN trong quan hệ với các đối tác bên ngoài của ASEAN thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ASEAN+1, ASEAN+3 (APT), EAS, ARF và ADMM-Plus, nhằm xây dựng lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau cũng như củng cố một cấu trúc khu vực mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ với ASEAN giữ vai trò trung tâm.
81. Chúng tôi hài lòng ghi nhận những tiến triển đáng khích lệ trong quan hệ của ASEAN với các Đối tác Đối thoại, Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực và Đối tác Phát triển thông qua các khuôn khổ, kế hoạch hành động và các chương trình hợp tác phát triển hiện có dựa trên các mối quan tâm và lợi ích chung. Chúng tôi đánh giá cao sự đóng góp của các mối quan hệ đối tác này đối với nỗ lực hợp tác phát triển và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Chúng tôi cũng hoan nghênh sự hỗ trợ của các đối tác dành cho các ưu tiên của ASEAN năm 2020 trong việc thúc đẩy một ASEAN “Gắn kết và Chủ động thích ứng”. Chúng tôi nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác với các đối tác bên ngoài, góp phần tiếp tục nỗ lực hướng tới hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và chủ động ứng phó với các thách thức mới nổi.
82. Chúng tôi ghi nhận sự quan tâm ngày càng tăng của các quốc gia và tổ chức khu vực bên ngoài khu vực trong việc phát triển hợp tác và liên kết mạnh mẽ hơn với ASEAN, bao gồm thông qua việc đề nghị thiết lập quan hệ đối tác chính thức với ASEAN. Chúng tôi nhất trí về nhu cầu thiết lập quan hệ với các đối tác tiềm năng mới dựa trên lợi ích chung, tham gia xây dựng và cùng có lợi. Theo đó, chúng tôi bày tỏ sự đánh giá cao đối với sáng kiến của Brunei Darussalam và hoan nghênh Cuộc họp Đặc biệt các Quan chức Cao cấp về Quan hệ Đối ngoại của ASEAN, đã thảo luận về cách tiếp cận toàn diện đối với ASEAN trong triển khai quan hệ đối ngoại. Chúng tôi ghi nhận vai trò và đóng góp của Ủy ban các Đại diện Thường trực ASEAN trong việc tích cực thúc đẩy quan hệ với các đối tác của ASEAN, bao gồm thông qua 93 Đại sứ bên ngoài ASEAN được công nhận tại ASEAN (NAAAs). Chúng tôi cũng hoan nghênh vai trò của 54 Ủy ban ASEAN ở các Nước thứ Ba và các Tổ chức Quốc tế trong việc thúc đẩy lợi ích của ASEAN và củng cố các mối quan hệ đối tác tại các nước chủ nhà tương ứng và các tổ chức quốc tế.
Đối tác Đối thoại
83. Chúng tôi hoan nghênh việc tổ chức Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 22, Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 22, Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 và Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 7. Chúng tôi cũng hoan nghênh việc tổ chức Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 30 năm Quan hệ Đối thoại vào tháng 11 năm 2019 tại Busan, Hàn Quốc. Chúng tôi trông đợi việc tổ chức Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN-New Zealand kỷ niệm 45 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại vào một thời gian và địa điểm phù hợp với các bên. Chúng tôi cũng trông đợi việc tổ chức Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ tại một thời điểm phù hợp, nhằm tăng cường hơn nữa Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ. Chúng tôi vui mừng tuyên bố ủng hộ đề xuất tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN-Úc hàng năm và trông đợi các Nhà Lãnh đạo của chúng tôi chính thức thông qua đề xuất này tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN-Úc vào năm 2020.Chúng tôi cũng trông đợi Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-EU lần thứ 23 sẽ được triệu tập vào cuối năm 2020.
84. Chúng tôi trông đợi việc thông qua các Kế hoạch Hành động tiếp nối nhằm định hướng hợp tác giữa ASEAN với Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ trong 5 năm tới (2021-2025).
Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và Đối tác phát triển của ASEAN
85. Chúng tôi ghi nhận những tiến triển tốt đẹp đạt được trong Quan hệ Đối thoại theo lĩnh vực ASEAN-Thụy Sĩ, Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực ASEAN-Na Uy, Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực ASEAN-Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Đối tác Phát triển ASEAN-Đức và Đối tác Phát triển ASEAN-Chile. Chúng tôi hoan nghênh Pháp và Ý trở thành Đối tác phát triển của ASEAN. Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ liên tục của các quan hệ đối tác này đối với các nỗ lực xây dựng Cộng đồng của ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh sáng kiến của Nước Chủ tịch tổ chức các cuộc họp trực tuyến mở với các Đối tác Đối thoại theo lĩnh vực và Đối tác Phát triển của ASEAN để tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác và trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Các tổ chức khu vực và quốc tế
86. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài khác như các tổ chức khu vực và quốc tế, bao gồm Liên hợp quốc, nhằm giải quyết các mối quan tâm toàn cầu, theo đuổi các mục tiêu chung và các sáng kiến bổ trợ và thúc đẩy phát triển bền vững vì lợi ích của người dân. Theo đó, chúng tôi hoan nghênh việc tổ chức Cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc lần thứ 10 vào tháng 11 năm 2019 tại Băng Cốc, Thái Lan. Chúng tôi cũng hoan nghênh sự hiện diện của hai nước thành viên ASEAN, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam, với tư cách là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Chúng tôi đánh giá cao trình bày của Tổng Thư ký ASEAN tại Hội đồng Bảo an về “Hợp tác giữa Liên hợp quốc và các Tổ chức khu vực và tiểu khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh: Vai trò của ASEAN”. Chúng tôi cam kết thúc đẩy ASEAN đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực do Liên hợp quốc dẫn dắt nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
87. Chúng tôi vui mừng ghi nhận những tiến bộ tích cực đạt được trong việc triển khai Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa ASEAN và Liên hợp quốc (2016-2020) và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện ASEAN- Liên hợp quốc, bao gồm thông qua việc thông qua Kế hoạch Hành động mới ASEAN-Liên hợp quốc (2021-2025). Chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác trong triển khai Lộ trình Tương hỗ và thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững.
88. Chúng tôi trông đợi Cuộc họp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch khoá 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA).
ASEAN+3
89. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của khuôn khổ hợp tác ASEAN Cộng Ba trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Đông Á. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác chuyên ngành trong khuôn khổ ASEAN Cộng Ba, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng khu vực ở Đông Á, với ASEAN đóng vai trò là động lực chính. Chúng tôi nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác ASEAN Cộng Ba trong các lĩnh vực rộng lớn thông qua việc triển khai Kế hoạch Công tác Hợp tác ASEAN Cộng Ba 2018-2022. Chúng tôi cũng mong đợi việc tiếp tục thực hiện các khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn Đông Á II. Chúng tôi nhắc lại tầm quan trọng của “kết nối các kết nối” trong khuôn khổ ASEAN Cộng Ba.Chúng tôi hoan nghênh việc tăng cường hợp tác APT để đối phó với những thách thức đang nổi lên, với việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN Cộng Ba về COVID-19 vào ngày 14 tháng 4 năm 2020 và việc thông qua Tuyên bố chung thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của các nước ASEAN Cộng Ba về kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của đại dịch COVID-19 và giải quyết các tác động kinh tế xã hội tiêu cực do đại dịch gây ra. Theo đó, chúng tôi cam kết thúc đẩy hợp tác ASEAN Cộng Ba nhằm nâng cao năng lực tự cường kinh tế và tài chính khu vực trong bối cảnh các thách thức nổi lên và hoan nghênh đề xuất thông qua một tuyên bố của các Nhà Lãnh đạo tại Cấp cao ASEAN Cộng Ba lần thứ 23 nhằm mục đích này.
Cấp cao Đông Á
90. Chúng tôi tái khẳng định cam kết tăng cường hơn nữa Cấp cao Đông Á (EAS) là một diễn đàn của các Nhà Lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế rộng lớn cùng quan tâm với mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng kinh tế trong khu vực. Chúng tôi hoan nghênh việc kỷ niệm 15 năm EAS vào năm 2020 và trông đợi việc thông qua Tuyên bố Hà Nội kỷ niệm 15 năm thành lập Cấp cao Đông Á nhằm tăng cường hơn nữa tiến trình EAS, duy trì giá trị chiến lược và sự phù hợp cũng như nâng cao khả năng ứng phó đối với những diễn biến thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh khu vực và toàn cầu. Chúng tôi nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác thiết thực EAS trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Manila nhằm Thúc đẩy Tuyên bố Phnom Penh về Sáng kiến Phát triển EAS (2018-2022). Chúng tôi cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hợp tác EAS để đối phó với các vấn đề và thách thức đang nổi lên ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực dựa trên nguyên tắc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN. Chúng tôi khuyến khích tăng cường vai trò điều phối của Chủ tịch EAS trong việc thúc đẩy gắn kết giữa EAS và các cơ chế khác do ASEAN dẫn dắt cũng như đảm bảo sự phối hợp hiệu quả và trao đổi thông tin liên tục giữa các nước tham gia EAS. Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận và nỗ lực tiếp tục nhằm củng cố EAS, bao gồm thông qua việc tổ chức thường xuyên cuộc họp giữa các Đại sứ EAS tại Jakarta để thảo luận về việc thực hiện các quyết định và sáng kiến của các nhà Lãnh đạo, cũng như trao đổi thông tin về các sáng kiến hợp tác phát triển khu vực và các chính sách và sáng kiến an ninh.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)
91. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của ARF trong vai trò diễn dàn đối thoại và tham vấn then chốt về các vấn đề chính trị và an ninh khu vực cùng quan tâm. Chúng tôi hài lòng ghi nhận tiến triển hợp tác trong khuôn khổ ARF và hoanh nghênh các biện pháp tạm thời nhằm đảm bảo tính liên tục trong hợp tác và hoạt động của ARF trong bối cảnh nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. Chúng tôi hài lòng ghi nhận rằng, ARF tiếp tục nâng cao hiệu quả và duy trì vai trò phù hợp trong cấu trúc an ninh khu vực đang được định hình. Theo đó và nhằm khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong thúc đẩy tiến trình ARF, chúng tôi ghi nhận rằng Kế hoạch hành động Hà Nội II mới được xây dựng cho giai đoạn 2020-2025 sẽ được trình thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 27 sắp tới.Chúng tôi cũng đã thông qua Tài liệu hướng dẫn về Quy trình, Thủ tục, Thực tiễn và Lễ tân ARF và sẽ chia sẻ với các nước tham gia ARF để ghi nhận.
Tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
92. Chúng tôi tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc của của Tài liệu quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là kim chỉ nam cho hợp tác của ASEAN ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chúng tôi ghi nhận rằng, các cơ chế do ASEAN dẫn dắt có thể đóng vai trò là khuôn khổ hữu ích cho đối thoại và hợp tác để triển khai Tài liệu. Chúng tôi cũng ghi nhận thêm rằng, các cơ quan chuyên ngành ASEAN, bao gồm các cơ quan trực thuộc trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đã thảo luận việc triển khai Tài liệu. Theo đó, chúng tôi khuyến khích các đối tác ủng hộ và tiến hành hợp tác với ASEAN phù hợp với các nguyên tắc của Tài liệu trong 4 lĩnh vực hợp tác chính được xác định, bao gồm hợp tác biển, kết nối, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, kinh tế và các lĩnh vực tiềm năng khác, thông qua các dự án cụ thể,nhằm thúc đẩy sự tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi, thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, qua đó đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.
Đề nghị gia nhập ASEAN của Ti-mo Lét-xte
93. Chúng tôi ghi nhận tiến triển trong quá trình chuẩn bị cho các đoàn khảo sát thực tế của Trụ cột Kinh tế ASEAN và Trụ cột Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Chúng tôi trông đợi các cuộc khảo sát sẽ được tiến hành khi tình hình cho phép sau đại dịch Covid-19. Kết quả của các đoàn khảo sát sẽ là cơ sở để xây dựng đánh giá toàn diện đề nghị gia nhập ASEAN của Ti-mo Lét-xte. Theo đó, chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN trong thúc đẩy nỗ lực này thông qua tổ chức các cuộc đối thoại trực tuyến với các đối tác chuyên ngành liên quan của Ti-mo Lét-xte để chuẩn bị cho các chuyến khảo sát. Chúng tôi tái khẳng định cam kết tiếp tục nghiên cứu cách thức để hỗ trợ Đông Ti-mo xây dựng năng lực, đặc biệt thông qua tham gia vào các hoạt động không mang tính chính sách của ASEAN.
CÁC VẤN ĐỀ QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC
Biển Đông
94. Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, và công nhậnnhững lợi ích của việc duy trì Biển Đông là vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) 2002. Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh hợp tác không ngừng được cải thiện giữa ASEAN và Trung Quốc, và được khích lệ bởi tiến triển trong đàm phán thực chất hướng tới sớm đạt được một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 theo lộ trình được thỏa thuận. Chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực nhằm tiếp tục vòng rà soát thứ hai của Văn kiện dự thảo đàm phán đơn nhất COC mặc dù tình hình dịch bệnh tiếp tục phức tạp. Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, và theo đó hoan nghênh các biện pháp thực tiễn nhằm giảm căng thẳng và giảm nguy cơ xảy ra các sự cố, hiểu nhầm cũng như tính toán sai. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin và phòng ngừa, nhằm tăng cường tin cậy và lòng tin giữa các bên.Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
95. Chúng tôi thảo luận về tình hình Biển Đông, trong đó một số Bộ trưởng đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động bồi đắp, hoạt động, và các vụ việc nghiêm trọng trong khu vực, làm xói mòn tin cậy và lòng tin, gia tăng căng thẳng, và gây phương hại tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Chúng tôi khẳng định sự cần thiết trong thúc đẩy lòng tin và tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm chế trong các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, và tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình. Chúng tôi khẳng định sự cần thiết trong theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong tất cả các hoạt động của các nước có yêu sách và tất cả các nước khác, bao gồm các hoạt động được nêu trong DOC mà có thể làm phức tạp thêm tình hình và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Tình hình Bán đảo Triều Tiên
96. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì đối thoại hòa bình giữa các bên liên quan nhằm đạt được hòa bình và ổn định lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên phi vũ khí hạt nhân. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại hòa bình và tiếp tục hợp tác để đạt được hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên, bao gồm thông qua triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Panmunjom, Tuyên bố chung Pyongyang và Tuyên bố chung giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Chúng tôi tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ tất cả các Nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ghi nhận các nỗ lực quốc tế để thúc đẩy quá trinh phi hạt nhân Bán đảo Triều Tiên một cách toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Chúng tôi tái khẳng định sẵn sàng đóng vai trò xây dựng, bao gồm thông qua tận dụng các diễn đàn do ASEAN dẫn dắt như ARF, nhằm thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đối thoại hòa bình giữa các bên liên quan.
Tình hình Trung Đông
97. Chúng tôi ghi nhận những diễn biến tại Trung Đông. Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết của một giải pháp toàn diện, công bằng và bền vững cho xung đột Ít-xra-en và Pa-lét-xtin hướng tới hòa bình và ổn định ở Trung Đông.Chúng tôi thúc giục các bên tích cực tiến hành những bước đi xây dựng để tạo động lực cho các cuộc thương lượng và hợp tác cùng nhau để nối lại các cuộc thương lượng nhằm hướng tới hòa bình lâu dài. Chúng tôi ủng hộ các quyền chính đáng của người dân Pa-lét-xtin về một nhà nước Pa-lét-xtin độc lập thong qua hiện thực hóa giải pháp hai nhà nước Pa-lét-xtin và Ít-xra-en cùng tồn tại hòa bình và an ninh trên cơ sở đường biên giới được thiết lập trước năm 1967 với thủ đô là Đông Dê-ru-xa-lem.
Lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
98. Chúng tôi ghi nhận lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ và hoan nghênh sáng kiến của một quốc gia thành viên ASEAN phát động “Tuyên bố ủng hộ lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký LHQ trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, hiện nhận được sự cam kết của 171 thành viên LHQ, các quốc gia quan sát viên và các quan sát viên trong việc ngừng các hành động thù địch và giải quyết hòa bình các xung đột, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch. Tuyên bố cũng nhằm huy động sự ủng hộ tập thể đối với lời kêu gọi của Tổng thư ký LHQ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, thượng tôn pháp luật, ngoại giao và vai trò thiết yếu của phụ nữ và thanh niên trong các nỗ lực xây dựng hòa bình bền vững. Chúng tôi hi vọng rằng, tất cả các thành viên ASEAN, các đối tác và cộng đồng quốc tế có thể ủng hộ Tuyên bố này.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54
99. Chúng tôi trông đợi Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54, Hội nghị BTNG ASEAN với các đối tác, Hội nghị BTNG ASEAN+3 lần thứ 22, Hội nghị BTNG Cấp cao Đông Á lần thứ 11, và Hội nghị Bộ trưởng ARF lần thứ 28 được tổ chức tại Bru-nây Đa-rút-xa-lam trong năm 2021./.
Quay lại Đầu trang In trang Gửi mail |