Tham dự cuộc họp có Thứ
trưởng Ngoại giao: Hà Kim Ngọc, Lê Thị Thu Hằng; Trợ
lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ; các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính và
Ban chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Ngoại giao và toàn
thể lãnh đạo các đơn vị trong Bộ.
Tại cuộc họp, Chánh Văn phòng Bộ Nguyễn
Hoài Nam trình bày báo cáo trung tâm, trong đó nêu rõ thực trạng những việc làm
được, hạn chế, nguyên nhân và thách thức trong triển khai các mảng công tác này
trong ngành Ngoại giao.
Đại diện các đơn vị: Văn phòng Bộ, Cục Lãnh
sự, Cục Cơ yếu - Công nghệ Thông tin, Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ, Ủy
ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Vụ Thông tin Báo chí, Cục Quản trị
Tài vụ, Cục Ngoại vụ... cũng đã có các báo cáo cụ thể liên quan đến nhiệm vụ về
cải cách hành chính và chuyển đổi số và của đơn vị thời gian qua, phương hướng
nhiệm vụ thời gian tới.
Các đại biểu cũng nghe ý kiến phát biểu của Thứ trưởng Ngoại
giao: Hà Kim Ngọc, Lê Thị Thu Hằng, Chánh Văn phòng Bộ Nguyễn Hoài Nam; đại
diện Thường trực Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Ngoại giao Đỗ Hoàng Linh về
công tác này, trong có nhiều nội dung liên quan đến triển khai chữ ký số; xây
dựng, quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai chuyển đổi số, khung kiến
trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số; và bảo đảm an toàn an ninh mạng, việc lập
thêm các đầu mối công nghệ thông tin tại các đơn vị theo chủ đề liên quan…
Phát
biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh
Sơn hoan nghênh các đơn vị trong Bộ thời gian qua đã rất nỗ
lực triển khai, bước đầu tạo cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện, thúc đẩy căn
bản công tác mang tính cấp bách và chiến lược này của Bộ thời gian tới.
Để tích cực triển khai công tác này, đặc biệt là các ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng đề nghị các
thành viên Ban chỉ đạo, thủ trưởng các đơn vị cần có “cuộc cách mạng về nhận
thức”, tiếp tục quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính.
Bộ trưởng nhấn mạnh cần quán triệt sâu sắc và rộng rãi trong
toàn ngành về cải cách hành chính và chuyển đổi số là những nội dung quan trọng
trong Chiến lược xây dựng ngành ngoại giao toàn diện, chuyên nghiệp và hiện
đại.
Đây là nhiệm vụ chính trị của toàn ngành, là trách nhiệm của tất
cả các đơn vị và Cơ quan đại diện, trong đó trách nhiệm của người đứng đầu, thủ
trưởng đơn vị là quan trọng nhất. Ở đâu, người đứng đầu quan tâm, quyết liệt, ở
đó cải cách hành chính và chuyển đổi số có chuyển biến và ngược lại.
Bộ trưởng cũng đề nghị, việc triển khai công tác cải cách hành
chính và chuyển đổi số phải xuất phát từ lợi ích của người dân; Tiếp tục quán
triệt sâu rộng tư duy phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo chất
lượng phục vụ.
Công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số phải đi đôi với
việc đổi mới tư duy quản lý, phương pháp và lề lối làm việc. Xác định rõ trọng
tâm và trọng điểm, trong đó trọng tâm từ nay đến hết năm 2025 phải đưa giải
quyết tất cả dịch vụ công của Bộ lên môi trường số và kết nối liên thông với
cổng dịch vụ công quốc gia.
Bộ trưởng chỉ đạo, Ban Chỉ đạo và các đơn vị liên quan cần bám
sát, quyết tâm cao nhất thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính và chuyển
đổi số mà Chính phủ đã giao cho Bộ Ngoại giao năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.
Các nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện ngay như đơn giản hóa quy định thủ tục hành
chính, dịch vụ công tực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, liên thông, đồng
bộ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia, quyết liệt triển khai dự án Xây dựng
Chính phủ điện tử cũng như các nhiệm vụ khác về chuyển đổi số.
Bộ trưởng giao bộ phận thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số của
Bộ tổng hợp các ý kiến liên quan để trình Lãnh đạo Bộ sớm ban hành kết luận kết
quả cuộc họp để đưa vào triển khai ngay; đồng thời bày tỏ tin tưởng với kết quả
đã đạt được trong thời gian qua, công tác chuyển đổi số và cải cách hành chính
của Bộ sẽ căn bản được đẩy mạnh, đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2024.