Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Trần Quang Hoan trả lời phỏng vấn báo Gia đình Xã hội |
PV: Xin ông cho biết dự kiến số lượng kiều bào về Việt Trả lời: Dự kiến năm nay số lượng bà con về ăn Tết sẽ tăng nhiều so với con số 100.000 người năm ngoái. Hàng năm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên tổ chức gặp mặt mừng Xuân cho bà con kiều bào về quê ăn Tết. Hoạt động này được diễn ra ở hai thành phố chính là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, hoạt động chính sẽ được tổ chức tại Trung Tâm Hội nghị Quốc gia vào ngày PV: So với năm Bính Tuất, tình hình kiều bào về Việt Trả lời: Điều nổi bật nhất năm nay là tâm trạng phấn khởi, hồ hởi của bà con trước những thành tựu hết sức to lớn mà đất nước ta đã đạt được sau 20 năm đổi mới và việc trong năm qua Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14, và đã đón tiếp một loạt các nguyên thủ các nước đến thăm, làm cho vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế cũng như trong quan hệ với các nước. Điểm mới nữa là số lượng bà con về nước ăn Tết ngày càng tăng; Đồng thời nhiều bà con là doanh nhân, chuyên gia, trí thức, người có tâm huyết không chỉ về thăm quê hương, người thân và đón Tết mà đồng thời kết hợp tìm hiểu các cơ hội về đầu tư, kinh doanh, hợp tác…để đóng góp xây dựng quê hương trong tình hình mới. Cũng như mọi năm chúng ta sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bà con về ăn Tết, trước hết là giải quyết thuận lợi các yêu cầu về thị thực nhập cảnh, giải quyết nhanh các thủ tục tại các cửa khẩu. Tại sân bay Tân Sơn Nhất nơi có đông bà con về, sẽ có lực lượng thanh niên tình nguyện hỗ trợ kiều bào trong thời gian cao điểm của dịp Tết Đinh Hợi từ ngày 9/1/2007 đến 28/2/2007. PV: Mặc dù lượng kiều hối năm nay đã vượt qua con số 4 tỷ USD tuy nhiên tình hình đầu tư của Việt kiều về Việt Nam vẫn còn hạn chế. Trong năm 2007, khi Việt Nam chính thức thực hiện các nghĩa vụ và quyền lợi của một thành viên WTO, theo ông đầu tư của Việt kiều về nước có tăng mạnh? Trả lời: Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO là một cơ hội mới cho các nhà đầu tư kiều bào; đồng thời cũng là cơ hội mới cho các nhà đầu tư nói chung. Tôi cho rằng bà con sẽ quan tâm hơn đến việc làm ăn với trong nước. Tuy nhiên để có thể thành công bà con cần nhanh chóng tận dụng cơ hội, khai thác những lợi thế của bản thân mình, của những người sống ở nước ngoài nhưng có gốc Việt Nam, khai thác các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với kiều bào… thì mới có thể cạnh tranh được với các nhà đầu tư khác. PV: Để Việt kiều quan tâm đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, ông có thể cho biết, Việt kiều mong muốn Chính phủ có những chính sách đột phá trong những lĩnh vực nào? Ông có thể cho biết chủ trương của Chính phủ trong việc đáp ứng những mong muốn này? Trả lời: Việt kiều có những mong muốn cũng như các nhà đầu tư nước ngoài khác là Nhà nước ta nên có một hệ thống luật lệ, chính sách rõ ràng và nhất quán hơn; các thủ tục hành chính được giải quyết nhanh gọn và tránh rườm rà, phiền phức, nhất là ở một số địa phương và cơ sở. Ngoài ra bà con cũng mong Nhà nước có các chính sánh và biện pháp để thu hút các nguồn vốn đầu tư nhỏ vì đa phần số vốn đầu tư của kiều bào không phải là lớn và bên cạnh việc đầu tư ở trong nước, kiều bào còn mong muốn được đón nhận tình cảm của đồng bào với tư cách là những người con của dân tộc. Để thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư kiều bào, trước hết và quan trọng nhất là chúng ta cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và làm ăn kinh doanh nói chung. Đồng thời, đối với kiều bào, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ. Trong quý II năm 2007 sẽ tiến hành Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 36 và Chương trình hành động của Chính phủ. Những biện pháp, giải pháp mới nhằm thúc đẩy công tác này sẽ được đưa ra bàn thảo và quyết định tại Hội nghị lần này. Thứ hai, cần tiếp tục tăng cường công tác bảo hộ kiều dân để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định và phát triển. Tiếp tục tích cực giải quyết thoả đáng những yêu cầu chung của kiều bào, trong đó cần sớm có thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 90 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà của kiều bào, tạo điều kiện thuận lợi về thị thực xuất nhập cảnh, thủ tục hồi hương và xem xét nguyện vọng liên quan đến vấn đề hai quốc tịch. Thứ ba, tiếp tục tạo hành lang pháp lý và các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích doanh nhân, trí thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư, kinh doanh. Tạo cơ chế thông thoáng để các cơ quan trong nước có thể dễ dàng liên kết, hợp tác với các cá nhân hay tổ chức của người Việt Nam ở nước ngoài. Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, cụ thể hoá chính sách cộng đồng đối với bà con ở các khu vực, các địa bàn khác nhau, đối với các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó cần hết sức quan tâm đến thế hệ trẻ. Công tác cộng đồng phải chủ động vươn mạnh ra ngoài, đi đến với kiều bào ở những nơi họ đang sống, làm việc và học tập để họ hiểu hơn nữa về những phát triển mới của đất nước, về chính sách của chúng ta… Cuối cùng, cần thúc đẩy các hoạt động thông tin, công tác hỗ trợ dạy tiếng Việt, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, tâm linh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của bà con. PV: Theo ông, đâu là những tiềm năng đóng góp lớn nhất của Việt kiều cho đất nước (chất xám, kiều hối, đầu tư trực tiếp…) trong những năm tới? Ông nhìn nhận thế nào về năng lực và trình độ của người Việt ở nước ngoài? Ông có thể giới thiệu về 1, 2 gương mặt Việt kiều tài năng đã gây ấn tượng sâu sắc cho ông? Trả lời: Trước hết cần phải nói rằng thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chính là tri thức với hơn 300.000 người có trình độ đại học và trên đại học trong đó hơn 6.000 tiến sỹ, nhiều chuyên gia hoạt động ở các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, nhiều người giữ vị trí quan trọng trong các trung tâm nghiên cứu khoa học. Đồng thời, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng có một tiềm lực kinh tế đáng kể và có thể đóng vai trò là cầu nối giữa trong nước với bên ngoài. Trong thời gian qua, những tiềm năng trên được phát huy và đã mang lại những kết quả cụ thể tích cực bên cạnh nỗ lực hết sức to lớn của hơn 80 triệu người trong nước trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Điều này được thể hiện trên những mặt sau: Hàng năm có hàng trăm lượt chuyên gia, trí thức kiều bào về nước tham gia nghiên cứu, giảng dạy, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, thực hiện các dự án hợp tác khoa học, công nghệ… Đồng thời họ còn có mối quan hệ với nhiều chuyên gia, trí thức giỏi của các nước và không ít những người này đã đến với Việt Nam thông qua bà con chúng ta. Tại nhiều diễn đàn, qua nhiều kênh khác nhau, kiều bào đã đề xuất nhiều ý tưởng, giải pháp thiết thực cho những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Những đóng góp này không thể tính bằng tiền nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cho đến hết năm 2006, kiều bào đã đầu tư hơn 2.500 dự án ở trong nước với số vốn khoảng 1 tỷ USD. Đồng thời một dòng kiều hối gửi về nước tăng rất mạnh theo từng năm lên đến nhiều tỷ đô la. Đó là nguồn vốn đáng kể góp phần vào các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Ngoài ra, với ưu thế về hiểu biết thị trường nước sở tại, về các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp kiều bào đã hỗ trợ, phối hợp với các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường nước ngoài, tiếp cận phương thức làm ăn, tiếp cận đối tác. Điều này là hết sức quan trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã hội nhập đầy đủ với thế giới. Thêm vào đó là các hoạt động từ thiện, quyên góp ủng hộ trẻ em nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân thiên tai, dịch bệnh cũng tăng mạnh hơn bao giờ hết. Những hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo mà chúng ta đang thực hiện. Có rất nhiều gương mặt kiều bào thành đạt trong mọi lĩnh vực: văn hoá nghệ thuật, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và họ không chỉ đóng góp cho nước sở tại nơi họ đang sinh sống mà họ còn đem những tài năng đó đóng góp cho đất nước mình. PV: Trong cuộc sống ở nước ngoài, kiều bào cũng gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt trong việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc văn hoá dân tộc. Xin ông cho biết Bộ Ngoại giao nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung đã và đang có hỗ trợ, giúp đỡ như thế nào đối với kiều bào trong lĩnh vực này? Trả lời: Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng luôn tích cực hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định và phát triển, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc thông qua việc mở rộng các hoạt động giao lưu nhiều mặt giữa cộng đồng người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh công tác thông tin, phục vụ cộng đồng hỗ trợ giúp kiều bào được tiếp cận và cập nhật thông tin và tình hình trong nước qua các chương trình phát thanh, truyền hình, báo chí (như VTV4, Đài tiếng nói Việt Nam phủ sóng rộng rãi và phát liên tục, Website Đảng Cộng sản, Tạp chí Quê Hương và các báo điện tử khác như Tiền Phong, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người Viễn xứ cũng có các chuyên mục riêng hướng về kiều bào). Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá, đưa nhiều đoàn nghệ thuật từ trong nước ra ngoài phục vụ kiều bào; đồng thời cũng tổ chức cho các nghệ sỹ kiều bào về biểu diễn tại Việt Nam… Tăng cường quan tâm đến thế hệ thứ 2, thứ 3 trong cộng đồng: Chính phủ đã có những dự án hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho cộng đồng, cụ thể Chính phủ đã hỗ trợ những khoản tài chính đáng kể cho việc xây dựng trường học cho con em kiều bào tại 2 địa bàn khó khăn là Campuchia và Lào, tặng sách và cử giáo viên sang hỗ trợ việc dạy tiếng Việt cho con em ta ở nước ngoài. Mở rộng các hình thức giao lưu giữa thanh niên kiều bào với thanh niên trong nước thông qua các hoạt động phong phú như: tổ chức Trại hè hàng năm cho thanh thiếu niên kiều bào, tổ chức hoạt động “văn hoá về nguồn”, các lớp học tiếng Việt và tìm hiểu văn hoá dân tộc tại Việt Nam, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, thanh niên tình nguyện… Tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Sau 3 năm hoạt động, Quỹ hỗ trợ cộng đồng đã tài trợ nhiều dự án hỗ trợ về giáo dục cho cộng đồng ở một số địa bàn khó khăn, tổ chức cho thanh niên trí thức kiều bào tiêu biểu về nước giao lưu, làm việc… tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa bà con kiều bào với trong nước. PV: Việt kiều đang rất mong muốn được đóng góp phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước, đặc biệt là những đóng góp nhằm xây dựng luật lệ, chính sách, chiến lược phát triển. Ông có thể cho biết những đóng góp về mặt chính sách của kiều bào sẽ được huy động và sử dụng như thế nào trong thời gian tới? Trả lời: Đảng và Nhà nước ta luôn trân trọng và có nhiều hình thức phát huy các ý kiến đóng góp của kiều bào đối với các sự kiện lớn của đất nước. Trong năm 2005, sự kiện nổi bật nhất là chúng ta đã tổ chức cho kiều bào đóng góp ý kiến rộng rãi vào các văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X và bà con đã tham gia rất tích cực. Bên cạnh đó chúng ta thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị, tạo diễn đàn để tập hợp ý kiến của bà con về những lĩnh vực khác nhau như Hội thảo trí thức kiều bào với sự nghiệp xây dựng đất nước năm 2005, Hội nghị doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài năm 2006, hội thảo về công nghệ thông tin, về giáo dục… Các Hội thảo này đã thu hút được sự tham gia của hàng trăm bà con kiều bào. Hàng năm chúng ta còn đón tiếp rất nhiều trí thức kiều bào về làm việc với các cơ quan trong nước. Đây cũng là một kênh đóng góp trực tiếp của kiều bào trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ… nhiều cá nhân tâm huyết còn tự gửi thư đóng góp bày tỏ ý kiến quan điểm của mình nhằm góp phần xây dựng chính sách, luật lệ ngày một tốt hơn. Chúng ta đang tiếp tục xây dựng và kiến nghị Chính phủ có những chính sách mới nhằm thu hút và phát huy hơn nữa vai trò của kiều bào đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chính sách nói riêng. Kiều bào ta sống ở trên 90 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và tập trung phần lớn ở những nước phát triển, họ là những người được tiếp cận với những kiến thức mới, nắm rõ về luật lệ, môi trường đầu tư kinh doanh và phương thức hội nhập quốc tế vì vậy họ có thể có những đóng góp rất quan trọng và thiết thực. |
Tap chi Que Huong tren Internet Kenh thong tin cua Uy ban ve nguoi Viet Nam o nuoc ngoai Tong bien tap Hoàng Bình Toa soan: 32 Ba Trieu, Ha Noi, Viet Nam Tel: (84-4) 8.24.04.01, 8.24.04.02, 8.24.04.03, 8.24.04.04 Fax: (84-4) 8.25.92.11 - E-mail: quehuong@hn.vnn.vn Giay phep 399/GP-BVHTT ngay 26/12/2000 cua Bo Van hoa - Thong tin |