Tận dụng lực lượng chuyên gia Việt kiều
Tận dụng lực lượng chuyên gia Việt kiều
Bài tham luận này nêu ra một số ý kiến và đề xuất rút ra từ kinh nghiệm hơn 10 năm hợp tác giữa một số nhỏ anh em làm công tác Khoa Học-Kỹ Thuật ở Marseille với các đối tác trong nước.
Tôi chỉ xin đưa ra vài nhận xét về thực tế của nhu cầu hiện đại hoá mà chúng tôi đã lĩnh hội được cũng như những khó khăn đã trải qua để chúng ta cùng tham khảo, và nếu có thể, cùng tìm một phương hướng chung nhằm đổi mới hoạt động đóng góp của anh em chuyên gia VK nói riêng và việc sử dụng lực lượng Trí Thức VK nói chung, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Trên tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, không bi quan nhưng không tô hồng thực tế, những quan điểm nêu ra trong bài này có thể không phù hợp với ý kiến của một số anh chị em đại biểu. Tôi xin chân thành tạ tội với các bạn đó và hy vọng là sau những buổi thảo luận chúng ta sẽ cùng nhau tiến tới việc thống nhất trên những quan điểm cơ bản về nội dung cũng như về phương thức đóng góp.
Mục đề
I. Đóng góp của Marseille và vùng PACA
II. Kiến thức hiện đại và CNH-HĐH
III. Công nghệ cao: chuyển giao kiến thức và chuyển giao công nghệ
IV. Vai trò của các đội ngũ chuyên gia VK
V. Tạm kết: vài đề xuất để tăng cường, mở rộng, phối hợp lực lượng
![]() Lễ trao tặng 25 máy PC cho Trường
|
![]() Lớp tập huấn đào tạo cán bộ và học |
|
Trong việc hợp tác với Việt Nam, Marseille có may mắn được dựa trên 2 ưu điểm mà rất ít tỉnh khác bên Pháp có được:
* Chủ tịch Đại Học Địa Trung Hải trong nhiệm kỳ vừa qua là GS Michel Laurent, người Pháp sinh trưởng tại Hà Nội. Một số GS người Pháp-Việt (bố Pháp, mẹ Việt) như GS Jacques Derrien, GS Daniel Dufresne giữ chức Phó Chủ tịch Đại học. GS J. Derrien, G Trường Kỹ sư ESIL là một chuyên gia quốc tế đầu ngành về Khoa học Nano, GS D. Dufresne là G Trường Kỹ sư Unimeca, một đơn vị quan trọng của Khu Công nghệ cao Château Gombert. Ngoài các vị lãnh đạo đó, một số anh em VK cũng làm việc trong H và những cơ quan nghiên cứu CNRS Marseille ở những vị trí trách nhiệm như giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa v..v..
* Về phía chính quyền địa phương, tôi có may mắn có được một người bạn thân là ông Lucien Weygand từ năm 1994 đến năm 2003 giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tổng hợp (Conseil Général, tương đương với UBND Tỉnh của chúng ta). Ông Weygand đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tài trợ một số chương trình hợp tác của Hội Liên minh Pháp-Việt vì sự phát triển (AFVD) do tôi thành lập với sự bảo trợ của H Marseille và CNRS.
Hội thảo Cơ học Pháp Việt 1994 |
![]() Giới thiệu Công nghệ Biển tại Hội thảo |
|
|
Dựa trên hai ưu điểm đó, Marseille đã trở thành địa bàn đầu tàu trong việc hợp tác với VN cho cả khu vực PACA phía
1994: Tổ chức Hội thảo Pháp-Việt về Cơ học và Kỹ thuật tiền tiến ở TP HCM và Hà Nội.
1995: Tặng Viện Cơ học Hà Nội một máy tính Bull Escala song vi xử lý (bi-processeurs) với một mạng cục bộ LAN gồm có 4 máy vi tính PC để phục vụ công tác tính toán mô phỏng cơ học của Viện.
1996: Tổ chức đưa Đoàn Tỉnh Marseille sang VN ký kết với TP Hải Phòng Văn bản Hợp tác phi tập trung.
1997: Tổ chức đưa một Đoàn chính quyền Marseille sang VN tham gia những hoạt động giao lưu - triển lãm trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh các nước sử dụng tiếng Pháp. Tổ chức đưa Đoàn ĐH Marseille sang VN ký kết những văn bản hợp tác song phương với các trường ĐH VN...
2002: Tặng Trường Dân lập Dạy nghề Kỹ thuật cao Hải Phòng 25 bộ máy vi tính PC, với đầy đủ trang thiết bị ấn loát, mạng LAN v..v..
2003: Tổ chức Hội thảo Hợp tác Âu Á tại Khu Công nghệ cao Château-Gombert. Hơn 50 đại biểu các nước Âu Á: Ấn Độ,
2004: Tổ chức mời Đoàn của GSVS Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học VN xuống Marseille gặp gỡ lãnh đạo các Trường và cơ sở Nghiên cứu Khoa học CNRS trong dịp anh Minh sang Pháp công tác trong chương trình song phương với CNRS ở Paris. Trong chuyến đi Marseille lần này, Viện Hàn lâm VN đã cùng các đối tác Marseille bàn thảo một số phương hướng hợp tác cụ thể, trong những lĩnh vực Khoa học Nano, Vật liệu mới, Công nghệ sinh thái và môi trường (Bio Technologie, Environnement), Công nghệ Thông tin... Hoạt động này cũng là một kết quả trực tiếp của Hội Thảo Âu- Á năm 2003.
Và một số hoạt động nhỏ có tính chất phong trào như giúp đỡ thực tập sinh VN sang học tập ở Marseille, giới thiệu sinh viên Pháp với những cơ sở VN để các em đó sang VN học tập, tìm hiểu văn hoá và tình hình phát triển kinh tế xã hội của VN trong quá trình đổi mới, mở cửa để hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Các hoạt động nói trên có một tầm vóc rất khiêm tốn so với những chương trình có quy mô lớn trong khuôn khổ Hợp tác song phương cấp Chính phủ. Nhưng nó có một số khía cạnh mà tôi nghĩ rằng chúng ta có thể coi như là những điểm tất yếu:
* Đáp ứng thiết thực nhu cầu cấp bách về hiện đại hoá của một số cơ sở địa phương, đặc biệt là những vùng nông thôn, miền núi v..v.. trong lĩnh vực đào tạo nhân lực ứng dụng để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn trước mắt.
* Tính chất đa dạng trong các hình thức và nội dung hoạt động nhắm mục tiêu tận dụng những khả năng đóng góp của anh chị em chuyên gia VK. Khả năng đóng góp đó, theo chúng tôi, không phải chỉ là kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình, mà chủ yếu là uy tín, là chỗ đứng trong xã hội Pháp, là mạng lưới liên hệ với các tổ chức KHKT, nghiên cứu giảng dạy, với bè bạn đồng nghiệp... đó là những điểm đặc thù mà các bạn chuyên gia trong nước không có đủ điều kiện để phát huy.
* Tập trung năng lực trong và ngoài nước vào việc trang thiết bị và đào tạo cấp bách những đội ngũ kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, chuyên viên các phần mềm ứng dụng v..v.., với số lượng và chất lượng ít nhất cũng tương đương với trình độ của các nước Đông
Hội thảo Âu Á tại Viện Công nghệ |
![]() Hội họp từ xa giữa Marseille và |
|
II. Kiến thức hiện đại và CNH-HĐH
Trong những cuộc trao đổi kinh nghiệm với bè bạn đồng nghiệp ở nước ngoài, tôi nhận thấy không ít các bạn đó quan niệm sự đóng góp chủ yếu của chuyên gia VK là chất xám, mà chất xám chủ yếu là kiến thức hiện đại và kiến thức hiện đại nằm trong những chương trình nghiên cứu giảng dạy của các hệ thống giáo dục hàn lâm Tây phương!
Theo chúng tôi thì quan điểm này đáp ứng khía cạnh lâu dài trong việc cải tiến hệ thống giáo dục của chúng ta, chứ chưa mang lại những giải đáp cho nhiều nhu cầu thực tế trước mắt về CNH-HĐH.
Thứ nhất, anh chị em chuyên gia trong nước, ít nhất là những bạn mà tôi đã được quen biết và làm việc chung, cũng có một vốn liếng kiến thức hiện đại tương đương hoặc sấp sỉ với các chuyên gia VK, theo nghĩa nói trên. Có khác chăng thì chỉ là trong công cụ và phương pháp truyền đạt kiến thức.
Thứ nhì, chúng ta, những người làm công tác nghiên cứu giảng dạy KHKT-CN trong các tổ chức hàn lâm thường hay ưu tiên khía cạnh tri thức: học để biết chứ không chú trọng đúng mức khía cạnh kiến thức: học để làm. Tình trạng thông thường là các cơ quan hàn lâm làm nghiên cứu lý thuyết cơ bản, các tổ chức kinh tế làm việc phát minh công nghệ (Innovation Technologique) rất ít khi phối hợp với nhau. Vì vậy, các nước tiền tiến đều khuyến khích sự giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức hàn lâm và các công ty công nghệ cao (Technopoles)
Trong nước, chúng ta cũng đã có những chương trình tương tự ở Hà Nội và TP HCM. Đó là một chính sách có tính chất quyết định cho sự nghiệp CNH-HĐH. Theo chúng tôi thì VK có khả năng đóng góp hữu hiệu nhất trong việc sử dụng kinh nghiệm hợp tác quốc tế, đặc biệt là trong những lĩnh vực Công nghệ cao.
III. Công nghệ cao: chuyển giao kiến thức và chuyển giao công nghệ
Trong quá trình làm việc với trong nước, tôi chỉ được biết những chương trình chuyển giao kiến thức chứ chưa được chứng kiến những chương trình chuyển giao công nghệ: đó cũng là việc dễ hiểu, vì chuyển giao công nghệ là một hoạt động kinh tế thương mại. Theo quy chế thông thường của quốc tế, chỉ có việc mua, bán công nghệ, kể cả Công nghệ cao, chứ không có việc chuyển giao công nghệ theo nghĩa hỗ trợ, đóng góp, trừ những trường hợp đặc biệt mà tôi không được biết.
Vậy các chuyên gia VK có thể làm được việc gì trong chuyển giao công nghệ? Theo chúng tôi, giới chuyên gia VK làm công tác nghiên cứu giảng dạy phần đông không có khả năng tài chính để đầu tư vào việc chế tạo hay mua bán những phát minh công nghệ.
Các chuyên gia thuộc thành phần kinh tế như những công ty VK thì phải hoạt động theo quy luật của kinh tế, chỉ có thể mua, bán công nghệ. Điểm quan trọng là anh chị em VK, người làm khoa học hay người làm kinh tế, ai cũng nghĩ đến việc đặt quyền lợi của đất nước VN đứng trên quyền lợi riêng tư của mình. Điểm này đã được trong nước thông suốt.
Vậy theo tôi, trong lĩnh vực này, đóng góp hữu hiệu nhất của các chuyên gia VK là hỗ trợ các cơ quan trong nước trong việc thẩm định các tiêu chuẩn khoa học của những đề án mua bán công nghệ, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao.
IV. Vai trò của các đội ngũ chuyên gia VK
Trong một thời gian khá lâu, theo sự hiểu biết hạn chế của tôi, thì dường như việc sử dụng chuyên gia VK chỉ giới hạn ở mội vài hoạt động riêng lẻ như tham gia chủ trì những semina chuyên đề, có tính chất cá nhân hơn là một chương trình chuyển giao kiến thức có quy mô lâu dài, trừ một vài trường hợp rất hiếm.
Hơn nữa, cách đây mấy năm, các bạn đồng nghiệp trong nước có xu hướng chỉ chờ đợi ở chúng tôi việc tìm học bổng cho sinh viên của các bạn đó đi nước ngoài du học, hoặc tác động các cơ quan nước ngoài mời anh em sang tham gia nghiên cứu giảng dạy, hoặc chủ động lo liệu việc thiết kế đề án, làm hồ sơ xin tài trợ của các tổ chức quốc tế v..v..
Cố nhiên những công việc đó cần phải làm, nhưng nếu anh em chỉ chú trọng đến khía cạnh này thì thực là một việc lãng phí trí tuệ rất đáng tiếc. Không dùng đúng người, đúng chỗ, để thất thoát mất những vốn liếng chất xám và kinh nghiệm hiện đại mà anh em VK đã phải hết sức vất vả đấu tranh bao nhiêu năm trời mới dành được trong xã hội các nước tiền tiến.
![]() Khảo sát nhu cầu hợp tác vùng Tây Bắc |
![]() Khảo sát nhu cầu hợp tác vùng Tây Bắc |
|
Vậy vai trò của trí thức VK nói chung và của các chuyên gia KHKT-CN nói riêng nằm ở chỗ nào? Theo thiển ý của địa phương chúng tôi, các đội ngũ chuyên gia VK, đặc biệt là các anh chị em sắp sửa hay đã về hưu, có khả năng đóng góp ở nhiều lĩnh vực:
+ Trực tiếp tham gia nghiên cứu, giảng dạy, nâng cấp cán bộ đào tạo (formation de formateurs) VN trong những chương trình dài hạn và có quy mô hệ thống, chẳng hạn như với vị trí GS thỉnh giảng.
+ Tư vấn cho các cơ quan, các tổ chức nhà nước, dân lập, tư thục, công ty v..v.. trong những chương trình hiện đại hoá nội dung, phương thức cũng như công cụ hoạt động của họ. Một ví dụ cụ thể là tham gia hướng dẫn đội ngũ cán bộ KHKT của các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình xây dựng những công cụ hiện đại phục vụ việc quản lý và phát triển kinh tế xã hội: cơ sở dữ liệu, mạng Intranet v..v..
Xúc tác và hỗ trợ anh em đồng nghiệp trong việc đưa vào cuộc sống nghề nghiệp thường ngày kỹ năng và thói quen sử dụng những công cụ giao lưu, học tập hiện đại: Tìm và phổ biến thông tin trên Internet, học tập từ xa (Télé Enseignement), Hệ thống tự học (Auto Formation), Systèmes Auteur tạm dịch là Hệ thống tác giả v..v..
Tham gia những chương trình KHKT-CN mũi nhọn ở cấp trung ương hoặc địa phương. Một ví dụ cụ thể mà tôi nắm rõ là việc nghiên cứu sử dụng công nghệ xử lý song song (Traitement Parallèle) trong các ứng dụng quản lý, hành chính, tính toán khoa học kỹ thuật v..v..
Tham gia những đội ngũ tư vấn đa ngành (multi disciplinaire) trong những hoạt động có tính chất nghiên cứu chiến lược lâu dài, trong những lĩnh vực mà đất nước cần đến kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia VK.
Và có lẽ còn nhiều loại đóng góp khác mà trước mắt tôi chưa nhìn thấy...
V. Tạm kết: Vài đề xuất để tăng cường, mở rộng, phối hợp lực lượng
Tôi xin đề xuất một vài ý kiến để chúng ta cùng tham khảo, với hy vọng là trong cũng như ngoài nước, chúng ta sẽ thống nhất được trên những điểm cơ bản nhằm tăng cường năng suất đóng góp của anh em.
Phía Việt kiều:
* Tôi đề nghị chúng ta nhanh chóng đưa vào sử dụng các công cụ Internet đã có sẵn: Mail, News Groups, Forum, FAQ, Chat, Điện thoại quốc tế miễn phí v..v.. qua một website có những dịch vụ đó và được mọi người chấp nhận. Theo tôi thì có lẽ nên chọn một Site Web trong nước, chẳng hạn như Site của UBVNVNONN, nếu anh em trong nước đồng ý.
* Sau một thời gian ngắn, chúng ta có thể trao đổi thường xuyên trên một số vấn đề lớn như anh chị em đã thỉnh thoảng làm với công cụ Email: cải tiến hệ thống giáo dục VN, Năng lượng nhân tử, Bảo vệ môi trường, Công nghệ sinh thái v..v.. Mục tiêu chính là từng bước thành lập cụ thể một đội ngũ đa ngành sẵn sàng làm tư vấn cho các cơ quan và các bạn bè đồng nghiệp trong nước có chức năng liên quan đến chiến lược phát triển bền vững.
Phía trong nước:
* Tôi đề nghị các cơ quan chức năng, nếu chưa có, nhanh chóng xây dựng những cấu trúc tiếp nhận tư vấn để tận dụng các đội ngũ chuyên ngành và đa ngành VK.
* Phổ biến rộng rãi và thường xuyên những thông tin về khả năng và thiện chí đóng góp của các chuyên gia KHKT CN và trí thức VK nói chung, qua những phương tiện hiện đại, nhạy bén. Trong việc này, tôi xin mạn phép lưu ý anh em là các bạn nên chủ động gửi thông tin đến các cơ quan có nhu cầu hay có tiềm năng nhu cầu, chứ không đợi họ tìm đến ta. Để xúc tiến việc tận dụng chuyên gia VK, nên chăng có một Bản tin điện tử chuyên đề, được xuất bản theo một định kỳ nhất định và gửi đến các cơ quan trong nước cũng như cho các chuyên gia VK ở nước ngoài.
* Dứt khoát và hoàn toàn bãi bỏ chế độ <Xin, Cho> đã có một thời làm cho anh em hết sức vất vả trong việc đóng góp với đất nước, và theo tôi thì đó là một trong những nguyên nhân đã hạn chế việc tận dụng vốn liếng trí tuệ không nhỏ của chúng ta ở nước ngoài. Rất may là từ mấy năm nay, UBVNVONN đã liên tục tranh thủ các cơ quan chức năng để tháo gỡ những vướng mắc trong diện này, và đã tận tình giúp đỡ anh chị em chuyên gia khi chúng tôi về nước làm việc. Xin chân thành cảm tạ các vị lãnh đạo và cán bộ của UB đã phải chịu nhiều vất vả vì chúng tôi.
Tôi xin kết thúc bài tham luận này với sự khẳng định là anh em Marseille chúng tôi sẽ có mặt ở bất cứ nơi nào mà đất nước cần đến chúng tôi. Vốn xuất thân từ phong trào sinh viên đấu tranh vì hoà bình từ những năm 1957-58, chúng tôi lấy việc đóng góp với quê hương làm lẽ sống từ tuổi thanh niên cho đến nay. Tôi không nhớ rõ nhà thơ nào đã viết câu: Mỏi gối chồn chân vẫn cứ trèo!
Có lẽ câu thơ này rất phù hợp với tâm nguyện của anh chị em Marseille.
Đặng Quốc Kỳ (Pháp)
Cập nhật 07-09-2006