Phát huy tiềm năng chất xám của kiều bào trong công cuộc phát triển đất nước
Việc sử dụng chất xám ở hải ngoại về xây dựng đất nước đã được các nước trong khu vực Châu Á áp dụng triệt để hằng mấy thập niên qua. Khởi đầu là Nhật Bản và Nam Triều Tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. Gần chúng ta hơn là Trung Quốc. Cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã có chính sách cho hàng chục ngàn sinh viên du học tại các nước phương Tây nhiều nhất là ở Mỹ. Rất đông các sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở về phục vụ cho quê hương, và kết quả là sự phát triển vượt bậc về KH&KT, tạo cho nước này trở thành một cường quốc về kinh tế cũng như quân sự. Chính phủ Ấn Độ gần đây kêu gọi người Mỹ gốc Ấn trở về làm việc tại quê hương. Kết quả là Ấn trở thành một trung tâm về tin học. Quả là không sai khi có những nhận định rằng

phần mềm của Tập đoàn Philips tại Đức
thuyết trình tại Hội thảo Một số kinh nghiệm tiếp cận
thị trường CHLB Đức (tổ chức tại UBNVNONN)
Có hai quan điểm mà tôi xin được nêu lên. Thứ nhất, nếu họ yêu quê hương thì họ sẽ trở về, đất nước còn nghèo, đừng nên đòi hỏi. Thứ hai, họ không cần phải ở tại VN, chúng ta chỉ cần tạo sự liên kết để hỗ trợ cho trong nước mà thôi. Tôi thiết nghĩ cả hai quan điểm trên không được thực tiễn cho lắm. Chỉ khi có một cuộc sống được tương đối bảo đảm về vật chất, thì người ta mới chuyên tâm hơn trong những công việc ngoài xã hội. Chỉ khi chứng kiến được thực tế, thì họ mới thật sự dấn thân và hưng phấn hơn trong công việc.
Chúng ta đều biết rằng sự có mặt của người Việt tại Mỹ và các nước phương Tây khác xuất phát từ hoàn cảnh đất nước chúng ta. Tuỳ theo mỗi hoàn cảnh riêng, có người khi xa quê hương đã mang theo cảm giác của trái khế chua hoặc ngọt. Đã hơn ba mươi năm, vị chua hay ngọt thì có lẽ đã lạt dần theo năm tháng, nhưng khế thì vẫn muôn đời là của quê hương Việt. Làm thế nào để chúng ta có thể khơi dậy cảm giác quê hương đó trong những người
Đất nước chúng ta đang cần những chất xám gì? Cần những chất xám để xây dựng một trường đại học có tầm vóc quốc tế. Chúng ta cần có những trường đại học tốt để làm khung cho sự phát triển về tài năng và huấn luyện, sản xuất ra một lực lượng lao động có trình độ quốc tế. Hãy mời các giáo sư người Việt tại hải ngoại về tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nhật, Trung Quốc, và Nam Hàn đã làm như vậy. Nếu chính phủ có một chính sách rõ ràng về lương bổng và những nhu cầu cần thiết khác trong cuộc sống, thì ai lại nỡ nào không về phục vụ cho quê hương.
Hãy tận dụng tối đa nhiệt huyết và khát vọng của tuổi trẻ. Nếu nguồn chất xám trở về Việt
Đất nước chúng ta đang có cái mà những quốc gia đang phát triển khác thèm muốn: một nguồn chất xám “chất lượng cao”, và hơn nữa chính phủ không tốn một đồng xu để đào tạo. Xin hãy đầu tư vào việc sử dụng nguồn chất xám đó để xây dựng một đất nước giàu mạnh.
Ts. Phan Đình Tuấn (Hoa Kỳ)
Các tin liên quan:
- Tạo thuận lợi hơn nữa cho kiều bào về nước đầu tư, kinh doanh (30-01-2007)
- Một số hình ảnh hoạt động tại Hội nghị Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài 2006 (30-01-2007)
- Danh sách các doanh nghiệp, doanh nhân Việt kiều được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh và góp phần xây dựng quê hương, đất nước (27-10-2006)
- Phát biểu của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Phú Bình tại Hội nghị “Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” (29-09-2006)
- Đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài tại Việt Nam (27-09-2006)
- Chất xám là thế mạnh của cộng đồng (21-09-2006)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (21-09-2006)
- Hội nghị doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (15-09-2006)
- Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (15-09-2006)
- Chất xám là thế mạnh của cộng đồng (15-09-2006)
Cập nhật 15-09-2006