Tạo cơ sở pháp lý cho vấn đề người Việt tại Nga
Một góc chợ người Việt tại Nga
Nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết từ ngày 26 đến 29/10, đại diện Chính phủ hai nước đã ký chính thức ba hiệp định này nhằm tạo cơ sở và khuôn khổ pháp lý giải quyết tổng thể vấn đề di trú, lao động, kinh doanh của công dân Việt Nam tại Liên bang Nga cũng như của công dân Nga tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Ông Dũng cho biết, hiện nay có khoảng từ 60.000 đến 80.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Liên bang Nga. Việc giải quyết tổng thể những vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt Nam đang cư trú tại Liên bang Nga đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo và nhân dân hai nước, vì đây chính là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Đối với Việt Nam, việc ký ba hiệp định này sẽ tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan chức năng hai nước hợp tác giải quyết vấn đề cư trú, lao động, kinh doanh của công dân Việt Nam tại Liên bang Nga, là cơ sở để yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của Liên bang Nga hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam được sinh sống, học tập và làm việc lâu dài, ổn định tại Liên bang Nga.
Theo ông Dũng, các Hiệp định nêu trên sẽ có hiệu lực sau khi Việt
Theo Hiệp định, mỗi bên sẽ xem xét nhận trở lại công dân của mình, đồng thời không có quốc tịch một nước thứ ba, đã nhập cảnh hoặc đang cư trú trên lãnh thổ của bên kia và vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, cư trú của bên kia.
Đặc biệt, hai bên đã thống nhất thỏa thuận về nguyên tắc không áp dụng Hiệp định này đối với những người vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh, cư trú xảy ra trước ngày Hiệp định có hiệu lực. Việc nhận trở lại công dân phải đáp ứng các điều kiện, trình tự, thủ tục, thời hạn qui định cụ thể tại Hiệp định; và chỉ được thực hiện sau khi cơ quan chức năng mỗi nước đã tiến hành xác minh và đồng ý tiếp nhận.
Ông Dũng cho biết Hiệp định có những điều khoản pháp lý chặt chẽ để bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của người thuộc diện nhận trở lại, bao gồm các quyền nhân thân và tài sản, phù hợp với qui định pháp luật mỗi nước. Việc nhận trở lại phải đảm bảo nguyên tắc trật tự, an toàn, tôn trọng nhân phẩm của người trở về; có xem xét đến các khía cạnh nhân đạo, kể cả tính thống nhất gia đình của người trở về./. (TTXVN)
Các tin liên quan:
- Một người Mỹ gốc Việt làm Giám đốc thông tin bang Virginia (09-01-2009)
- Người Mỹ gốc Việt đầu tiên nhậm chức tại Quốc hội Hoa Kỳ (08-01-2009)
- Hội nghị sinh viên thường niên lần thứ 6 tại Mỹ (08-01-2009)
- Hoạt động mừng Xuân Kỷ Sửu của bà con người Việt tại Czech (08-01-2009)
- Vì trái tim trẻ thơ (08-01-2009)
- Hội đồng hương Hải Dương (CHLB Đức) tổ chức gặp mặt quyên góp ủng hộ đồng bào nghèo quê nhà (06-01-2009)
- Lãnh đạo Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài giao lưu với Câu lạc bộ Bóng đá Sao Đỏ (05-01-2009)
- Người Việt tại Hoa Kỳ luôn hướng về Tổ quốc (05-01-2009)
- Đêm ca nhạc từ thiện “Tiếng hát Quê hương“ tại Đức (05-01-2009)
- Hội đồng hương Kinh Bắc ở Đức ủng hộ đồng bào bị bão lụt (02-01-2009)
Cập nhật 05-11-2008