Anh cảnh báo chuyện nhập cư lậu
Ông James Sharp
Ông James Sharp - Giám đốc khu vực của Ban quốc tế (Cục Biên phòng Anh) - khẳng định: “Với VN, chúng tôi hài lòng về những diễn biến nhập cư hợp pháp. Nhu cầu xin visa của công dân VN sang Anh tăng 15-20%/năm trong ba năm qua, trùng hợp với tổng cầu trên toàn thế giới với visa vào Anh. Điều đó có nghĩa là mỗi năm có khoảng 8.000 người VN xin visa Anh, 25% trong số đó là sinh viên”.
Nhưng theo ông Sharp, Anh vẫn chưa kiểm soát được số người Việt nhập cư bất hợp pháp vào Anh thông qua các dịch vụ ngầm. Khi nhập cư bất hợp pháp thì họ cũng thường tìm đến những việc bất hợp pháp do không đủ giấy tờ để gia nhập thị trường lao động bình thường. Có một con số đáng buồn do ông Sharp cung cấp là 75-90% xưởng trồng cần sa ở Anh là của người Việt. Trong vài năm qua, trung bình mỗi năm cảnh sát Anh phát hiện khoảng 1.000 xưởng trồng cần sa của người Việt ở nước này, đến mức nghề trồng cần sa bắt đầu được coi như “chuyên môn” của cộng đồng người Việt nơi đây.
“Những hoạt động phi pháp của họ không chỉ ảnh hưởng tới Anh mà còn gây ra vấn đề ở ngay tại VN vì những mối liên hệ giữa các băng nhóm phi pháp ở Anh và các nhóm tội phạm ở VN. Có thể những đường dây có tổ chức trong nước đã đưa người tới Anh thông qua con đường bí mật, và khi đó người nhập cư phải trả rất nhiều tiền để đến được Anh. Khi sang tới Anh, họ bị bóc lột nặng nề để trả lại tiền nợ chính những người đã đưa họ sang” - ông Sharp nhấn mạnh.
Người VN là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ tư ở Anh (hiện có khoảng 30.000 người gốc Việt đang sinh sống hợp pháp ở Anh). Số đông người Việt kinh doanh chủ yếu ở các cửa hàng làm móng, mở nhà hàng, siêu thị mini...”. Tôi cho rằng cộng đồng người Việt ở Anh đã hội nhập thành công vào xã hội Anh nhưng bộ phận người Việt có các hoạt động phi pháp sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh đó” - ông Sharp chia sẻ.
Còn theo ông Geoff Kemble - cán bộ phòng Các chiến dịch đặc biệt của Cục Biên phòng Anh, khoảng 400 người VN đã rời Anh về nước trong năm 2007, bao gồm cả những người bị trục xuất lẫn hồi hương tự nguyện. Có những người tự nguyện về nước vì không tìm được cuộc sống như từng hi vọng khi sang Anh. Những người bị trục xuất chủ yếu vì nhập cư theo con đường bất hợp pháp hoặc bị bắt vì vi phạm pháp luật Anh. “Chúng tôi muốn truyền đi thông điệp rằng đi về phía Tây, hay sang Anh không hề là sự lựa chọn dễ dàng. Có thể bạn sẽ chẳng kiếm được tiền mà còn bị trục xuất” - ông Sharp nhấn mạnh.
Hương Giang/ Tuổi Trẻ
Related news:
- VN có trên 8.700 sinh viên theo học tại Hoa Kỳ (18-11-2008)
- Kiều bào Anh ủng hộ 30.000 USD cho trẻ mồ côi (18-11-2008)
- Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức chương trình ca nhạc đặc biệt “Tiếng hát từ nguồn cội” (17-11-2008)
- Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam trên thế giới tại Pháp (17-11-2008)
- Hội thảo về các gia đình đa văn hóa Hàn-Việt (17-11-2008)
- Hội thảo Hoá học của người Việt Nam ở nước ngoài - một mô hình mới với cái nhìn mang tầm quốc tế (17-11-2008)
- Đoàn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thăm và làm việc tại Leipzig (Đức) (11-11-2008)
- Đoàn Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thăm và làm việc tại Berlin (Đức) (11-11-2008)
- Tạo cơ sở pháp lý cho vấn đề người Việt tại Nga (05-11-2008)
- Hàn Quốc hỗ trợ trẻ em VN trong gia đình đa văn hóa (05-11-2008)
Last modified 24-12-2008