"Quảng bá văn hoá Việt ở nước ngoài là nhu cầu của người xa xứ"
· Ngày 1-5, "Sắc màu Việt
- Ngót 20 khối hàng đã được chuyển sang Ba Lan, các thủ tục, giấy tờ, địa điểm... đã xong xuôi, hiện đang trong quá trình chuẩn bị trưng bày. Đây là lần đầu tiên Hội Người Việt Nam tại Ba Lan đoàn kết và hữu nghị tổ chức một cuộc giới thiệu văn hoá Việt Nam qui mô, có sự giúp đỡ của Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan. Chúng tôi đặt là "Sắc màu Việt Nam 1" tức là sẽ có "Sắc màu Việt Nam 2", "Sắc màu Việt Nam 3"...
· Hội đã chọn những gì để giới thiệu với bạn bè Ba Lan về đất nước Việt
- "Sắc màu Việt
Chúng tôi thiết kế các khu trưng bày theo chủ đề, gồm khu triển lãm các tác phẩm nghệ thuật hiện đại, chủ yếu là tranh về phong cảnh, đời sống Việt Nam của các tác giả có tiếng trong nước; khu trưng bày sản phẩm mỹ nghệ của các làng nghề (tranh Đông Hồ, tranh đá quý, gốm Bát Tràng, Phù Lãng, thổ cẩm...); trưng bày những tác phẩm ảnh về những cổng làng cổ, phong cách chợ quê ở các miền...
Song song với phần trưng bày là các chương trình ca nhạc, chiếu phim giới thiệu vẻ đẹp các vùng miền, trình diễn trang phục dân tộc, giới thiệu hai tuyển tập thơ "Nước non một dải" và "Ngàn năm thương nhớ" của Gia Dũng... Ngoài ra, còn có khu ẩm thực do chính những cửa hàng ăn uống Việt
· Đó quả là một khối lượng công việc không nhỏ...
- Chúng tôi mất 2 năm chuẩn bị. Về tài chính, Công ty "Sắc màu Việt
· Việc giới thiệu văn hoá Việt
- Người phương Tây đặc biệt coi trọng các giá trị văn hoá, họ rất tôn trọng những nền văn hoá có truyền thống lâu đời, nhưng lâu nay nhiều người nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam về chiến tranh, về nghèo đói. Mặt khác, không ít người Ba Lan chỉ nhìn vào mặt trái của cộng đồng người Việt
· Sự khác biệt giữa những chương trình "Ngày văn hoá Việt
- Đó là sự đón nhận.
Về những chương trình ngày văn hoá, tuần văn hoá Việt Nam ở một số nước mà các cơ quan của Chính phủ Việt Nam từng tổ chức, các cơ quan của mình thường tự thực hiện rồi mời bà con người Việt đến dự. Số vé mời có hạn, bà con thấy mình là "khách" nên thấy xa lạ, nhiều người có vé mời nhưng không đến.
Theo tôi, các vị đừng biến người Việt thành những vị khách, hãy kết hợp với người Việt mình ở nước sở tại. Bà con sẽ phấn khởi lắm nếu được trực tiếp tham gia gánh vác công việc. Vì sao ư? Mấy khi có một cuộc giao lưu văn hoá của đất nước mình với người bản xứ, bà con muốn được tham gia, để rồi còn "lên mặt" với bạn bè, bà con sẽ đưa những người bạn bản xứ đến để "khoe" với họ rằng nước tôi có sản phẩm đẹp thế này, có cảnh đẹp thế kia, nước tôi có truyền thống mấy nghìn năm...
Trước đây, Hội Người Việt Nam tại Ba Lan đoàn kết và hữu nghị từng tổ chức giao lưu, giới thiệu văn hoá Việt Nam, dù chỉ "cây nhà, lá vườn", với qui mô nhỏ nhưng vẫn đông là vì thế...
· Hội kỳ vọng gì vào cuộc giới thiệu đầy qui mô này?
- Sự giao lưu văn hoá đi liền với sự phát triển kinh tế. Chúng tôi đã quay phim về qui trình làm tranh đá, về công việc làm gốm... nhằm giúp người phương Tây cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp của hàng thủ công mỹ nghệ Việt
* Xin cảm ơn và chúc "Sắc màu Việt
Chí Dũng
(Đại đoàn kết)
Các tin liên quan:
- Nuôi dạy con ở hải ngoại (07-01-2009)
- Du học sinh Việt Nam tại Paris ăn mừng chiến thắng (30-12-2008)
- Việt kiều đổ về nước làm ăn (29-12-2008)
- Tết mùa lạm phát của người Việt ở Nga (29-12-2008)
- Cuối tuần đi “chợ Đồng Xuân” ở Berlin (26-12-2008)
- Người Việt tại Nhật có thể được nhận tiền từ gói kích cầu (23-12-2008)
- Học tiếng Việt ở Úc (19-12-2008)
- “Người phụ nữ hoàn hảo” của Le Trung (17-12-2008)
- Món Việt ở xứ sở của “chú lính chì” (11-12-2008)
- Ảnh hưởng chính trị của người Mỹ gốc Việt ngày càng gia tăng ở quận Cam (Mỹ) (08-12-2008)
Cập nhật 24-04-2006