Những siêu thị Việt ở London
Từ phố Mare
tại cửa hàng Sao Đêm London
Hiện nay có không dưới một chục cửa hàng thực phẩm Việt ở London, chủ yếu tập trung ở hai khu vực có đông người Việt là quận Hackney phía đông bắc và khu vực Deptford phía đông nam.
Ở Hackney, trên đoạn đường dài 500 m đối diện với quảng trường St Thomas trên phố Mare, cứ từ năm đến bảy cửa tiệm là có một cửa tiệm Việt với những tên gọi rất quê hương: cửa hàng CD Việt Anh, nhà hàng Trúc Xanh, nhà hàng Đu Đủ Xanh, Vườn Phương Đông, tiệm làm tóc Dzung, cửa hàng Hoàng Nam.
Dù được chủ nhân tự gọi là siêu thị (supermarket), nhưng thật ra chỉ là những cửa hàng nằm gọn trong các căn nhà mặt tiền chiều ngang 4-5 m hoặc hai ba căn nhà liền nhau. Anh Hùng, chủ siêu thị Sao Đêm London, cho biết siêu thị của anh có diện tích khoảng 370 m và được chia thành hai khu vực chính: thực phẩm cùng các mặt hàng tiêu dùng và quầy cho thuê phim video.
Một điều đáng buồn là một số mặt hàng truyền thống của Việt |
Anh mở cửa hàng từ năm 1993 và là một trong những người Việt đầu tiên có cơ sở kinh doanh trên con phố này để phục vụ người đồng hương, giúp họ có cơ hội dùng các sản phẩm từ quê nhà. Cửa hàng của anh thuộc loại lớn nhất ở đây nên sở hụi khá cao, khoảng 500 bảng (gần 14 triệu đồng) mỗingày.
Anh Hùng cho biết rất muốn nhập 100% hàng từ Việt
Ngoài siêu thị Sao Đêm London, phố Mare còn có các cửa hàng thực phẩm Việt Nam khác như: Việt - Thái, Hoàng Nam, Lê Mi, trong đó cửa hàng Hoàng Nam có qui mô ngang ngửa cửa hàng Sao Đêm London.
Đến vùng Deptford
Rời vùng Hackney, xuôi xuống phía nam
Lại Lợi là cửa hàng thực phẩm Việt lớn nhất ở đây, gồm hai nhà kề vách nhau, một bên bán gạo, rau, hải sản và một bên bán nhiều loại mặt hàng khác. Bác Lai, mẹ chủ cửa hàng, cho biết đây là cửa hàng Việt đầu tiên xuất hiện trên đoạn đường này, bắt đầu hoạt động cách đây 11 năm.
Cửa hàng có khá nhiều loại thực phẩm phục vụ phần đông người Việt gốc Bắc sống ở gần đây. Giá cả rất đắt, vài ba con cua đồng bỏ trong một chiếc hộp nhỏ nhỉnh hơn bao thuốc lá đã có giá 2,5 bảng (70.000 đồng). Trứng vịt lộn (sản xuất tại Anh) có giá đến 0,68 bảng (19.000 đồng) mỗi quả. Dù đắt như thế nhưng mỗi tuần cửa hàng nhập khoảng 700 trứng vịt lộn và bán sạch trong vài ngày.
Ngoài hai vùng chính Hackney và Deptford, các siêu thị Việt
Các cửa hàng này cũng bán các loại nhang đèn, giấy vàng mã, tượng Phật, bàn thờ. Ngoài ra, các cửa hàng thực phẩm Việt Nam còn kết hợp nhận đặt bánh cưới hỏi, sinh nhật; cho thuê tráp mâm quả cưới hỏi, làm các dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam (thông qua hãng Western Union), đại lý bán vé máy bay, đưa đón tại sân bay, dịch vụ làm visa. Trên cửa và tường các cửa hàng này cũng được dán chi chít những mẩu quảng cáo tuyển dụng của các cửa tiệm khác làm móng, làm tóc.
Chủ các cửa hàng Việt cho biết lượng hàng hóa từ Việt Nam chiếm gần một nửa lượng hàng được bày bán, còn lại là hàng nhập từ các nước châu Á khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc.
Ngoài lượng hàng từ Việt
Ngoài đối tượng khách hàng chính là người Việt, người gốc Đông Á, các cửa hàng Việt còn bán được cho người bản xứ đang ngày càng thích các loại hải sản Việt, nhất là tôm. Theo các chủ cửa hàng, các nhà xuất khẩu Việt
Sơn Nguyễn
(Tuổi Trẻ)
Các tin liên quan:
- Nuôi dạy con ở hải ngoại (07-01-2009)
- Du học sinh Việt Nam tại Paris ăn mừng chiến thắng (30-12-2008)
- Việt kiều đổ về nước làm ăn (29-12-2008)
- Tết mùa lạm phát của người Việt ở Nga (29-12-2008)
- Cuối tuần đi “chợ Đồng Xuân” ở Berlin (26-12-2008)
- Người Việt tại Nhật có thể được nhận tiền từ gói kích cầu (23-12-2008)
- Học tiếng Việt ở Úc (19-12-2008)
- “Người phụ nữ hoàn hảo” của Le Trung (17-12-2008)
- Món Việt ở xứ sở của “chú lính chì” (11-12-2008)
- Ảnh hưởng chính trị của người Mỹ gốc Việt ngày càng gia tăng ở quận Cam (Mỹ) (08-12-2008)
Cập nhật 11-05-2006