Giấc mơ Việt Nam
Đó là những gì mà Tiến sỹ Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật Bản đã viết trong lời tựa cuốn sách vừa xuất bản về ông Honda Soichiro.
Khâm phục tài năng và ý chí của ông Honda, TS Nguyễn Trí Dũng đã quyết tâm dịch cuốn sách Honda Soichiro - Bản lý lịch đời tôi với hy vọng sẽ đem đến những bài học quý giá cho lớp trẻ Việt Nam, những người sẽ chắp cánh cho những giấc mơ Việt Nam.
Ông viết: “Trong những năm chiến tranh, từng sống và học tập ở nước ngoài và nếu có ước mơ chắc chắn tôi không mơ gì khác ngoài hai chữ: Hòa bình. Giấc mơ của tôi là làm sao Việt
Tối 30/3, tại Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Hà Nội), Tiến sỹ Nguyễn Trí Dũng đã trao tặng hơn 100 cuốn sách Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới do ông dịch cho 22 trường Đại học.
Xin ông cho biết lý do vì sao ông chọn dịch cuốn sách về Honda Soichiro mà không phải là những người hùng khác của Nhật Bản như Sony hay “ông thần kinh doanh” Matsushita?
Có thể khẳng định, Honda Soichiro là một người hùng trong kinh doanh và là nhân vật điển hình của Nhật Bản thời hậu chiến. Từ những chiếc xe máy, ô tô mang nhãn hiệu Honda được ưa chuộng khắp thế giới đến người máy Ashimo đi được bằng hai chân nổi tiếng hiện nay, cũng như các loại xe đua thể thao Công thức 1... tất cả có lẽ đã không có mặt trên đời nếu không có Honda Soichiro.
Có thể nói, năm 1948, ông đã bắt đầu sự nghiệp với đôi bàn tay trắng vì lúc đó nước Nhật vừa bị tàn lụi trong chiến tranh. Từ trong cái nghèo hèn đó, ông đã nghĩ rằng người Nhật phải làm cái gì nhất thế giới. Đó là điều tôi muốn trao đổi với các bạn trẻ Việt
Chúng ta không thể cứ đổ tại hoàn cảnh khó khăn, mà chính từ những khó khăn đó phải làm sao đưa Việt
Để đạt được điều đó, trước hết phải có ước mơ. Honda cũng đã đúc kết rằng: “Một ước mơ có tới 99% thất bại, chỉ có 1% thành công. Thành công cuối cùng chính là thành công từ sự thất bại”.
Ông có tin tưởng vào trí tuệ và bản lĩnh của người Việt
Tôi tin là người Việt
Nếu chỉ sử dụng mà không tham gia vào công nghệ hàng đầu thế giới, chúng ta chẳng bao giờ vươn lên được. Đây là vấn đề của thế hệ trẻ Việt
Trong cuốn sách này, ông Honda cũng đã nói: Ở thời đại ngày nay đối với một doanh nghiệp, vốn liếng, không phải là yếu tố quan trọng nhất mà vấn đề là làm sao có ý tưởng để xây dựng doanh nghiệp. Tôi nghĩ Việt
Điều gì khiến ông tâm đắc nhất sau khi gấp lại cuốn sách?
Ông Honda có hai câu nói mà tôi rất tâm đắc: Nếu yêu, ngàn dặm cũng như một và Hãy xả thân cho những điều mình yêu thích... .
Động cơ mà Honda đã làm nên sự nghiệp chính là tình yêu với kỹ thuật. Lúc đó, nó không đơn thuần là giấc mơ của cá nhân ông nữa, mà đã trở thành giấc mơ của cả đất nước Nhật Bản.
Sau khi xuất bản cuốn sách, ông có nhận được phản hồi của bạn đọc?
Có chứ, tôi nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả với rất nhiều câu chuyện cảm động.
Gần đây, tôi có nhận được thư của một độc giả cảm ơn tôi vì nhờ có cuốn sách này mà anh đã hiểu con mình hơn vì nó đọc cuốn sách này và rất thích. Rồi từ đó, người con trai làm nhiều việc mà người bố rất tâm đắc. Kể từ đó, hai cha con đã trở thành những người bạn của nhau.
- Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng sinh năm 1948 tại Sài Gòn. - Năm 1966: Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Sài Gòn. - Năm 1967: Du học Nhật Bản ngành Quản lý công học và trở thành Tiến sỹ ngành Kế lượng năm 1978. - Là một Việt kiều yêu nước, Tiến sĩ Nguyễn Trí Dũng đã từng tham gia phong trào hoà bình ở Nhật Bản đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh huỷ diệt đất nước Việt Nam. Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), Tiến sĩ đã tích cực vận động phong trào nhân dân Nhật Bản quyên góp ủng hộ nhân dân Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh. - Năm 1976, ông là một trong số những Việt kiều đầu tiên được Chính phủ Việt - Năm 1988: Thành lập Trường doanh thương Trí Dũng, trường tư thục đầu tiên đào tạo kinh tế, thương mại tại Việt - Năm 1993: Thành lập Cty NICD tại Nhật Bản. - Năm 1999 - 2002: Chủ tịch sáng lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt kiều. - Năm 2005: Khách mời giao lưu trực tuyến của Tiền phong Online với chủ đề “Nguyện vọng khi trở về đất Mẹ”. - Năm 2006: Nhận danh hiệu: “Vinh danh nước Việt”. |
Lan Anh (TP)
Các tin liên quan:
- Hồn Việt trên đất Bắc Mỹ (07-02-2006)
- Chợ Việt trên đất Mỹ (27-01-2006)
- Thời sinh viên và hành trình về nguồn của tôi (27-01-2006)
- Tết Việt nơi xa xứ (27-01-2006)
- Góc tâm linh Việt ở xứ người (27-01-2006)
- Tết là những ngày quan trọng và đầy ý nghĩa (27-01-2006)
- Tết trên đất Mỹ - Tìm một chút hương quê (27-01-2006)
- Về Tết (27-01-2006)
- Kí ức hương vị Tết (27-01-2006)
- Cuối năm - Người xa xứ (27-01-2006)
- Tết của sinh viên Việt trên đất Bỉ (27-01-2006)
- Tết Việt trên đất Úc: Người Việt ở Úc ăn Tết kém rộn ràng (26-01-2006)
Cập nhật 02-04-2007