Chuyện về vị giáo sư gốc Việt 35 tuổi tại đại học St.John’s (Mỹ)
Giáo sư (GS) Lê Phước Hùng là người Mỹ gốc Việt trẻ nhất trong số các GS Việt kiều đang giảng dạy tại các trường đại học (ĐH) của Mỹ. Hiện nay, GS giảng dạy tại khoa Lịch sử của ĐH St.John’s,
Rời khỏi đất nước năm 13 tuổi, cậu bé Lê Phước Hùng đến một đất nước xa lạ. Cậu không thể nào quên những ánh mắt ái ngại của các bạn cùng lớp nhìn mình khi không hiểu nổi một câu tiếng Anh mà thầy giáo nói. Cậu không thể nào quên những tháng ngày đã phải tranh thủ vừa đi đến trường, vừa tranh thủ thời gian lẩm nhẩm học bài vì thời gian ở nhà phải giúp ba mẹ.
"Rời đất nước khi còn là một cậu bé, tôi vẫn không thể quên những thiệt thòi so với với các bạn người Mỹ. Từ đó, tôi luôn mong ước sẽ làm tất cả những gì có thể để tạo điều kiện cho sinh viên (SV) Việt Nam có cơ hội học tập và khẳng định bản thân mình”.
Với ước mơ ấy, cậu bé Lê Phước Hùng đã phấn đấu và trở thành SV của trường ĐH
GS Hùng là người đầu tiên giúp đỡ tạo điều kiện cho 14 SV VN có cơ hội được học tập tại ĐH St.John’s. Ai cũng được GS giúp đỡ rất tận tình trong quá trình nộp hồ sơ đến lúc nhập trường.
Bắt đầu từ năm 2003, GS đã tổ chức 3 khoá học mùa hè liên tiếp cho các SV Mỹ sang giao lưu và tìm hiểu văn hoá Việt
Ngoài ra, GS luôn vận động và ủng hộ lưu học sinh VN, và SV người Mỹ gốc Việt tại ĐH St.John’s cùng nhau tổ chức các buổi giới thiệu văn hoá VN tới SV quốc tế. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh GS cùng nhóm SV miệt mài cắt dán những cuộn giấy làm thành những cái trống đỏ, chuẩn bị cho tiết mục múa hát “Trống cơm”.
“Thầy giúp đỡ các em không phải để các em cám ơn thầy, mà để các em biết giúp đỡ người khác”, đã có lần GS nói với chúng tôi như thế. “Thầy mong rằng những SV VN của mình sẽ làm rạng rỡ cho đất nước. Và thầy cũng có một mong ước cháy bỏng là một trong số đó sẽ là người VN đầu tiên đoạt giải Nobel”.
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi đến thăm nhà GS. Đó là một căn hộ nhỏ xinh được trang trí rất VN. Khắp nhà treo những bức tranh và trưng những đồ lưu niệm mang về sau những chuyến đi công tác tại VN.
Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn là GS rất thích nghe cải lương. "Tôi thích nhất vở “Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài” bởi ý nghĩa sâu sắc của nó".
Khi hỏi tại sao lại chọn cải lương làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ của mình, GS quay sang vợ, một phụ nữ Hà Nội hiền từ, cười và nói: “Vì cải lương là vốn quý của dân tộc mình, mình phải nghiên cứu phải giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết chứ. Thầy bị cô la đấy, cô bảo thầy yêu cải lương hơn yêu vợ”.
Một đồng nghiệp người Mỹ, vốn đã “bị” GS Hùng truyền sự yêu thích cải lương, hỏi: “Theo ông, sự khác nhau giữa vở Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài của Việt Nam và của Trung Quốc là ở chỗ nào?”
GS cười trả lời “Sự khác nhau đầu tiên là vở Lương Sơn Bá-Chúc Anh Đài của Việt
Vị đồng nghiệp đó rất ấn tượng vì sự thông mình hài hước là tính khiêm tốn của người Việt, sau đó đã tìm hiểu nhiều về cải lương Việt
“Các em là quê hương của thầy ở nơi xa xôi này…”, GS luôn nhắc như vậy mỗi khi chúng tôi rời nhà GS về.
Trần Hiền
(VNN)
Related news:
- Tiến sĩ Trần Tiễn Khanh và mô hình dự báo MM5 (02-11-2007)
- Võ Đình Tuấn - một trong "100 thiên tài đương đại" (31-10-2007)
- Nguyễn Cao Hùng - người phát minh kỹ thuật siêu cao rộng tần vô tuyến điện (31-10-2007)
- Tommy Trần: 'Quay về là bất ngờ của chính tôi' (30-10-2007)
- Người Việt trong ngành dược ở Mỹ (29-10-2007)
- Một người Việt mở Trường dạy âm nhạc Việt Nam tại Đức (29-10-2007)
- Huỳnh Hùng - đầu bếp giỏi nhất nước Mỹ (05-10-2007)
- Cô gái gốc Việt tặng 15.000 USD cho 3 sinh viên Việt Nam (02-10-2007)
- Người Việt phát minh hệ thống chiếu sáng tự động ôtô (06-09-2007)
- Từ HCB Toán quốc tế đến GS trường ĐH Florida (08-08-2007)
Last modified 25-05-2005