Bác sĩ Quỳnh Kiều - một tấm lòng vàng cho trẻ em Việt Nam
Bác sỹ Quỳnh Kiều sinh năm 1950, quê ở Quảng Bình, sang Mỹ năm 1975. Chị hiện là Phó giáo sư chuyên khoa nhi tại trường Đại học Y dược California, Chủ tịch Ủy ban hoạch định chính sách của Viện hàn lâm AAP. Năm 2004, bác sỹ Quỳnh Kiều được vinh dự nhận 2 giải thưởng quan trọng: Giải phụ nữ xuất sắc nhất trong năm của Quốc hội tiểu bang
Ngày 30/10, phái đoàn Project
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng chị trong đợt chị về làm việc lần này.
* Xin chị giới thiệu về Project
“Project
Hàng năm chúng tôi đưa 2 phái đoàn sang Việt
Các y bác sĩ của Medical Mission trong 1 ca phẫu thuật
Phái đoàn của chúng tôi gồm 2 thành phần khác nhau, 1 thành phần là chuyên môn đào tạo gồm các bác sĩ có chuyên khoa sâu. Những nhóm đó có nhiệm vụ trình bày những lớp tập huấn, đào tạo, chủ yếu về ngành nhi, về sơ sinh và cấp cứu, ngoài ra có những trao đổi chuyên môn. Còn 2/3 của phái đoàn tức khoảng 100 người gọi là Medical Mission có thành phần là phẫu thuật, phẫu thuật nụ cười cũng như là phẫu thuật về mắt, chủ yếu là cho trẻ em và khám bệnh tại các xã cũng như các trường tiểu học và trung học ở nông thôn. Phái đoàn đi vào tháng 11 là đông nhất, khoảng 150 người; còn phái đoàn mùa Xuân thường vào tháng 3 có khoảng 60, 70 người.
Từ đầu năm đến giờ chúng tôi đã khởi động xây dựng chương trình hỗ trợ sơ sinh. Trong chương trình hoạt động lần này, chúng tôi có tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sơ sinh ở ĐH Y Dược TPHCM, chúng tôi cũng phối hợp với Viện Nhi Hà Nội làm tại Hải Dương.
Tôi nghĩ nếu mình có nguồn nhiên liệu hay phương tiện eo hẹp thì trước tiên mình phải ưu tiên cho trẻ em sơ sinh và từ đó mình làm cho các em khi sinh ra được an toàn hơn và được bảo vệ không những về sinh mạng mà cả về chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, trong đoàn chúng tôi Nhóm hỗ trợ trẻ sơ sinh và về nhi chiếm đại đa số. Trong tương lai chúng tôi hy vọng có thể đóng góp thêm những vấn đề về dịch vụ cấp cứu nhất là với trẻ em.
* Vậy kinh phí cho Project
Mỗi người tham gia trong đoàn chúng tôi đều tự chi trả kinh phí (trong đợt này thì mỗi người khoảng 2000 USD). Thuốc thì chúng tôi xin của các hãng thuốc, bệnh viện thì tặng trang thiết bị. Những năm sau này khi ở Việt
* Chúng tôi được biết là phái đoàn Project
Chúng tôi sang đây và làm việc hết mình. Mỗi lần trở về chúng tôi đều đạt được những kết quả tốt. Các đồng nghiệp nhìn vào kết quả làm việc của chúng tôi, họ thấy chương trình của chúng tôi hoạt động ngày càng hiệu quả và gây được dư âm trong nước. Vì vậy họ tin tưởng và tham gia với chúng tôi. Quan trọng hơn, đối với những người Mỹ họ có thể lựa chọn đi Phi Châu, hoặc Nam Mỹ hoặc nhiều xứ khác nhau nhưng khi họ đến với chúng tôi thì họ thấy rằng sau khi họ trở về Mỹ, những đóng góp và nhận xét của họ để cải thiện, chúng tôi đều cố gắng cùng các đối tác trong nước thực hiện thành những chương trình liên tục. Và sau đó chúng tôi thông tin cho họ biết những kết quả cũng như lộ trình của các hoạt động. Đó là những cái khiến họ sung sướng nhất. Chính vì vậy mà có những vị trở lại đến 10 lần. Ví dụ như giáo sư Steve Ringer của Harvard đã về với chúng tôi 9 lần. Hay như phó giáo sư Ronald Clarke của Stanford, hay vợ chồng điều dưỡng viên Trần Lang là những người đã gắn bó lâu năm với chúng tôi. Và còn rất nhiều, rất nhiều những người khác nữa, những người đó họ không đi vì tiền, ngược lại họ đi với chúng tôi thì họ mất tiền và chịu cực nhưng họ vẫn đi.
* Trong những năm qua, Project
Chúng tôi đã hoạt động ở Lạng Sơn, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Khánh Hòa. Ngoài ra là những nơi đã chính thức có các ca phẫu thuật như Hà Nam, năm nay là Hải Dương. Chúng tôi còn có trao đổi với những tỉnh khác nhau, ví dụ như Quảng Bình, Thái Nguyên, Hà Tây. Và trong kỳ này sẽ có tập huấn cho 8 tỉnh miền Bắc.
* Tại sao Project
Vì chúng tôi thấy ở miền Bắc có nhiều nơi trẻ em nghèo khó nhiều hơn. Và chúng tôi thấy là ở miền Nam, ví dụ từ năm 1954 đến 1975 đã có những đoàn như Hội Y sĩ Hoa Kỳ đến đó để có những trao đổi, cũng như là chúng tôi biết có nhiều phái đoàn họ về miền Nam nhiều hơn miền Bắc. Chúng tôi muốn đi những nơi nào có nhu cầu nhất.
* Với những hoạt động đào tạo và khám chữa bệnh trực tiếp như vậy, theo đánh giá của chị, hoạt động nào của Project Vietnam mang lại hiệu quả lớn nhất?
Đó là việc xây dựng các chương trình, ví dụ như chương trình sơ sinh. Trước đây, chúng tôi đã được phép của Bộ Y tế làm việc với Viện Nhi để thực hiện những chương trình mẫu về tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh. Chúng tôi phát hiện ra là trẻ sơ sinh Việt
* Với những hoạt động hướng về Việt Nam như vậy, bản thân chị có gặp phải những trở ngại gì không, trong gia đình, đồng nghiệp cũng như ngoài cộng đồng?
Có chứ! Chúng tôi sống ở
* Xin cảm ơn chị! Chúc chị và Project Vietnam ngày càng hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích hơn cho trẻ em Việt Nam đúng như ý nghĩa tốt đẹp của Dự án.
Mai Chi (ghi)
(Bài có sử dụng ảnh của http://www.projectvietnam.net)
Related news:
- Jennifer Phạm muốn về quê hương (20-03-2006)
- Tiến sĩ Ryan Thịnh Phan - Đại học Y khoa Harvard: Người Việt đầu tiên nhận giải Weintraub (17-03-2006)
- Người mở trường Việt trên đất Campuchia (14-03-2006)
- Nhà thiết kế thời trang gốc Việt chiến thắng (13-03-2006)
- Họa Sỹ Vũ Quốc Chính - một tâm hồn và tài năng (13-03-2006)
- Nữ họa sĩ Phạm Thị Đoàn Thanh và tranh Việt ở Đức (09-03-2006)
- Ông tiến sĩ ĐH Lyon đam mê “làm sạch” môi trường (03-03-2006)
- Nữ diễn viên gốc Việt Linh Đan đoạt giải thưởng Cesar (27-02-2006)
- Nữ sinh viên Việt Nam được bầu chọn giải thưởng Admid Asian 2005 (15-02-2006)
- Tôi là người Việt Nam (13-02-2006)
Last modified 07-11-2005